MỚI

Ngày xuất bản: 15/06/2023

Suy động mạch vành dẫn tới bệnh tim thiếu máu cục bộ  có thể là mạn tính (bệnh động mạch vành mạn) hay suy cấp tính (suy động mạch vành cấp). Biểu hiện lâm sàng của suy vành là cơn đau thắt ngực. Trên lâm sàng, suy động mạch vành mạn có thể biểu hiện bới 1 trong 5 dạng sau: cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực Prinzmetal, thiếu máu cơ tim yên lặng, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và hở van hai lá do bệnh mạch vành.

Tin tức

Ngày xuất bản: 15/06/2023

Điện tâm đồ - ECG trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ là một phương pháp hình ảnh học thường quy và nhanh chóng và chính xác giúp chẩn đoán. Điện tâm đồ (ECG) một phương pháp hình ảnh học không xâm lấn, không gây đau cho bệnh nhân và giúp chẩn đoán và định hướng điều trị cũng như theo dõi tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân đau thắt ngực cần phải đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo.

Tin tức

Ngày xuất bản: 15/06/2023

Nhồi máu cơ tim (NMCT) được định nghĩa là tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, trong đó có bằng chứng về tổn thương cơ tim hoặc hoại tử. Việc điều trị nhồi máu cơ tim không chỉ là điều trị tái thông mạch vành mà còn điều trị các biến chứng xảy ra trong và sau quá trình bệnh để nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Tin tức

Ngày xuất bản: 27/06/2023

Hội chứng vành cấp là một cấp cứu nội khoa, là một biến cố do chết tế bào cơ tim do thiếu máu cục bộ cấp tính chứ không phải chết tế bào do chấn thương hay viêm cơ tim. Biểu hiện lâm sàng của bệnh động mạch vành là cơn đau thắt ngực. Trên lâm sàng, hội chứng vành cấp được thể hiện qua 3 dạng chủ yếu: Cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI) và nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI). Việc phát hiện sớm dựa vào các triệu chứng lâm sàng và điều trị kịp thời giúp giảm thiểu khả năng hoại tử tế bào cơ tim và tăng khả năng cứu sống bệnh nhân.

Tin tức

Ngày xuất bản: 13/06/2023

Có một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể có vai trò có lợi trong việc điều trị rối loạn lipid, bao gồm axit béo omega-3, men gạo đỏ và polyphenol. Những chất bổ sung này lý tưởng sẽ được sử dụng cùng với chế độ ăn được biết là cải thiện chất béo nhưng có thể được thêm vào chế độ ăn uống "thông thường".

Tin tức

Ngày xuất bản: 13/06/2023

Cải thiện lipid huyết thanh có thể đạt được thông qua thay đổi lối sống bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống. Một cách tiếp cận chế độ ăn uống để quản lý lipid, bao gồm thay đổi tổng thể trong chế độ ăn, thay đổi từng thành phần cụ thể trong chế độ ăn uống và sử dụng các chất bổ sung, các liệu pháp dược lý bổ sung có thể được sử dụng cùng hoặc không để đạt được mục tiêu lipid.

Tin tức

Ngày xuất bản: 11/06/2023

Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg làm bệnh nhân có nguy cơ cao bị tổn thương cơ quan đích: võng mạc - não - tim - thận - các mạch máu lớn (động mạch vành - động mạch não - động mạch ngoại biên). Huyết áp phải được đo nhiều lần, tư thế thoải mái, phương pháp đo thích hợp.  Hơn 90% tăng huyết áp là vô căn nguyên phát, còn lại là tăng huyết áp thứ phát.  Bài viết dưới đây trình bày về các yếu tố và nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát và các bước chẩn đoán tăng huyết áp đúng.

Tin tức

Ngày xuất bản: 07/06/2023

Nhịp tim chính là động tác co bóp và nới lỏng của tim, tạo ra nhịp điệu để đẩy máu đi qua cơ thể. Khi nhịp tim chậm, các cơ quan quan trọng như tim, não và thận sẽ thiếu cung cấp máu, lúc này bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, không muốn di chuyển, chóng mặt, hoa mắt, trong các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ngất do thiếu máu não, đôi khi thậm chí là ngừng tim đột ngột. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 06/06/2023

Nhịp nhanh thất (Ventricular Tachycardia – VT)  là một rối loạn nhịp tim phổ biến, đặc biệt là ở những người trưởng thành. Chẩn đoán nhanh thất trên điện tâm đồ (ECG) khi có >2 phức bộ nhịp thất liên tiếp và có tần số từ > 100 – 250 lần/phút, kèm theo phức bộ QRS rộng >120ms. Biến chứng nặng có thể đánh trống ngực, ngất, và đột tử do tim Việc chẩn đoán nhịp nhanh thất thường dựa vào điện tâm đồ, dễ nhầm lẫn với nhịp nhanh kịch phát trên thất. Bài viết sau đây sẽ trình bày về những dấu hiệu chẩn đoán các dạng nhịp nhanh thất trên điện tâm đồ và các cách điều trị hiệu quả. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 06/06/2023

Bệnh 3 nhánh mạch vành (triple vessel disease) là một dạng nặng của bệnh động mạch vành (coronary artery disease - CAD) và ảnh hưởng đến ba động mạch vành chính cung cấp máu đến tim – Động mạch vành phải – Động mạch liên thất trước và  Động mạch mũ.  Khi các mảng xơ vữa tích tụ trong các động mạch vành (ĐMV) trung bình và lớn, chúng có thể gây ra tắc nghẽn và làm giảm hoặc ngăn chặn lưu thông máu đến tim, gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc đau tim.
Trang
của 19