Ngày xuất bản:
28/05/2023
Đau ở trẻ bại não là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các trẻ bại não gặp phải và có tới 75% trẻ bại não bị đau mãn tính.Trẻ bại não giống như trẻ bình thường có thể bị đau đầu, đau chu kỳ và các nguyên nhân gây ra đau thường gặp khác. Đau xuất hiện từ cơ, khớp và xương rất thường gặp.
Đau cấp tính khởi phát đột ngột, được cảm thấy ngay sau chấn thương, có thể nặng và thường kéo dài một thời gian ngắn. Đau cấp tính thường dưới 30 ngày và có thể do các can thiệp y tế, bệnh và chấn thương (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013).
Đau mạn tính thường kéo dài quá thời gian làm lành bình thường và thường dài hơn 30 ngày. Đau mạn tính cũng có thể do bệnh, chấn thương, các kích thích đau lặp đi lặp lại hoặc khó lành sau chấn thương (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013)
Đối với một số trẻ, tăng trương cơ, co cứng hoặc loạn trương lực có thể là một yếu tố quan trọng góp phần gây đau. Loại đau này, thường được gọi là đau cơ xương khớp có thể ở vùng lưng, cổ, cổ chân/bàn chân, vai, gối, háng và
Một nguồn gây đau mạn tính khác là đau dạ dày ruột, thường do trào ngược dạ dày- thực quản thứ phát sau thay đổi chức năng cơ của thực quản hoặc cơ vòng thực quản dưới và biến dạng của cột sống (vẹo cột sống). Ngoài ra, các vấn đề với ống thông dạ dày có thể gây ra đau.
Đau do thủ thuật y tế, các thủ thuật được xác định là có khả năng gây đau, thường gặp ở các trẻ bại não bao gồm cả tiêm.
Hơn nữa, nhiều hoạt động cuộc sống hàng ngày như mặc/cởi quần áo cho trẻ, được nâng đỡ và kéo dãn trợ giúp hàng ngày có thể gây đau.
Đau răng, do khó giữ vệ sinh răng miệng tốt hoặc trào ngược dạ dày thực quản (gây ra tình trạng ăn mòn men răng và sâu răng thứ phát) cần được xem xét đặc biệt.Bài viết dựa trên Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.