MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy

Ngày xuất bản: 04/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy áp dụng cho các khoa chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định:Trần Hải Đăng  Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 10/06/2020         Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2022

Theo khuyến cáo, chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy được chỉ định cho những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về gan, tụy, lách, khối u, thận… Trong quá trình chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe để từ đó tư vấn cho người bệnh cách điều trị hiệu quả nhất. 

1. Mục đích của chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng 
Hiểu một cách đơn giản thì chụp cắt lớp vi tính bụng – tiểu khung thường quy là quá trình thăm khám các tạng trong ổ bụng và tiểu khung một cách hệ thống từ vòm hoành đến khớp mu.

Mục đích chính là hướng dẫn quy trình kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CLVT) bụng-tiểu khung thường quy cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Đảm bảo thống nhất quy trình chụp CLVT bụng – tiểu khung thường quy trong toàn bệnh viện.

2. Đối tượng thực hiện chụp cắt lớp vi tính bụng 

  • Bác sĩ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
  • Các khoa phòng/ bộ phận liên quan trong bệnh viện.

3. Quy định chung

3.1. Chỉ định

  • Gan: Bệnh cảnh u gan, viêm hoặc áp xe gan, bệnh cảnh chấn thương gan
  • Đường mật-túi mật: Sỏi đường mật-túi mật; u đường mật-túi mật
  • Tụy: Viêm tụy cấp-mạn; các khối u tụy
  • Lách: U, chấn thương
  • Dạ dày-tá tràng: Xuất huyết tiêu hóa cao, bệnh cảnh chấn thương; u
  • Thận: Sỏi, viêm, u, chấn thương…
  • Các khối u mạc treo, các ổ áp xe dưới hoành …
  • Ống tiêu hóa: Xuất huyết tiêu, bệnh cảnh chấn thương; bệnh lý u, viêm
  • Nghi ngờ các khối u mạc treo, các ổ áp xe trong ổ bụng-tiểu khung
  • Bệnh cảnh nghi ngờ viêm bờm mỡ mạc treo, hoại tử mạc nối…

3.2. Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  • Tiền sử dị ứng chất tương phản.
  • Phụ nữ có thai.
Tham khảo cách chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy

4. Các bước thực hiện

4.1. Chuẩn bị dụng cụ

  • Hệ thống CLVT: Hệ thống máy CLVT Toshiba Aquilion One Vision Edition 640 slice.
  • Thuốc cản quang: Thuốc Ultravist hàm lượng 300/100ml hoặc 370/100ml.
  • Dung dịch Nacl 0,9 % 100ml
  • Bơm tiêm điện: Bơm tiêm tự động sử dụng trong tiêm thuốc cản quang chụp cắt lớp vi tính và lấy 100ml thuốc cản quang vào bơm.
  • Bộ tiêm truyền: Một kim luồn tĩnh mạch 18G hoặc 20G, bông khô, gạc cồn, băng dính, dây garo, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và găng tay.
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
  • Chống sốc: Hộp thuốc chống sốc.

4.2. Chuẩn bị người bệnh

  • Kiểm tra thông tin người bệnh (Đầy đủ họ tên, PID, ngày tháng năm sinh…). Người bệnh nhịn ăn trước khi chụp từ 4 đến 6 tiếng (nếu có tiêm thuốc cản quang).
  • Người bệnh thực hiện “Cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật chẩn đoán hình ảnh”. Yêu cầu người bệnh tháo bỏ toàn bộ quần áo, các vật dụng cản quang và mặc áo choàng bệnh viện trong quá trình chụp. Đối với người bệnh nữ ( Trong lứa tuổi sinh đẻ – bình thường từ 15-44 tuổi) được hỏi khả năng có thai.
  • Nhiều kiểm tra hình ảnh x quang không thực hiện trong khi mang thai, để bào thai không bị phơi nhiễm phóng xạ.
  • Nếu chụp cắt lớp vi tính cho phụ nữ mang thai là cần thiết, sẽ chụp với liều phóng xạ ảnh hưởng ít nhất tới em bé.
  • Người bệnh được giải thích về cách thức thực hiện trước khi chụp để phối hợp.Người bệnh được đặt kim luồn đường tĩnh mạch (Nếu có tiêm thuốc cản quang).
  • Cho bệnh nhân uống nước trước khi chụp (300 – 500ml)
  • Các xét nghiệm chức năng gan, thận (Nếu có tiêm thuốc cản quang).

4.3. Thực hiện thủ thuật

Các bướcThực hiệnYêu cầu
1.Tư thế người bệnh
  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp cắt lớp vi tính.
  • Chân hướng vào giàn phát tia.
  • Hai tay đưa lên đầu và hai gối duỗi thẳng.
  • Kết nối đường truyền máy bơm tiêm thuốc cản quang với kim luồn đã được đặt sẵn trên người bệnh. Kiểm tra đường truyền bằng máy bơm tự động.
  • Ghi chú: Sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc người bệnh.
Tư thế chính xác
2.Tia định vị và Trường chụp
  • Tia ngang vào đường nách giữa.
  • Vị trí bắt đầu: Trên vòm hoành hai bên
  • Vị trí kết thúc: Hết khớp liên mu
Lấy được toàn bộ ổ bụng
3. Che chắn
  • Theo các hướng dẫn an toàn bức xạ trong khoa chẩn đoán hình ảnh
 
4. Điều chỉnh các thông số
  • Cài đặt các thông số chụp
Phù hợp với người bệnh
 Helical PitchRotation timeTypeThicknessRowsD – FO VkVmAsSure Exp 3D 
HP 650.5Helical0.50.5 x 80L: 40012020 – 60Standard
  • Cài đặt máy tiêm (Trong trường hợp có tiêm thuốc)
    • Flow(ml/sec): 3.0 – 4.0 ml/s
    • Volume (ml): 1,5 – 2ml/1kg
5. Tiến hành chụp
  • Chụp DualScan định vị trường cắt
  • Chụp không có thuốc cản quang
  • Trong trường hợp có tiêm:
    • Sử dụng trình theo dõi thuốc đạt được trong lòng động mạch chủ ngực (180 HU).
    • Chụp thì động mạch khi thuốc trong lòng động mạch đạt được ≥ 180 HU.
    • Chụp thì tĩnh mạch sau khi tiêm thuốc 60s.
    • Chụp thì trễ sau 5 -7 phút tùy trường hợp cụ thể.
Đúng thì
6. Sự hô hấp
  • Hít vào và nín thở trong khi chụp
 

5. Đánh giá hình ảnh

  • Một hình ảnh chụp chính xác sẽ thể hiện như sau:
  • Thấy được toàn bộ ổ bụng (Trên vòm hoành đến hết khớp mu).
  • Nếu có tiêm thuốc, hình ảnh thể hiện rõ đúng các thì (Động mạch, tĩnh mạch):
  • Thì động mạch: Thuốc cản quang chỉ ở trong các động mạch và không xuất hiện trong các tạng và nhu mô.
  • Thì tĩnh mạch: Thuốc cản quang có ở cả trong động mạch, tĩnh mạch, các tạng và nhu mô.
  • Hình ảnh rõ nét, thể hiện người bệnh không di chuyển trong quá trình thăm khám và hít vào nín thở tốt.

6. Chuyển ảnh lên hệ thống PACS

Tái tạo mỏng (Dày 0,5 mm) rồi chuyển lên hệ thống PACS.

7. In phim

  • In 1 phim cắt ngang không thuốc (30 hình/1 phim 35 x 43 cm).
  • In 1 phim cắt ngang có thuốc cản quang thì động mạch, hoặc tái tạo MPR, VR mạch máu nếu cần (30 hình/1 phim 35 x 43 cm).
  • In 1 phim tái tạo MPR thì tĩnh mạch hoặc tái tạo VR hệ tiết niệu nếu cần (30 hình/1 phim 35 x 43 cm).
Quá trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính ổ bụng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh tốt nhất

8. Vệ sinh

Vệ sinh phòng chụp CLVT, máy chụp và các dụng cụ.

9. Ghi hồ sơ bệnh án

Tích đã thực hiện trên phiếu chụp. Tài liệu tham khảo

  • Quy trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp, ban hành kèm theo quyết định số: 25/QĐ-BYT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng bộ Y tế

Từ viết tắt:

  • PACS: Picture archiving and communication system

Ghi chú:

  • Đây là văn bản phát hành lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
20

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia