MỚI
load

Ticagrelor có hoặc không kèm Aspirin ở bệnh nhân nguy cơ cao sau can thiệp mạch vành qua da

Ngày xuất bản: 03/07/2025

Nghiên cứu đăng trên The New England Journal of Medicine cho thấy rằng ở các bệnh nhân có nguy cơ chảy máu và huyết khối cao sau can thiệp mạch vành qua da (PCI), việc điều trị đơn trị với Ticagrelor sau 3 tháng điều trị kháng kết tập tiểu cầu kép có thể giảm nguy cơ chảy máu đáng kể mà không làm tăng nguy cơ các biến cố thiếu máu cục bộ nghiêm trọng

Nhóm tác giả

Oxana Mehran, M.D., Usman Baber, M.D., Samin K. Sharma, M.D., David J. Cohen, M.D., Dominick J. Angiolillo, M.D., Ph.D., Carlo Briguori, M.D., Ph.D., Jin Y. Cha, B.S., Timothy Collier, M.Sc., George Dangas, M.D., Ph.D., Dariusz Dudek, M.D., Ph.D., Vladimír Džavík, M.D., Javier Escaned, M.D., Ph.D., Robert Gil, M.D., Ph.D., Paul Gurbel, M.D., Christian W. Hamm, M.D., Timothy Henry, M.D., Kurt Huber, M.D., Adnan Kastrati, M.D., Upendra Kaul, M.D., Ran Kornowski, M.D., Mitchell Krucoff, M.D., Vijay Kunadian, M.B., B.S., M.D., Steven O. Marx, M.D., Shamir R. Mehta, M.D., David Moliterno, M.D., E. Magnus Ohman, M.D., Keith Oldroyd, M.B., Ch.B., M.D., Gennaro Sardella, M.D., Samantha Sartori, Ph.D., Richard Shlofmitz, M.D., P. Gabriel Steg, M.D., Giora Weisz, M.D., Bernhard Witzenbichler, M.D., Ya-ling Han, M.D., Ph.D., Stuart Pocock, Ph.D., and C. Michael Gibson, M.D.

Nguồn và thời gian đăng báo

The New England Journal of Medicine, Tập 381, Số 21 (2019): 2032–2042
Ngày đăng: 26/09/2019
DOI: 10.1056/NEJMoa1908419

Tổng quan

Liệu pháp đơn trị với chất ức chế P2Y12 sau một khoảng thời gian tối thiểu điều trị kháng kết tập tiểu cầu kép là một phương pháp đang được quan tâm nhằm giảm nguy cơ chảy máu sau can thiệp mạch vành qua da (PCI).

Phương pháp

Trong một thử nghiệm mù đôi, so sánh tác động của Ticagrelor đơn độc với Ticagrelor kết hợp aspirin đối với chảy máu có ý nghĩa lâm sàng ở các bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao hoặc biến cố thiếu máu cục bộ cao sau PCI. Sau 3 tháng điều trị với Ticagrelor kết hợp Aspirin, các bệnh nhân không xuất hiện chảy máu lớn hoặc biến cố thiếu máu cục bộ tiếp tục sử dụng Ticagrelor và được phân ngẫu nhiên dùng đồng thời aspirin hoặc giả dược trong vòng 1 năm. Biến cố chính là chảy máu độ 2, 3 hoặc 5 theo tiêu chuẩn của Bleeding Academic Research Consortium (BARC). Biến cố gộp bao gồm tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, nhồi máu cơ tim không tử vong, hoặc đột quỵ không tử vong, sử dụng giả thuyết không kém hơn với biên độ tuyệt đối là 1.6%.

Kết quả

Nghiên cứu đã tuyển chọn 9006 bệnh nhân và 7119 người tham gia phân ngẫu nhiên sau 3 tháng. Từ thời điểm phân bố ngẫu nhiên đến 1 năm, tỷ lệ xảy biến cố chính là 4,0% ở nhóm bệnh nhân nhận Ticagrelor và giả dược, so với 7,1% ở nhóm dùng Ticagrelor và Aspirin (tỷ số rủi ro [HR], 0.56; khoảng tin cậy [CI] 95%, 0.45–0,68; P < 0.001). Sự khác biệt về nguy cơ giữa hai nhóm tương tự đối với chảy máu độ 3 hoặc 5 theo BARC (biến cố, 1.0% ở nhóm dùng Ticagrelor và giả dược, so với 2.0% ở nhóm dùng Ticagrelor và Aspirin; HR, 0.49; CI 95%, 0.33–0.74). Tỷ lệ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, nhồi máu cơ tim không tử vong hoặc đột quỵ không tử vong là 3.9% ở cả hai nhóm (chênh lệch, − 0.06 %; CI 95%, − 0.97 đến 0.84; HR, 0.99; CI 95%, 0.78–1.25; P < 0.001 cho giả thuyết không thua kém).

Kết luận

Ở các bệnh nhân có nguy cơ chảy máu và huyết khối cao sau PCI và dùng đủ 3 tháng điều trị kháng tiểu cầu kép, điều trị tiếp theo đơn trị với ticagrelor liên quan đến chảy máu có ý nghĩa lâm sàng thấp hơn so với Ticagrelor kết hợp Aspirin, mà không làm tăng nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Người biên soạn

BSNT. BSCKI Võ Văn Tình
Viện Khoa Học Sức Khỏe – Đại học VinUni
Bệnh viện Vinmec Times City

facebook
0

Bình luận 0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia