MỚI

Tác động của việc thay đổi khí hậu với sức khỏe và những gì bạn có thể làm

Ngày xuất bản: 09/08/2022

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các điều kiện khí hậu bình thường, chẳng hạn như nhiệt độ và lượng mưa, ở một khu vực trong một khoảng thời gian. Biến đổi khí hậu được tạo ra bởi hiệu ứng khí nhà kính. Hiệu ứng nhà kính là khi các khí nhà kính (như carbon dioxide, mêtan, nitơ oxit, ozon) trong bầu khí quyển của Trái đất chặn nhiệt thoát ra ngoài, làm cho Trái đất nóng lên. Có rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên khí hậu Trái đất, nhưng các nhà khoa học đồng ý rằng Trái đất ngày càng ấm lên trong 100 năm qua do các hoạt động của con người tạo ra khí nhà kính. Một số hoạt động này bao gồm đốt nhiên liệu, lái xe ô tô và nhà máy điện. Các tác động của biến đổi khí hậu bao gồm sự thay đổi lớn hơn về nhiệt độ và lượng mưa, cũng như các đợt nắng nóng gay gắt và thường xuyên hơn, cháy rừng, hạn hán, giông bão, lũ lụt và bão. Biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Tờ thông tin này thảo luận về nguyên nhân của biến đổi khí hậu và tác động của nó cũng như những cách chúng ta có thể giúp hạn chế những vấn đề này

1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe như thế nào

1.1. Thần kinh

Nhiệt độ quá cao có thể làm rối loạn tâm trạng và hành vi ở những người bị bệnh tâm thần và ở người cao tuổi. Các sự kiện thời tiết lớn (ví dụ: lũ lụt, cháy rừng) có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và lạm dụng chất kích thích.

1.2. Hệ hô hấp

Bão bụi và khói lửa có thể làm tăng viêm và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Ô nhiễm không khí có thể góp phần khởi phát và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng và viêm da.

1.3. Tim mạch và hệ tuần hoàn

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí có liên quan đến các vấn đề về tim và mạch máu như cao huyết áp, đau tim, rối loạn nhịp timđột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tiếp xúc sớm với ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tim phổi ở trẻ nhỏ.

1.4. Hệ miễn dịch và dị ứng

  • Khí nhà kính làm tăng mức độ lây lan của phấn hoa.
  • Hít phải các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm các phần tử gây dị ứng đi vào đường thở của bạn dễ dàng hơn.
  • Chất lượng không khí kém có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp.

1.5. Lây lan vi trùng

  • Thời gian ấm kéo dài tạo ra côn trùng làm lây lan bệnh nhiều hơn (vi rút Tây sông Nile) và động vật gặm nhấm (bệnh leptospirosis).
  • Tăng sự lây lan của mầm bệnh và các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy (bệnh tả, Cryptosporidium) do mưa lớn và hoàn lưu của bão có thể gây ô nhiễm nguồn nước.

1.6. Hoạt động của con người góp phần vào biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ hơn do sự gia tăng dân số và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, khí đốt tự nhiên) với các hoạt động như:

  • Sử dụng nhiên liệu dễ cháy như than, dầu, khí đốt tự nhiên
  • Khói thải từ phương tiện giao thông
  • Khí methane từ động vật được nuôi làm thực phẩm và thiết bị nông trại dùng nhiên liệu
  • Sản xuất công nghiệp gia tăng
  • Thải carbon dioxide do phá và đốt rừng
  • Hoạt động nông nghiệp
  • Phân hủy và đốt chất thải tại các bãi chôn lấp

2. Đối tượng nào bị tổn thương sức khỏe nhiều nhất do tác động của biến đổi khí hậu?

  • Mọi người đều có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe do biến đổi khí hậu. Một số nhóm tiếp xúc cao với các yếu tố làm tăng nguy cơ của họ.
  • Trẻ em hít thở nhiều không khí hơn và uống nhiều nước hơn tính theo trọng lượng cơ thể so với người lớn, trong khi vẫn tăng trưởng và phát triển hệ thống miễn dịch của chúng. Trẻ có xu hướng dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn và tiếp xúc nhiều hơn với không khí.
  • Phụ nữ mang thai trải qua nhiều thay đổi khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao và mất nước. Nhiệt độ khắc nghiệt và ô nhiễm không khí có liên quan đến các hậu quả tiêu cực đối với thai nhi đang phát triển, chẳng hạn như sinh non và nhẹ cân.
  • Người cao tuổi có hệ thống miễn dịch yếu hơn, thường có các tình trạng sức khỏe khác và có thể bị hạn chế khả năng vận động.
  • Người thu nhập thấp ít được tiếp cận với các nguồn lực để tránh khỏi môi trường ô nhiễm. Họ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Các cộng đồng da màu, bao gồm cả người bản địa và người di cư, trải qua sự chênh lệch về sức khỏe do phân biệt chủng tộc và cũng có thể bị rào cản về văn hóa, ngôn ngữ.
  • Một số nhóm nghề nghiệp nhất định cũng có thể đối mặt với rủi ro gia tăng do họ làm việc ở đâu và loại công việc họ làm. Ví dụ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến những người làm việc ngoài trời. Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến những người làm việc trong nhà, những người làm việc ở những nơi làm việc trong nhà đã quá nóng.

3. Tôi có thể làm gì để tránh các vấn đề về sức khỏe do biến đổi khí hậu?

  • Giảm nguy cơ tác động đến sức khỏe của bạn bằng cách chuẩn bị cho các sự cố khí hậu.
  • Có kế hoạch ứng phó khẩn cấp, bao gồm số điện thoại liên lạc, thiết bị, thuốc men và thực phẩm.
  • Luôn cập nhật thông tin khí hậu trong khu vực của bạn bằng cách kiểm tra các cảnh báo địa phương về bão, nắng nóng và ô nhiễm không khí cao.
  • AirNow báo cáo chất lượng không khí địa phương bằng cách sử dụng Chỉ số Chất lượng Không khí, một chỉ số được mã hóa bằng màu sắc cho bạn biết chất lượng không khí có lợi cho sức khỏe hay không tốt cho sức khỏe của bạn (xem www.airnow.gov). Smoke Sense là một ứng dụng dành cho thiết bị di động của EPA cho phép bạn biết Chỉ số chất lượng không khí hiện tại và tương lai và các đám cháy rừng ở khu vực của bạn

3.1. Đối với khu vực nhiệt độ cực cao

  • Mỗi mùa xuân, hãy kiểm tra quạt, máy điều hòa không khí và các thiết bị làm mát khác của gia đình bạn để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Biết vị trí của (các) trung tâm làm mát gần bạn nhất.
  • Nếu bạn làm việc ngoài trời hoặc nơi làm việc không có điều hòa đòi hỏi sức khỏe tốt, hãy thường xuyên nghỉ ngơi và đảm bảo rằng bạn uống đủ nước. Khuyến khích chủ lao động của bạn phát triển một kế hoạch ứng phó với nhiệt độ khắc nghiệt.

3.2. Ô nhiễm không khí và cháy rừng

  • Tránh tập thể dục ngoài trời vào những ngày ô nhiễm không khí cao hoặc trong các trận cháy rừng.
  • Khi mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời rất cao, hãy ở trong nhà, đóng cửa sổ và cửa ra vào, đồng thời đóng cửa hút trên các thiết bị điều hòa không khí.
  • Cân nhắc sử dụng máy làm sạch không khí trong nhà có bộ lọc hạt trong không khí (HEPA) có hiệu suất cao.

Tác giả :Sharon Chinthrajah MD, Erika Garcia PhD, Zainab Hasan, Angela Hy, Lauren Wong

Phản biện: Mary Rice MD, Marianna Sockrider, MD DrPH

Người dịch: Trần Thanh Lộc – BS. Lê Thị Tuyết Lan

Trích nguồn: https://www.hoihendumdlstphcm.org.vn/index.php/kien-thuc-y-khoa/611-tac-dong-cua-viec-thay-doi-khi-hau-voi-suc-khoe-va-nhung-gi-ban-co-the-lam

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
8

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY