Hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc cản quang
Hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc cản quang áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban chẩn đoán hình ảnh
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 10/06/2020
Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2020
1. Mục đích
Nội dung bài viết
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hàm mặt có tiêm thuốc cản quang cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
- Đảm bảo thống nhất quy trình chụp CLVT hàm mặt có tiêm thuốc cản quang trong toàn bệnh viện.
2. Đối tượng thực hiện
- Bác sĩ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
- Các khoa phòng/bộ phận liên quan trong bệnh viện.
3. Định nghĩa
- Chụp CLVT vùng hàm măṭ để thăm khám các bênh lý vùng hàm mặt, vùng mũi xoang, họng; bổ sung cho các kỹ thuật X quang thông thường.
4. Quy định chung chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc cản quang
4.1. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc cản quang
- Viêm, nhiễm trùng
- Tổn thương khối u
4.2. Chống chỉ định chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc cản quang
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Trong vùng thăm khám có nhiều kim loại gây nhiễu ảnh (Tương đối)
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Phụ nữ có thai 3 tháng giữa và cuối có thể chụp nếu thực sự cần thiết.
- Người bệnh suy thận, có tiền sử dị ứng với chất tương phản trước đó (Tương đối).
5. Các bước thực hiện chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc cản quang
5.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Máy chụp CLVT: Hệ thống máy cắt lớp vi tính Toshiba Aquilion One 640 slice
- Thuốc cản quang: Thuốc chứa Iodine với hàm lượng 300/100ml.
- Bơm tiêm điện: Bơm tiêm tự động sử dụng trong tiêm thuốc cản quang chụp cắt lớp vi tính và lấy 100ml thuốc cản quang vào bơm.
- Bộ tiêm truyền: Một kim luồn tĩnh mạch 18G hoặc 20G, bông khô, gạc cồn, băng dính, dây garo, dung dịch sát khuẩn tay nhanh và găng tay.
- Hộp thuốc chống sốc.
- Xe E-trolley sẵn sàng.
5.2. Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra thông tin người bệnh (Đầy đủ họ tên, PID, ngày tháng năm sinh…). Người bệnh nhịn ăn trước khi chụp từ 4 đến 6 tiếng và có các kết quả xét nghiệm chức năng thận trong vòng 30 ngày trước đó.
- Người bệnh thực hiện “Cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật chẩn đoán hình ảnh”. Yêu cầu người bệnh tháo bỏ toàn bộ quần áo, các vật dụng cản quang vùng đầu mặt cổ và mặc áo choàng bệnh viện trong quá trình chụp. Đối với người bệnh nữ ( Trong lứa tuổi sinh đẻ – bình thường từ 15-44 tuổi) được hỏi khả năng có thai.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch (18G hoặc 20G, ưu tiên khuỷu tay).
- Nhiều kiểm tra hình ảnh x quang không thực hiện trong khi mang thai, để bào thai không bị phơi nhiễm phóng xạ. Nếu chụp cắt lớp vi tính cho phụ nữ mang thai là cần thiết, sẽ chụp với liều phóng xạ ảnh hưởng ít nhất tới em bé.
- Người bệnh được giải thích về cách thức thực hiện trước khi chụp để phối hợp tốt với kỹ thuật viên trong quá trình chụp.
5.3. Thực hiện thủ thuật
Các bước | Thực hiện | Yêu cầu | ||||||||||
1.Tia định vị và trường chụp |
| Lấy được toàn bộ hàm mặt | ||||||||||
2. Che chắn |
| Bảo vệ bộ phận sinh dục | ||||||||||
3. Điều chỉnh các thông số |
| Phù hợp với người bệnh | ||||||||||
Pitch | Rotation time | Type | Thick | Rows | FOV | kV | Sure Exp. 3D | mA | ||||
0.656 | 0.5 | Helical | 0.5 | 32 x 0.5 | 220 | 120 | OFF | 200 | ||||
o Flow(ml/sec): 3.0-4.0 (20G); 4.0-5.0 (18G) o Volume (ml): 1,5-2ml/1kg | ||||||||||||
4. Tiến hành chụp |
| Đúng thì |
6. Đánh giá hình ảnh
- Một hình ảnh chụp chính xác sẽ thể hiện như sau:
- Thấy được toàn bộ hàm mặt.
- Nếu có tiêm thuốc, hình ảnh thể hiện rõ đúng các thì (Động mạch, tĩnh mạch):
- Thì động mạch: Thuốc cản quang chỉ ở trong các động mạch và không xuất hiện trong các tạng và nhu mô.
- Thì tĩnh mạch: Thuốc cản quang có ở cả trong động mạch, tĩnh mạch, các tạng và nhu mô.
- Hình ảnh rõ nét, thể hiện người bệnh không di chuyển trong quá trình thăm khám và không nuốt nước bọt trong quá trình chụp.
7. Chuyển ảnh lên hệ thống PACS
Tái tạo mỏng ở cửa sổ nhu mô và cửa sổ xương (0,5mm) rồi chuyển lên hệ thống PACS.
8. In phim
- In 1 phim cắt ngang cửa sổ nhu mô thì tĩnh mạch (24 hình/1 phim 35 x 43cm).
- In 1 phim đứng ngang nhu mô thì tĩnh mạch (24 hình/1 phim 35 x 43cm).
- In 1 phim tái tạo MPR, 3D mạch máu, xương nếu cần (24 hình/1 phim 35 x 43cm).
9. Vệ sinh
Vệ sinh phòng chụp CT-scanner, máy chụp và các dụng cụ.
10. Ghi hồ sơ bệnh án
Tích đã thực hiện trên phiếu chụp.
Tài liệu tham khảo
- Quy trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp, ban hành kèm theo quyết định số: 25/QĐ-BYT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng bộ Y tế.
Từ viết tắt:
- PACS: Picture archiving and communication system
Ghi chú:
- Đây là văn bản phát hành lần đầu.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó