MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chụp cộng hưởng từ tim

Ngày xuất bản: 10/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chụp cộng hưởng từ tim  áp dụng cho các khoa chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

 

Người thẩm định: Trần Hải Đăng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 22/08/2020                                  Ngày hiệu chỉnh: 20/04/2022
Chụp cộng hưởng từ tim là kỹ thuật thăm khám cấu trúc tim và các bệnh lý cơ tim, buồng tim và các van tim. Kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh lý mạch vành (thiếu máu cơ tim).

1. Chỉ định/ Chống chỉ định chụp cộng hưởng từ tim

1.1. Chỉ định 

  • Bệnh tim bẩm sinh: đánh giá các bất thường giải phẫu, luồng thông…
  • Bệnh lý mạch vành: đánh giá vận động và chức năng thất trái, thất phải; đánh giá tính sống còn cơ tim trong nhồi máu cấp và mạn tính.
  • Bệnh lý cơ tim, bệnh lý chuyển hóa cơ tim: bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, viêm cơ tim, cơ tim không kết bè, lắng đọng sắt trong cơ tim, bệnh cơ tim amyloid, các bệnh lý cơ tim do rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, nghiện rượu) …
  • U tim: nguyên phát và thứ phát, cung cấp các tính chất khối u giúp chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u.
  • Bệnh lý màng ngoài tim.
  • Bệnh lý van tim: cấu trúc, vận động van, lượng giá dòng chảy, mức độ hở, hẹp van.
  • Đánh giá nhĩ trái, các tĩnh mạch phổi để điều trị rung nhĩ.

1.2. Chống chỉ định

  • Áp dụng theo văn bản: “Chương trình đảm bảo An toàn Cộng hưởng từ”.
Tham khảo quy trình chụp cộng hưởng từ tim

2. Dụng cụ/ thiết bị/ vật tư/ thuốc khi chụp cộng hưởng từ tim

2.1. Dụng cụ:

  • Kim luồn tĩnh mạch cỡ phù hợp
  • Bơm tiêm loại phù hợp.
  • Nước cất hoặc nước muối sinh lý
  • Găng tay, bông, gạc, băng dính vô trùng…

2.2. Thiết bị/ vật tư:

  • Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 hoặc 3.0 Tesla và các phương tiện hỗ trợ (máy gây mê, Monitor…).
  • Phim, máy in phim, đĩa, hệ thống lưu trữ hình ảnh

2.3. Thuốc:

  • Thuốc an thần (người bệnh cần gây mê)
  • Thuốc đối quang từ.
  • Thuốc chống dị ứng
  • Hộp chống sốc.
  • Chụp cộng hưởng từ tim gắng sức (stress): Cần Adenosine.

2.4. Địa điểm thực hiện:

  • Phòng chụp CHT tại khoa Chẩn đoán hình ảnh.
  • Bác sĩ, Điều dưỡng tim mạch sẽ đảm nhận việc sử dụng thuốc tăng nhịp tim và theo dõi người bệnh trong kỹ thuật chụp CHT tim gắng sức (stress).

3. Quy trình kỹ thuật thực hiện

3.1. Đặt người bệnh

  • Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp.
  • Lắp điện cực tim
  • Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu
  • Di chuyển bàn chụp vào vùng khoang máy và định vị vùng chụp

3.2. Kỹ thuật thực hiện các chuỗi xung

TTChuỗi xungTR (ms)TE (ms)Độ dày (mm)FOV (mm)PhaseMa trậnTiêu chuẩn
1LocalizerLấy được từ đầu xương ức tới giữa gan
2Localizer_SAX2501.18400A>P256 x 256Lấy được trên quai động mạch chủ tới qua mỏm tim
3Trufi_singleshop1271.18300 – 400A>P256 x 256
4Axial_haste_darkBlood723498300 – 400A>P256 x 256
5CINE_longaxis2401.18400A>P256 x 256Theo trục dài của tim
6CINE_SAX2401.18400A>P256 x 256 
7Dynamic test15518350 – 400A>P192 x 192
8Injection
9Dynamic Rest15518350 – 400A>P192 x 192 
10Wait 10 min
11Dynamic Stress15518350 – 400A>P192 x 192 
12Wait 10 min
13Delayed Enhancement7001.18350A>P192 x 192 
14Flow4236350A>P192 x 192 

