MỚI

Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da

Tác giả:
Ngày xuất bản: 17/06/2022

Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da áp dụng cho Khối điều dưỡng tại các bệnh viện

tiêmNgười thẩm định: Ngô Đức Thọ

Người phê duyệt: Ngô Đức Thọ

Ngày phát hành: 07/10/2015       Ngày hiệu chỉnh: 04/03/2022

I.MỤC ĐÍCH

  1. Thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm thuốc an toàn.
  2. Làm cho thuốc hấp thu từ từ vào cơ thể để phát huy tác dụng một cách từ từ để điều trị hoặc phòng bệnh.
  3. Thay đổi đường tiêm khi không tiêm được bắp, tĩnh mạch.

II.KHÁI NIỆM

Tiêm dưới da là kỹ thuật đưa thuốc dưới dạng hòa tan trong nước hay trong dầu hoặc dưới dạng hỗn hợp vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da (lớp mỡ) của người bệnh.

III.NGUYÊN TẮC CHUNG

  1. Lựa chọn đúng dụng cụ, đảm bảo đưa thuốc vào vùng mô liên kết lỏng lẻo dưới da chứ không phải là vào cơ.
  2. Thuốc đã được thẩm định trước khi thực hiện (trừ trường hợp cấp cứu)
  3. Chuẩn bị thuốc cho một người bệnh/lần.
  4. Thực hiện 7 đúng và kiểm tra đôi (double check) với các thuốc cảnh báo cao.
  5. Tỷ lệ hấp thu thuốc ở các vị trí tiêm khác nhau: Vùng bụng nhanh nhất, sau đó là cánh tay, đùi…
  6. Kỹ thuật tiêm: Véo da Đâm kim Thả da Tiêm.
  7. Thông thường, không nên tiêm dưới da quá 1ml.

IV.ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:

Điều dưỡng đã được đào tạo kỹ thuật tiêm dưới da.

V.HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:

Các bước

thực hiện

Cách thức thực hiệnYêu cầu/ Tiêu chuẩn
A. Trước khi thực hiện kỹ thuật
1. Vệ sinh bàn tayTheo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quyĐảm bảo các bước theo

quy trình

2. Chuẩn bị xe

tiêm và dụng cụ

Chuẩn bị xe tiêm băng theo “Hướng dẫn sắp đặt và vệ sinh xe tiêm/xe thay băngXe phải được lau sạch

trước khi sắp xếp dụng cụ.

Dụng cụ phải đầy đủ, đảm bảo chất lượng và sắp xếp thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật.

3. Chuẩn bị thuốc
  • Sát khuẩn tay nhanh
  • Chuẩn bị thuốc: Đeo găng tay, khẩu trang; pha thuốc và lấy thuốc.
  • Kiểm tra đôi (double check) với các thuốc cảnh báo cao và luôn đảm bảo ít nhất các thông tin sau với mọi loại thuốc
  • Tên người bệnh
  • Tên thuốc
  • Dạng thuốc
  • Hàm lượng
  • Hạn sử dụng
  • Cách pha và lấy thuốc: Mở bao đựng bơm kim tiêm, thay kim lấy/pha thuốc.

* Thuốc nước:

  • Sát khuẩn đầu ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ đầu ống thuốc
  • Rút thuốc vào bơm tiêm

* Thuốc bột:

  • Mở nắp lọ thuốc, sát khuẩn nút lọ bằng gạc cồn, để cồn khô tự nhiên
  • Rút nước cất vào bơm tiêm
  • Đâm kim tiêm vào giữa nút lọ, bơm nước cất vào, lắc đều cho tan thuốc (không rút bơm tiêm ra)
  • Rút thuốc vào bơm tiêm đủ liều
  • Đảm bảo: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, thuốc còn hạn dùng, còn chất lượng cảm quan và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn.
4. Kiểm tra

thông tin NB

  • Tiến hành định danh NB bằng tối thiểu 2 thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
  • Đối chiếu thông tin trên vòng đeo tay của NB với y lệnh thuốc và nhãn PID trên bơm tiêm thuốc pha.
– Đảm bảo đúng NB

– Đảm bảo thông tin định danh trùng khớp giữa vòng đeo tay, y lệnh thuốc và bơm tiêm thuốc pha

5. Thông báo và

giải thích cho

NB hoặc thân

nhân

  • Thông báo cho NB/ thân nhân các bước tiến hành để họ yên tâm và hợp tác trong quá trình thực hiện.
  • Hỏi lại NB về tiền sử dị ứng (thuốc, băng dính, cồn…)
  • Thông tin cho NB/ thân nhân về tên thuốc và tác dụng trị liệu của thuốc sắp sử dụng cho NB
  • Đề nghị NB/ thân nhân kiểm tra lại thông tin về tên thuốc và tên NB trên bơm tiêm pha thuốc
  • NB/ thân nhân yên tâm và hợp tác
  • NB/ thân nhân biết được tên thuốc và tác dụng trị liệu của thuốc
  • NB/ thân nhân cùng kiểm tra thuốc sắp sử dụng cho NB là đúng
B. Trong khi thực hiện kỹ thuật
6. Chuẩn bị tư thế

NB

Hướng dẫn hoặc đặt NB ở tư thế thuận lợiTư thế NB thuận lợi cho

việc thực hiện kỹ thuật.

7. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
  • Vệ sinh tay thường quy
  • Đeo khẩu trang (nếu cần)
  • Đeo găng tay sạch
Đảm bảo các bước theo quy trình
8. Xác định vị trí

tiêm

  • 1/3 giữa mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần)
  • 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè)
  • Dưới da bụng (xung quanh rốn cách rốn 5 cm)
9. Thực hiện kỹ

thuật tiêm

thuốc

  1. Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài ít nhất 2 lần theo hình xoắn ốc đường kính khoảng 5 cm.

Để khô tự nhiên

  1. Cầm bơm tiêm đuổi khí
  2. Véo da, đâm kim góc 450 – 900 so với mặt da hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất dụng cụ tiêm, không ngập đốc kim.
  3. Thả tay véo da. Cố định bơm kim tiêm chắc chắn.
  4. Bơm thuốc chậm vào vùng mô liên kết lỏng lẻo dưới da, tốc độ 1ml/10 giây
  5. Hết thuốc, căng ra đồng thời rút kim nhanh với góc độ như khi đâm kim.
  6. Áp nhẹ miếng gạc vô khuẩn lên vị trí tiêm. Không xoa bóp vùng tiêm.
  7. Dán băng dính cá nhân vào vị trí tiêm.
  • Đảm bảo kim tiêm nằm trong vùng mô liên kết lỏng lẻo dưới da trước khi bơm thuốc
  • Quan sát sắc mặt và hỏi cảm giác của NB trong quá trình tiêm
10. Cô lập vật sắc

nhọn

Bỏ ngay bơm/ kim tiêm (không đậy nắp kim) vào hộp đựng vật sắc nhọnKhông bị phơi nhiễm do VSN.
C. Sau khi thực hiện kỹ thuật
11. Đảm bảo an

toàn cho NB

trước khi rời

phòng bệnh

  • Hỏi và quan sát NB về những khó chịu sau khi tiêm thuốc và trong thời gian theo dõi
  • Dặn NB/ thân nhân báo ngay với NVYT khi có những dấu hiệu bất thường: ban đỏ, mẩn ngứa, lạnh, khó thở…
  • Đặt chuông gọi NVYT trong tầm tay NB (NB nội trú) hoặc hướng dẫn cách liên lạc với bệnh viện (NB ngoại trú) để NB kịp thời liên lạc khi có dấu hiệu bất thường
NB cần được tư vấn đầy đủ: tác dụng phụ, phản ứng, các vấn đề cần theo dõi sau tiêm
12. Phân loại chất

thải và thu dọn

dụng cụ

  • Vật sắc nhọn được cho ngay vào hộp kháng thủng .
  • Chất thải lây nhiễm cho vào túi màu vàng.
  • Chất thải thông thường cho vào túi màu xanh.
  • Hóa chất cho vào túi màu đen
Phân loại chất thải đúng quy định.
13. Vệ sinh tayTháo bỏ găng tay

Vệ sinh tay thường quy

Đảm bảo các bước theo quy trình rửa tay thường quy.
14. Ghi chép hồ sơ điều dưỡng
  • Ký và ghi họ tên người thực hiện, người cùng kiểm tra chéo (với thuốc cảnh báo cao) vào y lệnh thuốc
  • Ghi HSBA: vị trí tiêm và ngày giờ tiêm
  • Nếu có vấn đề bất thường phải ghi lại đầy đủ diễn biến, can thiệp vào phiếu theo dõi diễn biến NB và báo cáo kịp thời
Ghi chép đầy đủ, chính

xác, đúng biểu mẫu theo quy định.

Báo cáo ADR, sự cố

không mong muốn

Các từ viết tắt:

HSBA: Hồ sơ bệnh án

NB: Người bệnh

NVYT: Nhân viên y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Pamela Barbara Lynn_Carol Taylor, CFSN – Taylor’s Clinical Nursing Skills_a nursing process approach – Wolters Kluwer_Lippincott Williams & Wilkins (2011)

Ghi chú: Văn bản được sửa đổi lần thứ 02, thay thế văn bản “Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da” – Mã VMEC.IV.2.4.1.2.016/V0 phát hành ngày 22/12/2017.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

 

facebook
348

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY