MỚI

Ngày xuất bản: 15/06/2023

Loãng xương là một bệnh lý thường gặp đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương do té ngã và gãy lún đốt sống. Sự ra đời của nhóm thuốc bisphosphonate nói chung và thuốc loãng xương Fosamax nói riêng đem lại hiệu quả cao trong điều trị và dự phòng bệnh. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 09/06/2023

Cường giáp là tình trạng bệnh lý do quá tải hormone giáp trong cơ thể gây ra hội chứng nhiễm độc giáp. Thuật ngữ nhiễm độc giáp không đồng nghĩa với cường giáp, là hậu quả của tình trạng tăng hoạt động của tuyến giáp tăng sản xuất hormone tuyến giáp T3 và T4. Nguyên nhân thường gặp của nhiễm độc tuyến giáp là cường giáp do bệnh Graves, u độc giáp (adenoma độc tính), bướu giáp đa nhân hóa độc.

Tin tức

Ngày xuất bản: 30/05/2023

Cường giáp và nhiễm độc giáp là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ bệnh lý tuyến giáp. Chúng có một số điểm khác biệt cần làm rõ để giúp chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt chính xác cho người bệnh. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 29/05/2023

Tăng đường huyết, được định nghĩa là glucose máu trên 140 mg/dl (7.8 mmol/l), được báo cáo xuất hiện ở 22-46% bệnh nhân nhập viện không nguy kịch. Tăng đường huyết nội viện có liên quan với tăng nguy cơ biến chứng và tử vong. Do đó, bài viết này nhằm trình bày về cách sử dụng insulin trong kiểm soát đường huyết nội viện.

Tin tức

Ngày xuất bản: 29/05/2023

Bệnh thần kinh đái tháo đường là sự tổn thương thần kinh tiến triển gây ra do tăng đường huyết mạn tính. Bệnh biểu hiện bởi các thể thường gặp như tổn thương đa dây thần kinh ngoại biên đối xứng và bệnh thần kinh tự chủ. Chẩn đoán bệnh lý chủ yếu dựa vào lâm sàng, công việc điều trị nhằm vào kiểm soát đường huyết và chăm sóc bàn chân thường ngày.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Insulin là thuốc tiêm thiết yếu sử dụng trong điều trị đái tháo đường type 1, type 2, suy chức năng tụy ngoại tiết, đái tháo đường thai kỳ, tăng kali máu. Tùy vào tình huống lâm sàng mà có nhiều phác đồ insulin có thể được sử dụng như phác đồ insulin nền, insulin trộn, insulin tăng cường, phác đồ sliding scale. insulin

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Hội chứng Melkersson-Rosenthal (MRS) là một bệnh hiếm gặp với bộ ba triệu chứng kinh điển bao gồm phù nề mặt tái diễn, liệt mặt tái diễn và nứt lưỡi. Hai hoặc ba trong bộ ba triệu chứng cổ điển là cần thiết để chẩn đoán MRS. Corticosteroid toàn thân được xem là thuốc điều trị chính trong đợt cấp của bệnh. Triamcinolone acetonide có thể được sử dụng trong điều trị phù nề mặt kết hợp với kháng sinh đường uống như minocycline, doxycycline.

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Loét bàn chân thường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có đồng thời hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ, trong đó bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại biên thường đóng vai trò quan trọng. Biến chứng thần kinh dẫn đến mất cảm giác tại bàn chân và đôi khi bị biến dạng bàn chân. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD), có mặt ở 50% bệnh nhân bị loét chân do đái tháo đường. Tuy nhiên, phần lớn các vết loét ở chân là do bệnh lý thần kinh hoặc bệnh thần kinh - thiếu máu cục bộ. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 16/05/2023

Viêm xương bàn chân đái tháo đường (DFO) hầu hết là hậu quả của nhiễm trùng mô mềm lan tới xương, nhiễm trùng ảnh hưởng vỏ xương đầu tiên sau đó lan tới tủy xương. Tất cả bệnh nhân có nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường (DFI) nên được nghi ngờ có ảnh hưởng đến xương khi kèm các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng, đặc biệt trong trường hợp loét mạn tính hoặc loét tái phát. 
Trang
của 3