MỚI

Bản tin Thông tin thuốc: Nguy cơ ngộ độc do quá liều Paracetamol (Acetaminophen), số 11.2021

Ngày xuất bản: 09/06/2022

Bản tin thông tin thuốc về nguy cơ ngộ độc do quá liều paracetamol(Acetaminophen) áp dụng cho bộ phận Dược lâm sàng

Tác giả: Phan Quỳnh Lan, Đỗ Thanh Hải

Ngày phát hành: 11/2021

  1. Nguy cơ ngộ độc do quá liều paracetamol (Acetaminophen)
  • Gần đây, bệnh viện ghi nhận liên tiếp 2 ca lâm sàng sử dụng quá liều paracetamol cho thấy nguy cơ ngộ độc với  loại thuốc giảm đau hạ sốt thông thường này luôn tiềm ẩn và cần sự thận trọng hơn nữa của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc cho người bệnh. 
    • Ca 1: Trẻ 21 tháng tuổi, nặng 10kg, sốt cao liên tục, được bác sĩ cho y lệnh truyền 150mg paracetamol với tốc  độ 90ml/h (Liều 15mg/kg) nhưng điều dưỡng cài đặt nhầm tốc độ 300ml/h. Sau 15 phút sai sót được phát hiện ra,  trẻ đã được dùng 750mg (Liều 75mg/kg), tuy nhiên trẻ không có biểu hiện gì bất thường trên lâm sàng và cận lâm  sàng. 
    • Ca 2: BN nữ 42 tuổi, nặng 38kg, sau mổ tim được dùng paracetamol truyền 700mg mỗi 6 giờ trong 5 ngày, đến  ngày thứ 6, AST (GOT) tăng lên 814.9 (U/L), ALT (GPT) tăng lên 638.4 (U/L). Ngày thứ 7, AST tăng lên 25.837,3  (U/L), ALT tăng lên 4.338,5 (U/L) nhưng không có dấu hiệu lâm sàng ngộ độc. 

2. Tổng quan về ngộ độc paracetamol 

  • Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau/hạ sốt được dùng cho hầu hết các đối tượng bệnh nhân bởi tính  hiệu quả và an toàn ở liều thông thường. Thực tế, thuốc có nguy cơ ngộ độc khá cao: Theo thống kê tại Mỹ, quá liều  paracetamol là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp suy gan cấp, gây ra 56.000 lượt khám cấp cứu/năm với khoảng  450 ca tử vong/năm [1, 2]. 
  • Cơ chế gây độc: 
    • Ở liều điều trị, 90% paracetamol được chuyển hóa ở gan thành dạng dạng liên hợp (Sulfate và glucuronide), 5% ở dạng không đổi, không độc tính và thải trừ qua nước tiểu. 
    • Khoảng 5% thuốc còn lại: Chuyển hóa qua cytochrome P450  (CYP2E1, CYP1A2, CYP3A4) theo con đường oxy hóa, tạo thành chất phá hủy tế bào gan – N-acetyl-p-benzoquinonimin (NAPQI). Chất này nhanh chóng liên hợp với Glutathione (GSH) ở gan, được bài tiết qua nước tiểu (Con đường màu xanh) dưới dạng không có độc tính. 
    • Khi quá liều (Con đường màu đỏ), lượng paracetamol được chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 thành NAPQI tăng lên.  
    • Do lượng GSH dự trữ cạn kiệt, NAPQI tự do gây phá hủy tế bào gan, dẫn tới ngộ độc trên lâm sàng và xét nghiệm  [3]. Tuy nhiên, paracetamol có thể gây tổn thương gan ngay cả ở liều điều trị nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc  biệt trên những bệnh nhân có chức năng gan kém, dự trữ GSH giảm (Suy dinh dưỡng, nhẹ cân, bệnh nhân nặng, suy  đa tạng…).

  • Dấu hiệu ngộ độc:  
    • Trong 24 giờ đầu sau khi dùng thuốc quá liều, các biểu hiện của ngộ độc paracetamol cấp tính thường nhẹ và không  đặc hiệu. Sau 24-72 giờ, một số triệu chứng có thể xuất hiện gồm buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải, tăng ALT, tăng  INR [3, 5]. 

3. Nguyên tắc xử trí và phòng tránh ngộ độc: 

  • Nguyên tắc xử trí:  
  • Uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch N-acetylcysteine (NAC – Tiền chất của GSH), bắt đầu trong 8-12 giờ sau dùng  paracetamol đem lại hiệu quả bảo vệ tế bào gan tốt nhất [1, 3]. Nếu quá liều đường uống: trong vòng 4 giờ, có thể sử dụng than hoạt tính, trừ khi có chống chỉ định như: tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc tình trạng tâm thần bị thay đổi với nguy cơ sặc đường thở (Khuyến cáo mức độ 2C) [3]. Đồng thời, theo dõi men gan và biểu hiện lâm sàng chặt chẽ. 
  • Phòng tránh:
  • Tính liều theo từng đối tượng, đặc biệt lưu ý với người lớn ≤ 50kg và với trẻ em 
Đối tượng Liều điều trị [2, 4] Liều ngộ độc [2, 3]
Trẻ nhỏ Tính liều mg theo cân nặng: 

10-15mg/kg/lần dùng thuốc 

Tổng liều thuốc không quá 75mg/kg/ngày (Đường uống), 60mg/kg/ngày (Đường tiêm/truyền).

90mg/kg/ngày dùng trong hơn 1 ngày, 250mg/kg/24 giờ 

Trên 150mg/kg với liều duy nhất [5]

Người lớn Uống: 325-1000mg/lần dùng 

Tiêm truyền:  

Bệnh nhân >50kg: Tối đa 1g/lần, 4g/24 giờ Bệnh nhân ≤ 50kg: Tính liều theo cân nặng: Tối đa  15mg/kg/lần, 60mg/kg/ngày. 

Uống tổng 7,5 -10g trong hơn 1 ngày Trên 4g/24 giờ
  • Thận trọng khi dùng paracetamol trên một số bệnh nhân tăng nhạy cảm với độc tính gan, bao gồm: Bệnh nhân  bệnh nhân nghiện rượu, nhịn ăn lâu ngày/nhẹ cân suy dinh dưỡng, tuổi cao… 
  • Chú ý hàm lượng paracetamol có trong các thuốc giảm đau thường dùng để tránh quá liều khi kê đơn đồng thời  nhiều thuốc. 
  • Chú ý nồng độ, hàm lượng của chế phẩm paracetamol dạng siro uống, chai truyền tĩnh mạch để quy đổi mg và ml chính xác. 

Tài liệu tham khảo: 

  1. Bruschi, S.D.N.a.S.A., in Drug-induced liver disease, N.k.a.L. D.Deleve, Editor. 2007. p. 354-377. 
  2. Uptodate: Acetaminophen (paracetamol) poisoning in adults: Pathophysiology, presentation, and evaluation. Michael J  Burns, M.L.F., MDAnne M Larson, MD, FACP, FAASLD, AGAF, Apr 06, 2020. 
  3. Uptodate: Management of acetaminophen (Paracetamol) poisoning in children and adolescents. Kennon Heard, M.D., MD,  PhD, Apr 02, 2020. 
  4. Uptodate: Acetaminophen (Paracetamol): Drug information. 
  5. Uptodate: Clinical manifestations and diagnosis of acetaminophen (Paracetamol) poisoning in children and adolescents.  Kennon Heard, M.D., MD, PhD, May 13, 2020.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
27

Bài viết liên quan

Tương tác thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY