Quy trình kỹ thuật bơm Sunfactant qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp
Quy trình kỹ thuật bơm Sunfactant qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp áp dụng cho Điều dưỡng khoa Sơ sinh tại các bệnh viện.
Người thẩm định: Ngô Đức Thọ
Người phê duyệt: Ngô Đức Thọ
Ngày phát hành: 10/04/2017
1. Định nghĩa
Nội dung bài viết
Xem phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh màng trong ở đẻ non
2. Chỉ định kỹ thuật bơm Sunfactant qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp
2.1. Trẻ đẻ non/màng trong
Khuyến cáo điều trị surfactant cho trẻ đẻ non (Highlights of a Satellite symposium at 44th Annual Meeting of ESPR 9-2003) | ||
<27 – 28 tuần | 29 – 31 tuần | >= 32 tuần |
Điều trị dự phòng tại phòng sinh | nCPAP sớm | Theo dõi |
Rút NKQ 🡺 nCPAP | Điều trị surfactant sớm (100mg/kg) nếu FiO2>30% + “phổi trắng” trên XQ | Điều trị surfactant (100-200 mg/kg) nếu FiO2>40% + “phổi trắng” trên XQ |
2.2. Hội chứng hít phân su/dịch ối
- Chẩn đoán xác định hội chứng hít (dịch ối, phân su, máu mẹ) (xem bài hội chứng hít phân su)
- Cân nặng >2500 gr, tuổi thai >37 tuần
- Tuổi nhập viện: ≤ 12h
- a/Ap02 < 0.2 (dựa vào khí máu gần nhất)
- OI: ≥ 8 – ≤ 25 (tính theo công thức, OI=Fi02 x MAP/pa02 x 100) và theo kết quả khí máu gần nhất và các thông số máy đang cần hỗ trợ tại thời điểm làm khí máu)
- Hô hấp hỗ trợ bằng máy thở
2.3. Loại surfactant:
có nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất từ phổi lợn hay phổi bò
- Bệnh màng trong/đẻ non: Curosurf hay Survanta/Newfactan
- Hội chứng hít: Survanta hay Newfactan
2.4. Chống chỉ định kỹ thuật bơm Sunfactant qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp
không. Thận trọng khi mạch, huyết áp chưa ổn định
3. Dụng cụ/thiết bị/vật tư/thuốc
3.1. Dụng cụ:
- Găng tay vô khuẩn cho bác sĩ, điều dưỡng (người trực tiếp bơm thuốc)
- Bơm tiêm dùng 1 lần 5 ml (1-3 cái)
- Kim lấy/pha thuốc
- Kéo vô khuẩn để cắt sonde
- Sonde ăn số 6
3.2. Thuốc (surfactant)
- Lấy ra khỏi tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ phòng (làm ấm tự nhiên)
- Tính liều trên cân nặng
- Không lắc lọ thuốc, tránh làm tung bọt
4. Chuẩn bị người bệnh
- Đặt nằm trong lồng ấp/giường hồi sức, tư thế trung gian, đầu hơi ngửa
- Cho an thần nếu người bệnh kích thích
- Kiểm tra vị trí của NKQ dựa vào:
- XQ tim phổi
- Bằng nghe thông khí đều 2 bên
- Số cố định bên ngoài của NKQ
- Hút dịch NKQ trước bơm thuốc (nếu cần)
- Làm các xét nghiệm cơ bản (CTM, cấy mấu, ĐGĐ, đông máu, khí máu, XQ tim phổi) trước bơm thuốc
- Đặt catheteer tĩnh mạch rốn (nuôi dưỡng TM), động mạch rốn hay động mạch quay (theo dõi huyết áp xâm nhập) trước bơm thuốc
- Trước khi bơm thuốc:
- Giữ nguyên thông số máy thở. Nếu đang thở HFO phải chuyển về máy thở thường)
- Tần số tb – 40l/phút, không để thở tần số cao, tránh trào ngược thuốc
- Đặt kim luồn, lấy các xét nghiệm theo chỉ định trước khi bơm thuốc
- Gắn máy theo dõi Sp02
- Đo huyết áp

5. Các bước kỹ thuật bơm Sunfactant qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp
5.1. Chuẩn bị thuốc
- Curosurf: Hút thẳng thuốc từ lọ (tổng liều) vào 1 bơm tiêm vô khuẩn
- Newfactan: pha 1 lọ thuốc với 4ml dd muối 9%o ấm, sau đó chia tổng liều thuốc đã tính trên cân nặng ra 3 bơm tiêm 5cc
- Survanta: hút thuốc vào bơm tiêm (1-3 cái, phụ thuộc cân nặng)
5.2. Chuẩn bị sonde:
- Cắt bớt sonde bằng kéo vô khuẩn 1 đoạn bằng chiều dài NKQ – 0,5 cm (tính từ đốc sonde)
- Làm đầy thuốc vào sonde đã cắt trước
5.3. Ngắt người bệnh ra khỏi máy, luồn sonde đã được cắt và làm đầy thuốc sẵn, bơm thuốc nhanh qua NKQ
- Curosurf: bơm thuốc 1 lần nhanh vào ống NKQ, ở 1 tư thế nằm ngửa
- Newfactan, Survanta: bơm thuốc nhanh qua NKQ ở 3 tư thế (ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái, sau mỗi lần ngắt máy
5.4. Sau mỗi lần bơm thuốc:
- Sau bơm thuốc, rút sonde, nối người bệnh lại với máy thở, giữ nguyên các thông số máy trong vòng vài phút
- Nếu Sp02 đạt đích thì giảm dần Fi02 trước, mỗi lần 5 %
- Nếu trong quá trình bơm thuốc trẻ bị giảm Sp02 => nối người bệnh lại với máy thở/hay bóp bóng có oxy, tăng Fi02
- Chỉ bơm thuốc ở các tư thế tiếp theo nếu Sp02 >90%
5.5. Thay đổi thông số máy sau bơm thuốc:
- Sau bơm thuốc, giảm Fi02 trước tiên, mỗi lần 5%, nhưng vẫn phải duy trì được Sp02 theo đích:
- > 90% (đẻ non).
- > 95% (hít phân su)
- Kết thúc cuộc bơm, theo dõi sát toàn trạng người bệnh, chỉ giảm PIP sau 15 phút nếu Sp02 đạt được mức cần duy trì
- Cân nhắc thay đổi các thông số khác (PIP,TS, Ti… sau khi có kết quả khí máu kiểm tra
5.6. Các xét nghiệm cần làm sau bơm thuốc:
- Khí máu mỗi 6 giờ
- XQ tim phổi mỗi 6 giờ
5.7. Theo dõi người bệnh sau bơm thuốc:
- Đặt người bệnh ở tư thế trung gian, tránh mọi kích thích (tiếng ồn, ánh sáng)
- Cố định tốt ống NKQ (tránh bị gập ống)
- Liên tục theo dõi Sp02, huyết áp, duy trì đích cần đạt
- Không hút dịch NKQ trong 4-6 giờ sau bơm thuốc
- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
- Lấy xét nghiệm theo y lệnh của bác sỹ (theo giờ)
- Cố định tốt ống NKQ (tránh bị gấp ống)
- Liên tục theo dõi Sp02 (duy trì ở mức cần đạt)
- Duy trì dịch nuôi TM bằng máy
- Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh
- Ghi bảng theo dõi về máy thở ( ts tim, HA, Sp02)
- Cân đo số lượng nước tiểu hàng ngày , tính tỉ lệ dịch ra/vào 3 giờ/lần (theo ý lệnh khi cần), ghi vào bảng theo dõi
- Chăm sóc người bệnh khi có chỉ định chụp XQ tim phổi (đặt chỉnh tư thế)
5.8. Chỉ định dùng thuốc nhắc lại:
- Đẻ non:
- Trẻ vẫn phải thở máy (thông số máy cao)
- Nhu cầu oxy trong khí thở vào vẫn >40-50%
- Chưa có cải thiện trên XQ tim phổi
- Tuổi sau sinh còn ít
- Tình trạng toàn thân ổn định
- Hội chứng hít:
- Tiếp tục hỗ trợ bằng máy thở
- OI vẫn tăng cao sau bơm thuốc 3-6 giờ
- Chỉ số a/A không cải thiện
6. Địa điểm thực hiện:
tại box của khoa hồi sức sơ sinh hoặc tại phòng mổ/sinh (với trẻ quá non yếu)
7. Tai biến/biến chứng
- Giảm Sp02
- Chậm nhịp tim
- Tràn khí
- Xử trí: ngưng bơm thuốc, tăng Fi02, bóp bóng hay cho người bệnh thở máy cho đến khí tăng nhịp tim và Sp02
8. Check-list
9. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật
- Giải thích cho gia đình về lợi ích, kỹ thuật bơm thuốc, các biến chứng có thể trong và sau bơm thuốc
- Cách phòng tránh và loại trừ, kế hoạch điều trị, chăm sóc tiếp theo
Chữ viết tắt:
NKQ: Nội khí quản
Tài liệu tham khảo
- Prevention and treatment of respiratory distress syndrome in preterm infants Authors Firas Saker, MD, FAAP Richard Martin, MD Section Editor Joseph A Garcia-Prats, MD Deputy Editor Melanie S Kim, MD. Dec 12 2012
- Pathophysiology and clinical manifestations of respiratory distress syndrome in the newborn Authors Firas Saker, MD, FAAP Richard Martin, MD Section Editor Joseph A Garcia-Prats, MD Deputy Editor Melanie S Kim, MD. Oct 19 2012
- Neonatalogy. Mangagement, Procedures, On-Call Problems, Diseases and Drugs. Fifth edition
- House Staff Manual for the William H.Tooley Intensive Care Nursery University of California, San Francisco.Eighth Edition, July 2003
- Care of the High-Risk neonate. Fifth edition
- USC Neonatal-Perinatal Medicine 2015-2016 Divission of Neonatology Handbook. P 29
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.