MỚI

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiêm trong da

Ngày xuất bản: 17/06/2022

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật tiêm trong da áp dụng cho khối điều dưỡng tại các bệnh viện và phòng khám

Người thẩm định: Ngô Đức Thọ

Người phê duyệt: Ngô Đức Thọ

Ngày phát hành: 07/10/2015     Ngày hiệu chỉnh: 04/03/2020

Phần I: ĐẠI CƯƠNG:

1.Mục đích:

  • Thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm thuốc an toàn.
  • Đây là dạng tiêm có thời gian hấp thụ thuốc dài nhất, làm cho thuốc hấp thụ từ từ vào cơ thể, được sử dụng cho các xét nghiệm độ nhạy, chẳng hạn như: xét nghiệm lao, xét nghiệm dị ứng và gây tê tại chỗ.

2. Trường hợp áp dụng:

  • Tiêm một số loại vacxin phòng bệnh, ví dụ: tiêm vaccin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh.
  • Thử phản ứng BCG để chẩn đoán bệnh lao.
  • Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc (nhất là những thuốc dễ gây sốc phản vệ như: penicillin, streptomycin).

3. Trường hợp không áp dụng:

  • NB đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mề đay, hen phế quản) hoặc phụ nữ có thai.
  • Vùng tiêm bị hoại tử, chấn thương.

Phần II: QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Các bước và cách thức thực hiệnYêu cầu (Lý do/ Tiêu chuẩn

cần đạt/ Lưu ý)

A. Trước khi thực hiện kỹ thuật

1. Vệ sinh tay: Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh

Theo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy

Bảo đảm bàn tay sạch tránh

lây nhiễm cho NB và dụng

cụ y tế.

2.Chuẩn bị xe tiêm và dụng cụ

Chuẩn bị xe tiêm theo “Hướng dẫn sắp đặt và vệ sinh xe tiêm/xe thay băng”

  • Tầng trên:
  • Khay đựng: bơm kim tiêm, kim lấy thuốc phù hợp, gạc cồn, gạc bảo thạch, băng dính cá nhân.
  • Hộp chống shock, khay tiêm, y lệnh thuốc.
  • Bút dầu để ghi nếu là thử phản ứng
  • Tầng dưới: Hộp găng tay chăm sóc, giấy lau xe.
  • Trên thành xe:
  • Bên phải: túi nilon vàng và xanh.
  • Bên trái: túi nilon đen, cồn sát khuẩn tay nhanh, hộp đựng vật sắc nhọn.
Xe phải được vệ sinh

sạch trước khi sắp xếp

dụng cụ.

  • Dụng cụ phải đầy đủ,

đảm bảo chất lượng và sắp xếp thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật.

3. Chuẩn bị thuốc

  • Sát khuẩn tay nhanh.
  • Chuẩn bị thuốc: Đeo găng tay, khẩu trang, pha thuốc và lấy thuốc tại phòng pha thuốc.
  • Kiểm tra đối với các thuốc cảnh báo cao (double-check) và luôn đảm bảo kiểm tra ít nhất các thông tin sau với mọi loại thuốc:
  • Tên người bệnh
  • Tên thuốc
  • Dạng thuốc.
  • Hàm lượng
  • Hạn sử dụng
  • Cách pha và lấy thuốc: Mở bao đựng bơm kim tiêm, thay kim lấy/pha thuốc.
  • Thuốc nước:
  • Sát khuẩn đầu ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ đầu ống thuốc.
  • Rút thuốc vào bơm tiêm.
  • Thuốc bột:
  • Mở nắp lọ thuốc, sát khuẩn nút lọ bằng gạc cồn, để cồn khô tự nhiên.
  • Rút nước cất vào bơm tiêm.
  • Đâm kim tiêm vào giữa nút lọ, bơm nước cất vào, lắc đều cho tan thuốc (không rút bơm tiêm ra).
  • Rút thuốc vào bơm tiêm đủ liều. Hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.
  • Thay kim tiêm và giữ lại trong vỏ bao.
  • Dán PID của NB và nhãn thuốc có đủ thông tin lên vỏ bơm tiêm chứa thuốc chuẩn bị sử dụng.
  • Đảm bảo: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, thuốc còn hạn dùng, còn chất lượng cảm quan và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn.
4. Kiểm tra thông tin NB

  • Tiến hành định danh NB bằng tối thiểu 2 thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
  • Đối chiếu thông tin trên vòng đeo tay của NB với y lệnh thuốc và nhãn PID trên bơm tiêm thuốc pha.
  • Trường hợp NB không thể nhận dạng chính mình, yêu cầu xác minh nhận dạng NB với người giám hộ hoặc một nhân viên khác nắm được thông tin NB.
  • Tránh nhầm lẫn NB.
  • Đảo bảo thông tin định danh trùng khớp giữa vòng đeo tay, y lệnh thuốc và bơm tiêm thuốc pha.
5. Thông báo và giải thích cho NB/thân nhân

