Capnography trong gây mê ở người lớn
Theo dõi EtCO2 với SpO2 phòng ngừa được đa số các biến chứng liên quan cung cấp O2. Capnography đồng nghĩa với việc an toàn của bệnh nhân trong gây mê.
1. Giới thiệu
Nội dung bài viết
2. Thán đồ bình thường
- Pha I: Nằm trên đường cơ bản (base line), phản ánh khoảng chết giải phẫu, thường không có khí CO2.
- Pha II: Đoạn dốc đứng, là khí trộn giữa khoảng chết giải phẫu và phế nang.
- Pha III: Thường có dạng cao nguyên, là khí phế nang. Điểm cuối của pha III thường là điểm kết thúc thì thở ra và mẫu khí lấy ở điểm này gọi là EtCO2.
- Pha 0: Đoạn đi xuống, bắt đầu thì thở vào.
- Pha IV: Thường vắng mặt ở bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên một số bệnh nhân như béo phì, mang thai có thể có pha IV. Pha IV được giải thích như sau:
- Các phế nang chậm (có tốc độ làm rỗng chậm) có dòng khí đồng đều hơn trên suốt thán đồ.
- Các phế nang nhanh (có tốc độ làm rỗng nhanh) ban đầu làm rỗng nhanh sau đó chậm lại. Hầu hết khí được thải ra trong giây đầu tiên. Cuối kì thở ra chỉ còn một ít khí nên CO2 tăng mạnh.
Kết quả kết hợp của hai mẫu này tạo ra pha IV
- Góc Alpha: Nằm giữa pha I và II, phản ảnh tưới máu, thông khí
- Góc Beta: Nằm giữa pha III và 0.
- Giá trị bình thường của EtCO2: 35-45mmHg.
3. Theo dõi thán đồ
3.1. Cung lượng tim và EtCO2
Chúng ta có thể ứng dụng khi theo dõi gây mê. Nếu EtCO2 thấp xuống bất thường thì có thể bệnh nhân hạ huyết áp. Nếu kết hợp với SpO2 giảm hoặc không đo được thì bệnh nhân hạ huyết áp nặng. Trong hồi sức trong mổ dựa vào hai thông số này có thể đoán được xu hướng lên xuống của huyết áp.
3.2. Xác định vị trí ống Nội khí quản
- Nghe âm phổi hai bên
- Di động thành ngực 2 bên theo nhịp thở
- Không nghe âm phổi đồng thời nghe âm của dạ dày/ thượng vị
- Hơi mờ trong ống nội khí quản
- Sờ thấy ống/cuff ở cổ hoặc khuyết tĩnh mạch cảnh
- Bệnh nhân không tím
3.3. Các bất thường dạng sóng của biểu đồ
3.3.1. Không có sóng
- Ống NKQ không đúng vị trí.
- Ngừng tuần hoàn/hô hấp.
- Test ngưng thở ở bệnh nhân chết não.
- Tắc nghẽn đường lấy mẫu.
3.3.2. Bất thường pha I
- Pha I không nằm trên đường cơ bản:
- Vôi soda bão hoà, giảm khả năng hấp thu CO2:
- Bất thường van thở vào: Dẫn đến sự kéo dài của pha 0 và bình nguyên phế nang:
3.3.3. Bất thường pha II
- Các bất thường:
- Kéo dài hoặc nghiêng đường đi lên pha II xảy ra khi có sự tắc nghẽn dòng khí thở ra.
- Đường lên kéo dài, góc Alpha mở rộng
- Tắc nghẽn đường thông khí
- Nguyên nhân:
- Do bệnh nhân
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Giãn phế quản
- Co thắt phế quản
- Hen
- Do bệnh nhân
- Do đường dẫn khí
- Gập ống NKQ
- Gập dây máy thở
- Tắc nghẽn đường lấy mẫu
- Rò rỉ khí
- Do đường dẫn khí
3.3.4. Bất thường pha III
- Tăng thông khí: Tăng thông khí làm EtCO2 giảm dần.
- Hạ huyết áp
- Giảm cung lượng tim cấp
- Thuyên tắc phổi
- Tắc mạch khí CO2
Theo dõi EtCO2 là cần thiết trong quá trình phẫu thuật nội soi ổ bụng. Nó có thể giúp phát hiện sớm thuyên tắc mạch CO2. Ngoài ra CO2 cũng có thể tăng lên do sự hấp thu từ khoang bụng. Sự tăng CO2 thoáng qua có thể là dấu hiệu ban đầu hữu ích gợi ý cho tình trạng thuyên tắc khí CO2. Tuy nhiên khi lượng khí lớn hơn và gây ra tắc nghẽn cơ học gây nên giảm EtCO2.
- Giảm thông khí: Giảm thông khí làm EtCO2 tăng dần.
- Tràn CO2 dưới da
- Những tình trạng làm tăng chuyển hóa nguy hiểm (tăng thân nhiệt ác tính, bão giáp) có thể được phát hiện bằng theo dõi EtCO2. Tăng CO2 là một dấu hiệu cảnh báo sớm một cuộc khủng khoảng tăng chuyển hóa sắp diễn ra.
- Hết giãn cơ, bệnh nhân có dấu hiệu thở lại:
- Phẫu thuật viên đè ép, co kéo lồng ngực: Làm pha III biến dạng. Tuy nhiên sự biến dạng không giống nhau giữa các sóng CO2. Sự biến dạng này sẽ hết khi hết lực tác động.
- Dính van thở ra: Dính van thở ra do nước hoặc các nguyên nhân khác làm cho dòng khí đi ra không ổn định dẫn đến biến dạng pha III.
- Ngắt kết nối 1 phần cảm biến (dòng chính): Một phần cảm biến (main stream) bị hỏng hoặc tiếp xúc không tốt dẫn đến ghi nhận dòng khí CO2 không ổn định.
- Pha loãng PEtCO2: Sự pha loãng bằng khí mới (fresh gas flow) làm biến dạng phần cuối của bình nguyên phế nang dẫn đến kết quả EtCO2 thấp giả.
- Sinh lí bình thường mang thai:
- Tắc nghẽn thở ra:
3.3.5. Bất thường pha 0
- Phần đi xuống (pha 0) có thể kéo dài, hoặc nghiêng khi Vale thở ra của hệ thống kín hoạt động không hiệu quả. Hoặc sử dụng cảm biến dòng bên có thời gian đáp ứng kéo dài.
- Kéo dài kì hít vào (pha 0) do khí phân tán trong đường lấy mẫu hoặc đáp ứng kéo dài do máy phân tích. Thấy ở trẻ em có tần số hô hấp nhanh hơn.
- Hiệu ứng gợn sóng: Ở tần số hô hấp thấp người ta thường thấy hiệu ứng gợn sóng được gọi là giao động tim. Nó chồng lên một phần bình nguyên thán đồ và phần đi xuống (pha 0). Điều này phát sinh từ các chuyển động khí nhỏ được tạo ra phần lớn bởi các nhịp đập của động mạch chủ và tim.
Tài liệu tham khảo
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.