MỚI

Hướng dẫn chụp x-quang đường rò

Ngày xuất bản: 16/06/2022

Hướng dẫn chụp x-quang đường rò áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban chẩn đoán hình ảnh
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 10/06/2020                Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2020

1. Mục đích

  • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chụp x-quang đường rò cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
  • Đảm bảo thống nhất quy trình chụp x-quang đường rò trong toàn bệnh viện.

2. Đối tượng thực hiện chụp x-quang đường rò

  • Bác sĩ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
  • Các khoa phòng/bộ phận liên quan trong bệnh viện.

3. Định nghĩa

  • Chụp x-quang đường rò là kỹ thuật bơm thuốc cản quang có chứa i-ốt tan trong nước qua lỗ dò nhằm khảo sát đường đi, kích thước, giới hạn của đường dò, vị trí giải phẫu tương quan, giúp điều trị hiệu quả.

4. Quy định chung

4.1. Chỉ định

  • Bệnh nhân có nghi ngờ có đường dò hoặc chụp trước phẫu thuật
chụp x-quang đường rò
Chỉ định chụp x-quang đường rò khi nghi ngờ bệnh nhân có đường rò

4.2. Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối
  • Chống chỉ định tương đối: Phụ nữ có thai

5. Các bước thực hiện

5.1. Chuẩn bị dụng cụ

  • Máy chụp X quang chuyên dụng
  • Phim, cassette, hệ thống lưu trữ
  • Bơm tiêm 10ml. Kim tiêm 18-20G
  • Thuốc cản quang i-ốt tan trong nước
  • Thuốc sát khuẩn ngoài da
  • Nước cất hoặc nước muối sinh lý
  • Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật
  • Bông, gạc phẫu thuật.
  • Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc cản quang.

5.2. Chuẩn bị người bệnh

  • Chụp đường dò mô mềm không liên quan đến ống tiêu hóa người bệnh không cần nhịn ăn, người bệnh nghi ngờ dò từ ống tiêu hóa cần nhịn ăn, thụt tháo trước khi chụp.
  • Kiểm tra phần hành chính của người bệnh, tìm hiểu tiền sử dị ứng, giải thích quá trình chụp và các tai biến có thể xảy ra, trấn an tinh thần người bệnh.
  • Đối với người bệnh nữ (Trong lứa tuổi sinh đẻ – bình thường từ 15-44 tuổi) được hỏi khả năng có thai.
  • Người bệnh được giải thích về cách thức thực hiện trước khi chụp để phối hợp

6. Các bước tiến hành

6.1. Đặt Người bệnh

  • Người bệnh nằm sấp, ngửa, nghiêng hoặc ngồi lên bàn chụp ở tư thế phù hợp với vị trí của lỗ dò.
  • Vệ sinh, sát khuẩn lỗ dò
  • Đánh dấu chữ chì sát lỗ dò để xác định được vị trí lỗ rò trên phim chụp.

6.2. Tiếp cân đường dò

  • Dùng ống thông để tìm hướng đi của đường rò
  • Bơm khoảng 5-10ml thuốc cản quang vào lỗ dò với áp lực vừa phải

6.3. Chụp phim

  • Chụp tư thế thẳng, nghiêng hoặc chếch tùy vị trí.
  • Bịt kín lỗ dò trước khi bơm để tránh thuốc cản quang khỏi trào ngược ra ngoài da.
  • Nếu đường rò lớn có thể bơm nhiều thuốc cản quang hơn để phát hiện đầy đủ các ngách, các đường rò, đặc biệt cần khảo sát xem có dò vào các tạng, ống tiêu hóa (Như rò hậu môn trực tràng, rò ống tiêu hóa sau phẫu thuật ống tiêu hóa, dò khoang sau phúc mạc sau phẫu thuật) hay không.

7. Nhận định kết quả

  • Đường dò sau khi ngấm thuốc cản quang ta có thể thấy đó là các giải, đường tăng độ cản quang. Có thể là đường rò đơn giản, như một sợi chỉ, bờ rõ sắc nét; nhưng cũng có thể có nhiều hình thái đa dạng, nhiều nhánh, ngóc ngách, nhiều túi. Đường rò có khi bị cắt cụt do ổ mủ đặc hoặc khối chèn ép.
  • Đường dò ra mô mềm, từ các tổn thương có nguồn gốc xương: Viêm xương tủy hoặc lao xương, hoặc từ các u hoại tử có bội nhiễm. Rò từ mô mềm đơn thuần chủ yếu do các ổ áp xe trong cơ.
  • Đường dò từ ống tiêu hóa, từ hậu môn trực tràng: Một trong những loại đường rò phức tạp. Các tổn thương thường tái diễn, viêm xơ gây khó khăn trong việc tìm lỗ rò, không những chỉ một mà có thể nhiều lỗ rò quanh hậu môn. Đường dò xuyên thành ống tiêu hóa có thể thấy trên các phim chụp, có lỗ trong, lỗ ngoài và ổ đọng thuốc trong lòng ống tiêu hóa.
  • Đường dò từ ổ bụng, lồng ngực sau phẫu thuật, theo các ống dẫn lưu.

8. Tai biến và xử trí

  • Chảy máu: Rút ống thông, cầm máu bằng gạc ép.
  • Nhiễm trùng: Có thể dự phòng bằng kháng sinh.
  • Xử trí tai biến cản quang: Theo quy trình chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc cản quang.

9. Chuyển ảnh lên hệ thống PACS

Lựa chọn các ảnh đạt tiêu chuẩn và chuyển toàn bộ lên hệ thống.

10. In phim

In 1 thế thẳng và nghiêng trên phim kích thước 25x30cm.

11. Vệ sinh

Vệ sinh phòng chụp, máy chụp và các dụng cụ. 

12. Ghi hồ sơ bệnh án

Ghi nhận đã thực hiện trên phiếu chụp.  Tài liệu tham khảo:

  • PGS.TS. Phạm Minh Thông, 2012. Kỹ thuật chụp X-quang. Hà Nội: Nhà xuất bản y học Hà Nội.
  • A.S. Whitley, C.Sloane, G.Hoadley, A.D.Moore, C.W.Assop, 2005. Clark’s positioning in radiography. London: Hodder Arnold

Từ viết tắt:

  • PACS: Picture archiving and communication system
  • R: Right
  • L: Left

Ghi chú: 

  •   Đây là văn bản phát hành lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
205

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia