Vết loét bàn chân thường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có đồng thời hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ, trong đó bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại biên thường đóng vai trò quan trọng. Điều trị vết loét bao gồm kháng sinh chống nhiễm khuẩn, cải thiện tình trạng tưới máu đến vết loét, cắt lọc, giảm tải lên bàn chân và kiểm soát bệnh nền.
Tin tức
Bệnh thận đái tháo đường (DKD) là một bệnh thận mạn tính gây ra do đái tháo đường, có tỉ lệ mắc ngày càng tăng do sự bùng phát của đái đường trên toàn cầu. Triệu chứng của bệnh thường không có cho tới khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có triệu chứng cơ năng như mệt, chán ăn, phù chi; dấu hiệu thực thể bao gồm huyết áp tăng, phù, triệu chứng bệnh mạch máu nhỏ (bệnh võng mạc, thần kinh). Đạm niệu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Tin tức
Bệnh thận mạn do đái tháo đường (DKD) thường là một chẩn đoán lâm sàng dựa trên sự hiện diện của albumin niệu và/hoặc giảm eGFR khi không có triệu chứng cơ năng và thực thể của nguyên nhân nguyên phát khác gây tổn thương thận. Dấu hiệu điển hình của DKD là thời gian mắc đái tháo đường (ĐTĐ) dài, có bệnh võng mạc, albumin niệu không kèm đái máu đại thể, và giảm tiến triển eGFR. Chiến lược điều trị DKD bao gồm kiểm soát đường huyết, huyết áp, cải thiện lipid máu, cai thuốc lá.
Tin tức
Cơn bão giáp là tình trạng mất bù của cường giáp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chẩn đoán cơn bão giáp nên dựa trên triệu chứng lâm sàng gợi ý và phải điều trị ngay trước khi có kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Các yếu tố thuận lợi bao gồm stress do hậu phẫu, nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp, xúc động mạnh, tình trạng nhiễm độc thai nghén, sau mổ bắt con, chấn thương…
Tin tức
Tin tức
Đánh giá toàn diện bệnh nhân đái tháo đường bao gồm đánh giá triệu chứng, biến chứng và các bệnh đồng mắc. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn.
Tin tức
Hạ đường huyết (hay hạ glucose huyết) là biến chứng cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường, là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và típ 2. Hạ glucose huyết trên bệnh nhân đái tháo đường là hạ glucose huyết thực sự bởi sử dụng các liệu pháp sulfonylureas hoặc insulin.
Tin tức
Đái tháo đường là bệnh tăng glucose máu suy giảm bài tiết insulin và nồng độ sự đề kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ. Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn.
Tin tức
Biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gồm hai nhóm chính: biến chứng mạch máu lớn (bệnh tim mạch, bệnh mạch máu ngoại biên, mạch máu não) và biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường (biến chứng mắt, thận, thần kinh), hoặc cả hai. Làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận trên bệnh nhân (BN) đái tháo đường.
Tin tức
Hội chứng giảm hoạt giáp là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, một tuyến nội tiết sản xuất các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, người bệnh sẽ trải qua một loạt các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, hội chứng giảm hoạt giáp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ nội dung về thăm khám, các triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng dùng trong chẩn đoán hội chứng giảm hoạt giáp.