3.3. Tai biến/biến chứng

  • Sợ hãi, kích động: động viên người bệnh, có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
  • Tai biến liên quan đến thuốc đối quang từ: thực hiện theo văn bản: “Hướng dẫn thực hiện và xử trí các phản ứng phụ liên quan đến thuốc tương phản trong chẩn đoán hình ảnh.
  • Tai biến liên quan đến chụp CHT tim gắng sức (stress): Nhờ phần hỗ trợ và xử lý của đội hồi sức tim mạch.

4. Check-list

STTNội dung cần thực hiện
1Xác định nhóm bệnh nhân theo tuổi (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh) Xác định tình trạng bệnh nhân (có khả năng phối hợp để thực hiện kỹ thuật như nằm không được di chuyển người khoảng 50 phút trong lồng chụp.
2Kiểm tra dụng cụ/điều kiện cần thiết để có thể tiến hành kỹ thuật.
3Kiểm tra phòng chụp, máy chụp đảm bảo có thể tiến hành kỹ thuật (ánh sáng, mức độ riêng tư, máy chụp sẵn sàng).
4Kiểm tra chỉ định của người bệnh (tên chỉ định, và các lưu ý khác)
                                                                      LẬP KẾ HOẠCH
5Đảm bảo người bệnh hiểu rõ về kỹ thuật chụp (tình trạng mang thai đối với phụ nữ, thay quần áo, tư thế chụp, phương pháp thở khi chụp) và đồng ý chụp.
6Kiểm tra an toàn cộng hưởng từ, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi bệnh nhân vào phòng chụp.
7Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho kỹ thuật (dụng cụ chính xác và đầy đủ).
                                                                         THỰC HIỆN
8Định danh người bệnh, đảm bảo người bệnh hiểu rõ về quy trình và đồng ý thực hiện kỹ thuật.
9Nhập thông tin bệnh nhân vào máy chụp (PID, đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh). Nhập đúng chiều cao, cân nặng của bệnh nhân.
10Sát khuẩn tay đúng.
11Chuẩn bị 20ml thuốc đối quang từ.
12Phối hợp với điều dưỡng đặt kim luồn cho bệnh nhân.
13Sát khuẩn tay
14Đưa bệnh nhân vào phòng chụp
15Hướng dẫn bệnh nhân khi cần sự trợ giúp (đưa bệnh nhân quả bóp). Hướng dẫn bệnh nhân đeo tai nghe chống ồn, hít vào, nín thở và sự vận hành của máy.
16Đặt tia định vị sao cho: tia ngang vào giữa xương ức, tia dọc trùng với mặt phẳng chính diện (đường nối giữa gian cung mày – mũi – rốn của bệnh nhân). Nhấn và giữ nút định vị để đưa bệnh nhân vào lồng chụp.
17Ra khỏi phòng chụp đảm bảo đóng kín cửa phòng.
18Chọn trương trình chụp Cardiac Dot Engine
19Chụp các chuỗi xung. Localizer. Chụp xung Localizer@Isocenter Chụp xung  Localizer_Pseudo_SAX  Chụp xung trufi_singleshop_nogap Chụp xung haste_db_tra Chụp xung DefineLongaxis Chụp xung CINE_Longaxis Chụp xung haste_db_tra Chụp xung Frequency Scout Chụp xung DefineSAX Chụp xung CINE SAX Nếu hình ảnh CINE Longaxis hoặc SAX bị rung hình không đánh giá được phải chụp lại 2 trình CINE Chụp xung Dynamic Test Tiêm ½ lượng thuốc ~ 10ml tốc độ ~5ml/s Chờ khoảng 10 phút Chụp xung DynamicRest Tiêm ½ lượng thuốc còn lại ~ 10ml tốc độ ~5ml/s Chờ khoảng 10 phút Chụp xung Delayed Enhancement Chụp xung Flow.
20Điều chỉnh phù hợp các thông số: TR, TE, FS, FOV, Slice, Dist.factor, Position, Orientation, Phase enc.dir, Slice thickness (nếu cần thiết).
21Hướng dẫn bệnh nhân bệnh nhân sau khi kết thúc kỹ thuật (ra ngoài thay đồ, chờ kết quả hoặc tiếp tục thực hiện các thăm khám khác).
22Vệ sinh phòng chụp, dụng cụ.
                                                                       LƯỢNG GIÁ
23Đánh giá chất lượng hình ảnh: Hình ảnh tim lấy được 2 buồng, 3 buồng, 4 buồng. Lấy được hình ảnh máu đen/máu trắng của tim Tiêm thuốc và làm 2 thì Dymamic Rest và Stress tốt. Chụp CINE_SAX để đo EF của tim Hình ảnh không bị rung, không bị nhiễu, giải phẫu các nhu mô rõ, nét.
24Tiến hành in phim: In 01 Phim CINE_Longaxis 5 x 6 ảnh trên Phim kích thước 36 x 43cm. Lấy được hình 2 buồng, 3 buồng, 4 buồng. In 01 Phim CINE_SAX 5 x 6 ảnh trên Phim kích thước 36 x 43cm. 01 phim show hình các bác sĩ sẽ dựng.
25Ghi chép hồ sơ theo quy định (tích vào ô đã thực hiện).
Chụp cộng hưởng từ tim giúp đánh giá chính xác được các bệnh lý tim mạch


5. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật

5.1. Trước khi thực hiện kỹ thuật

    • Tại khu vực tiếp đón (Zone 1)
      • Nhịn ăn trước ít nhất 4 – 6 giờ trong trường hợp có chỉ định an thần, gây mê…
  • Có kết quả xét nghiệm chức năng thận trong vòng tối đa 30 ngày và trong trường hợp có tiêm thuốc đối quang từ.
  • Tại khu vực hướng dẫn, thay đồ (Zone 2)
    • Người bệnh được giải thích kỹ về quy trình kỹ thuật thực hiện về thời gian, tiếng ồn, yêu cầu nằm yên trong quá trình chụp để phối hơp tốt.
    • Người bệnh được thay quần áo tại phòng thay đồ và tháo bỏ các vật chống chỉ định trong phòng CHT và xem video an toàn CHT.
    • Hướng dẫn người bệnh đi tiểu tiện trước khi vào phòng chụp trong những trường hợp không cần thăm khám liên quan đến hệ tiết niệu.
  • Tại khu vực phòng điều khiển CHT (Zone 3)
    • Kiểm tra lại thông tin người bệnh trước khi chụp.
    • Kiểm tra lại bảng kiểm an toàn CHT.
    • Kiểm tra người bệnh bằng dụng cụ quét từ tính trước khi đưa bệnh nhân vào phòng máy
  • Tại khu vực đặt máy chụp/ trong phòng chụp (Zone 4)
    • Đặt tư thế người bệnh, đeo tai nghe chống tiếng ồn.
    • Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong quá trình chụp
    • Hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ khi cần thiết
    • Động viên người bệnh trong trường hợp người bệnh lo lắng, kém hợp tác.

5.2. Sau khi thực hiện kỹ thuật

  • Theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh sau khi kết thúc kỹ thuật (trong trường hợp tiêm thuốc/ gây mê) rút đường truyền khi đánh giá người bệnh an toàn.
  • Hẹn giờ trả kết quả hoặc hướng dẫn người bệnh làm các dịch vụ khác nếu có.

Tài liệu tham khảo/ Tài liệu liên quan

Ghi chú:

  • Văn bản được sửa đổi lần thứ 01, thay thế văn bản “Quy trình chụp cộng hưởng từ tim” – Mã VMEC_CM117 phát hành ngày 10/06/2020.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
20

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia