Hen suyễn do công việc kích phát
Hen suyễn là một bệnh rất thường gặp ở người lớn, kể cả ở những người làm việc ngoài trời. Hen suyễn do công việc là hen suyễn hoặc bị gây ra hoặc trở nặng do một điều gì đó trong công việc. Điều rất quan trọng cần biết là có phải người đó bị hen suyễn do công việc hay không, bởi vì có những cách cụ thể để xử trí bệnh này. Có hai loại hen suyễn liên quan đến công việc: hen suyễn nghề nghiệp và hen suyễn do công việc kích phát. Hen suyễn nghề nghiệp là khi điều gì đó trong công việc làm cho bạn bắt đầu khởi bệnh hen suyễn. Hen suyễn do công việc kích phát (work-exacerbated asthma – WEA) là hen suyễn của bạn đã được chẩn đoán trước đó và bị trở nặng do một điều gì đó trong công việc. Xảy ra điển hình khi các chất có nơi làm việc gây ra các triệu chứng hen suyễn. Thông tin này sẽ cho bạn biết thêm về WEA.
1. Đối tượng nào có thể bị hen suyễn do công việc kích phát (WEA)
Nội dung bài viết
Bất kỳ người nào có chẩn đoán hen phế quản và đang làm việc đều có thể bị WEA. Ví dụ: giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, nhân viên văn phòng, người nuôi động vật, cũng như những công nhân tại các công trường “dơ bẩn” hơn như công nhân xây dựng, công nhân nhà máy, họa sỹ, lính cứu hoả, thợ mộc và thợ hàn bị phơi nhiễm các chất hoặc các tình trạng có thể gây ra WEA.
2. Nguyên nhân gây ra WEA là gì?
Một số chất và tình trạng tại nơi làm việc có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn, bao gồm các chất kích thích, dị nguyên, nhiệt độ khắc nghiệt, ẩm ướt và lao lực. Các chất gây kích thích như các sản phẩm tẩy rửa, thuốc tẩy, khói, bụi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen.
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng tại nơi làm việc mà bạn nhạy cảm cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn, chẳng hạn như mốc, mạt nhà, vảy da từ động vật, và phấn hoa từ cây cối, cỏ dại và cỏ. Thông khí kém (trao đổi không khí trong lành) tại nơi làm việc có thể làm tăng phơi nhiễm với chất ô nhiễm trong nhà và các tác nhân kích thích.
3. WEA thường gặp như thế nào?
Hen suyễn do công việc kích phát rất thường gặp. Có khoảng 25% đến 50% người lớn hen suyễn có các cơn kịch phát với triệu chứng hen suyễn liên quan đến nơi làm việc của họ. Những triệu chứng này bao gồm khò khè, ho, tức ngực và/hoặc khó thở.
4. Cái gì gây ra hen suyễn do công việc kích phát?
Một số các chất và tình trạng nơi làm việc có thể kích phát các triệu chứng hen suyễn của bạn. Các yếu tố kích phát này gồm có các chất kích thích, các dị nguyên, nhiệt độ, độ ẩm, lao lực quá mức. Các chất kích thích như sản phẩm tẩy rửa, chất tẩy, khói thuốc, khói đốt và bụi có thể làm các triệu chứng hen suyễn trở nặng. Phơi nhiễm các dị nguyên tại nơi bạn làm việc cũng kích phát các triệu chứng hen suyễn, như nấm mốc, mạt nhà, da bong từ thú nuôi, và phấn hoa từ cây cỏ. Thông khí kém tại nơi làm việc có thể làm tăng phơi nhiễm các chất ô nhiễm và các chất kích phát.
5. Tại sao tôi cần phải tìm ra liệu tôi có bị WEA không?
WEA có thể làm cho hen suyễn của bạn nặng hơn và khó kiểm soát hơn. WEA không kiểm soát có nghĩa là bạn không thể tiếp tục làm việc được nữa và điều này có thể dẫn đến thất nghiệp. Biết được các nguyên nhân gây ra WEA của bạn và giảm các yếu tố tại nơi làm việc làm trở nặng hen suyễn của bạn có thể dẫn đến kiểm soát hen suyễn tốt hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và có thể tiếp tục công việc. Thông thường bệnh WEA của bạn càng được chẩn đoán sớm, nó càng dễ dàng được kiểm soát hơn. Một số chất tại nơi làm việc (như các sản phẩm tẩy rửa, nấm mốc hoặc khói) vốn làm trở nặng hen suyễn của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến người bị hen suyễn khác ở nơi làm việc. Do đó, nhận ra những vấn đề này cũng có thể giúp ích các đồng nghiệp của bạn.
6. Làm sao tôi có thể nhận biết WEA?
Một số manh mối có thể khiến bạn nghi ngờ WEA. Nếu hen suyễn của bạn tồi tệ hơn sau khi có một công việc mới hoặc thay đổi nơi làm việc, bạn nên nghi ngờ WEA. Nếu các triệu chứng hen suyễn trở nặng khi làm việc và/hoặc cải thiện khi bạn không đi làm (như nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ), bạn có thể bị WEA. Bạn cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác có liên quan đến công việc, chẳng hạn như chảy nước mũi, nước mắt, hoặc ngứa cổ họng hoặc da bị phát ban. Các triệu chứng có thể tiếp tục ngay cả sau khi bạn kết thúc ngày làm việc. Có thể bạn phải sử dụng thuốc hít cấp cứu như albuterol hoặc levalbuterol nhiều hơn trong lúc làm việc hoặc sau khi làm việc.
7. Làm thế nào để chẩn đoán hen suyễn do công việc kích phát?
Nếu bạn làm việc và các triệu chứng hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn và/hoặc bạn phải sử dụng thuốc cấp cứu hen suyễn dạng hít nhiều hơn, điều quan trọng là bạn phải báo cho nhân viên y tế về công việc của bạn và các triệu chứng hen suyễn. Bạn nên nói cho nhân viên y tế về loại công việc bạn làm, bạn đã làm việc ở đó bao lâu và từng có thay đổi tại nơi làm việc của bạn hay không, chẳng hạn như xây dựng, sửa chữa, hư hỏng hệ thống dẫn nước hoặc sử dụng sản phẩm mới. Bạn cũng nên nói với nhân viên y tế các triệu chứng hen suyễn có nặng hơn ở nơi làm việc hay không và/hoặc cải thiện khi không ở nơi làm việc hay không và bạn có nghi ngờ một số chất, vị trí hoặc hoạt động cụ thể nào đó làm hen suyễn nặng hơn hay không. Nhân viên y tế có thể cung cấp cho bạn một máy đo lưu lượng đỉnh và nhật ký để đo và ghi nhận về hô hấp và các triệu chứng hen suyễn của bạn. Bạn cũng nên ghi lại xem lúc đó bạn có đang ở nơi làm việc hay không và khi nào bạn sử dụng ống hít cấp cứu. Bạn có thể lấy thêm thông tin về các chất bạn đang sử dụng trong công việc mà bạn nghĩ có thể là có vấn đề bằng cách yêu cầu người chủ cung cấp Bản Dữ liệu An toàn (Safety Data Sheets – SDS).
8. Xử trí WEA như thế nào?
Nếu nhân viên y tế của bạn nghi ngờ WEA, điều quan trọng là phải thay đổi để làm giảm các yếu tố kích phát hen suyễn trong công việc của bạn. Nhân viên y tế của bạn sẽ làm việc với bạn để thay đổi bất kỳ loại thuốc hen suyễn nào nhằm cải thiện sự chăm sóc hen suyễn. Những thay đổi có thể làm giảm các yếu tố kích phát nơi làm việc bao gồm:
- Cải thiện thông khí (trao đổi khí trong lành),
- Sử dụng ít chất kích thích hơn,
- Sửa rò rỉ nước,
- Thay đổi công việc của bạn,
- Đeo khẩu trang khi làm một số công việc.
Luật về thương tật Hoa Kỳ khẳng định rằng người sử dụng lao động có nghĩa vụ pháp lý để cố gắng tạo ra “môi trường hợp lý” cho nhân viên của họ. Có nghĩa là người sử dụng lao động phải điều chỉnh nơi làm việc nhằm mục đích giữ người lao động, trừ khi những thay đổi là “không hợp lý”. Nếu nhà tuyển dụng không cùng bạn giải quyết mối quan ngại về sự phơi nhiễm, bạn có thể nộp đơn cho Bộ tư pháp Hoa Kỳ. Công nhân cũng nên được tư vấn về quyền và lợi ích của họ, bao gồm việc bồi thường cho công nhân.
Các bước hành động
- Hãy chắc chắn rằng bạn đang dùng thuốc suyễn của bạn một cách chính xác và có sẵn một bình hít cấp cứu.
- Làm việc với nhân viên y tế của bạn để tìm ra xem có yếu tố kích thích nào có thể tránh được hay kiểm soát được tại nơi làm việc và ở nhà hay không.
- Nếu bạn nghi ngờ một chất mà bạn đang sử dụng trong công việc, hãy hỏi xem Bảng Dữ liệu An toàn, vốn mô tả sự an toàn của nó và các nguy cơ có thể có khi phơi nhiễm.
Trích nguồn: https://www.hoihendumdlstphcm.org.vn/index.php/chuyen-khoa/hen/252-hen-suyen-do-cong-viec-kich-phat
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.