  • Thông báo cho NB/ NNNB các bước tiến hành để họ yên tâm và hợp tác trong quá trình thực hiện.
  • Hỏi lại NB về tiền sử dị ứng (thuốc, băng dính, cồn…).
  • Thông tin cho NB/NNNB về tên thuốc và tác dụng trị liệu của thuốc sắp sử dụng cho NB.
  • Đề nghị NB/NNNB kiểm tra lại thông tin về tên thuốc và tên NB trên bơm tiêm thuốc pha.
  • NB/NNNB yên tâm và

hợp tác.

  • NB/ NNNB biết được tên thuốc và tác dụng trị liệu của thuốc.
  • Nếu NB có tiền sử dị ứng với thuốc được chỉ định sử dụng thì tạm ngừng thực hiện và báo ngay cho BS điều trị.
  • Nếu NB có tiền sử dị ứng (thuốc không rõ, thức ăn…) thì vẫn tiếp tục thực hiện, đồng thời báo 

B. Trong khi thực hiện kỹ thuật

6. Chuẩn bị tư thế NB:

  • Người lớn: ngồi hoặc nằm
  • Trẻ em: mẹ ôm trẻ vào lòng, 2 đùi kẹp 2 chân trẻ. 1 tay vòng qua thân ôm trẻ và giữ cánh tay. Tay khác giữ lấy cẳng tay trẻ đặt lên gối hoặc lên bàn.
Tư thế NB thuận lợi cho việc

thực hiện kỹ thuật.

7. Xác định vị trí tiêm:

  • 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay hoặc 1/3 trên mặt ngoài cánh tay.
  • Hai bên bả vai.
  • Hai bên cơ ngực lớn.

  • Tiêm vào vùng dưới thượng bì, chọn vùng da ít va chạm, trắng, không sẹo, lông.
  • Đảm bảo không phơi nhiễm với chất ô nhiễm.
  • Thực hiện các bước theo đúng quy trình.
8. Thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc

8.1. Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài ít nhất 2 lần theo hình xoáy

ốc đường kính khoảng 5 cm. Để khô tự nhiên.

8.2. Cầm bơm tiêm đuổi khí.

8.3. Tay không thuận (thường là tay trái) nắm mặt sau cẳng tay hoặc cánh tay vùng định tiêm vừa đỡ tay bệnh nhân vừa dùng các ngón tay để miết căng mặt da chỗ cần tiêm.

8.4. Tay thuận (thường là tay phải) cầm bơm tiêm có gắn kim, mũi vát của kim ngửa lên trên thẳng với vạch chia ở thân bơm tiêm, khẽ gẩy mũi kim tiêm vào mặt da. Khi mũi kim đã bén vào mặt da thì hạ

thấp bơm tiêm xuống gần sát mặt da, chếch khoảng từ 10 – 150 rồi đẩy nhẹ kim cho ngập hết mũi vát của kim.

8.5. Khi đã ngập hết mũi kim vát thì đổi tay, ngón trỏ tay trái giữ đốc kim, ngón cái giữ thân bơm tiêm, ngón giữa ngón nhẫn, ngón út giữ bên cạnh thân bơm tiêm và tay phải dùng ngón cái từ từ bơm thuốc vào.

* Bệnh nhân là trẻ em:

Khi đã ngập hết mũi kim vát thì ngón các bàn tay trái từ từ chuyển ra đặt lên trên đốc kim và giữ đốc kim ở nguyên vị trí đó. Ngón trỏ và ngón giữa tay phải kẹp giữa đầu dưới của bơm tiêm và đẩy pít tông bơm thuốc vào bằng ngón cái.

8.6 Bơm thuốc chậm vào trong da, đồng thời quan sát vị trí tiêm có điểm phồng rộp nhỏ, quan sát sắc mặt NB.

8.7. Hết thuốc, rút kim nhanh theo góc độ đâm kim ban đầu, kéo chệch căng da chỗ tiêm vài giây cho thuốc khỏi trào ra theo mũi kim.

8.8. Không sát khuẩn lại. Không xoa bóp vùng tiêm sau khi rút kim. Thấm nhẹ vùng tiêm bằng gạc khô (nếu cần). Không được băng ép, chà xát hay gãi vào vùng tiêm.

8.9. Nếu thử phản ứng thuốc: lấy bút xanh đánh dấu, vẽ vòng quanh chỗ tiêm, theo dõi 15 – 20 phút, sau đó đọc kết quả.

  • Đảm bảo kim tiêm nằm trong da trước khi bơm thuốc.
  • Đâm kim sâu vừa hết mặt vát kim.
  • Không nên đưa kim theo chiều dọc của cẳng tay hoặc cánh tay mà phải đưa chéo góc để lúc hạ bơm tiêm không bị vướng.
  • Quan sát sắc mặt và/hoặc hỏi cảm giác của NB trong quá trình tiêm.
  • Kiểm tra thuốc có vào đúng trong da không bằng 2 cách:
  • Quan sát vị trí tiêm thấy thuốc vào nổi cục to bằng hạt ngô, sần da cam, màu da ngả màu trắng bệch.
  • Đẩy thuốc vào cảm giác “nặng” tay.
  • Trường hợp tiêm vacxin phòng bệnh thì cũng không sát khuẩn lại vì hóa chất, cồn đều có thể làm hủy hoại vaccin, do đó làm mất hiệu lực của vacxin.
9. Cô lập vật sắc nhọn 

Bỏ bơm/kim tiêm (không đậy nắp kim) vào hộp đựng vật sắc nhọn.

Không bị phơi nhiễm do

VSN.

C. Sau khi thực hiện kỹ thuật

10. Đảm bảo an toàn cho NB trước khi rời bệnh Phòng

  • Hỗ trợ NB về tư thế thoải mái.
  • Hỏi, quan sát, đánh giá đáp ứng với thuốc của NB và những khó chịu sau khi tiêm thuốc và trong thời gian theo dõi.
  • Dặn NB/NNNB báo ngay với NVYT khi có những dấu hiệu bất thường: Ban đỏ, mẩn ngứa, lạnh, khó thở…
  • Thông báo ngày, giờ đọc kết quả phản ứng thuốc. Cung cấp giấy hẹn nếu cần.
  • Đặt chuông gọi NVYT trong tầm tay NB (NB nội trú) hoặc hướng dẫn cách liên lạc với bệnh viện (NB ngoại trú) để NB kịp thời liên lạc khi có dấu hiệu bất thường.
BN cần được tư vấn đầy đủ:

Tác dụng phụ, phản ứng, các

vấn đề cần theo dõi sau tiêm.

11. Phân loại chất thải và thu dọn dụng cụ

  • Vật sắc nhọn được cho ngay vào hộp đựng vật sắc nhọn.
  • Chất thải lây nhiễm cho vào túi màu vàng.
  • Chất thải thông thường cho vào túi màu xanh.
Phân loại chất thải đúng quy

định.

12. Vệ sinh tay: Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh.Tránh lây nhiễm cho nhân viên
13. Ghi hồ sơ điều dưỡng

  • Ký và ghi họ tên người thực hiện, người cùng kiểm tra chéo (với thuốc cảnh báo cao) vào y lệnh thuốc.
  • Ghi HSBA: vị trí tiêm và ngày giờ tiêm; kết quả và ngày giờ đọc (với tiêm thử phản ứng)
  • Nếu có vấn đề bất thường phải ghi lại đầy đủ diễn biến, can thiệp vào phiếu theo dõi diễn biến NB và báo cáo BS kịp thời.
  • Ghi chép đầy đủ, chính xác, đúng biểu mẫu ngay sau khi tiêm thuốc.
  • Báo cáo ADR và bất cứ sự cố/sai sót có liên quan (nếu có)

Những tai biến/sự cố (có thể xảy ra)

Tai biến/sự cốXử trí
Mẩn ngứa và sốt
  • Ngừng ngay việc đưa thuốc vào cơ thể cho người bệnh nằm nghỉ tại giường.
  • Báo cáo BS dùng thuốc chống dị ứng.
Khó thởBáo cáo BS và chuẩn bị Oxy liệu pháp hỗ trợ theo y lệnh.
Shock phản vệXử trí theo “Hướng dẫn phòng ,chẩn đoán và xử trí phản vệ”.

 

Từ viết tắt:

  • HSBA: Hồ sơ bệnh án
  • NB: Người bệnh
  • NNNB: Người nhà người bệnh
  • NVYT: Nhân viên y tế
  • BS: Bác sĩ
  • VSN: Vật sắc nhọn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Taylor’s clinical nursing skills: A nursing process approach/ Pamela Lynn – 3rd ed. Philadelphia:Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. Page 179 – 183. ISBN 978-0-7817-9383-1.

Ghi chú:

  • Văn bản được sửa đổi lần 02, thay thế văn bản “Hướng dẫn lâm sàng – Quy trình kỹ thuật tiêm trong da”- Mã VMEC_CM_ IV.2.2.3 phát hành ngày 01/07/2019

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

 

facebook
797

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia