MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn thủ tục cho trẻ sơ sinh chuyển sản / ra viện / chuyển viện

Ngày xuất bản: 22/07/2022
icon-toc-mobile

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn thủ tục cho trẻ sơ sinh chuyển sản / ra viện / chuyển viện áp dụng cho khoa Sơ sinh tại các bệnh viện Vinmec.

Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành lần đầu: 17/12/2014

Ngày hiệu chỉnh: 10/06/2020

Áp dụng

Cho trẻ sơ sinh điều trị tại khoa sơ sinh, ổn định có thể ra viện . hay cần chuyển viện vì bệnh lý hay theo nguyện vọng gia đình .

  • Trẻ sơ sinh điều trị tại NICU ổn định, có chỉ định chuyển khoa Sản nằm cùng mẹ hoặc ra viện.
  • Trẻ sơ sinh điều trị tại NICU, gia đình có nguyện vọng xin ra viện ( không theo chỉ định bác sỹ).
  • Trẻ sơ sinh điều trị tại NICU/khu sơ sinh bệnh lý có tình trạng bệnh vượt quá khả năng điều trị cần chuyển viện hoặc chuyển viện theo nguyện vọng của gia đình.

I. Các bước thực hiện

1. Chuyển trẻ sang khoa Sản nằm cùng mẹ

1.1. Bác sĩ điều trị:

  • Thông báo cho gia đình kế hoạch chuyển khoa sản.
  • Kiểm tra và hoàn thiện HSBA ( bản cứng và Ehos):
    • Chỉ định chuyển khoa Sản.
    • Hoàn thiện bệnh án.
    • Biên bản bàn giao người bệnh chuyển khoa.
  • Tư vấn cho gia đình về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, cách theo dõi và phát hiện sớm một số dấu hiệu bệnh lí như: suy hô hấp, vàng da, rối loạn tiêu hoá, viêm da,…

1.2. Điều dưỡng chăm sóc:

  • Xác nhận thông tin chuyển khoa Sản. ( Đảm bảo chắc chắn có chỉ định chuyển khoa Sản của bác sỹ điều trị).
  • Thông báo với gia đình, xác nhận giờ chuyển trẻ.
  • Kiểm tra và hoàn thiện HSBA ( bản cứng và Ehos) các mục còn thiếu:
  • Y lệnh thuốc.
  • Phiếu TD điều dưỡng.
  • TD diễn biến người bệnh.
  • Kế hoạch chăm sóc
  • Phiếu GDSK.
  • Phiếu yêu cầu sử dụng dịch vụ.
  • Biên bản bàn giao người bệnh chuyển khoa.
  • Tập hợp toàn bộ giấy tờ liên quan đến thanh toán để gửi cho khoa sản bao gồm:
    • Phiếu chỉ định dịch vụ.
    • Bảng kê thuốc, VTTH đã sử dụng.
    • Phiếu xác nhận thời gian vào – ra NICU.
  • Những giấy tờ trả cho gia đình trẻ, bao gồm:
    • Kết quả xét nghiệm.
    • Kết quả X-quang ( bao gồm film).
    • Kết quả cận lâm sàng khác: siêu âm, cộng hưởng từ, sàng lọc thính lực (nếu có)
    • Bảng kê chi tiết sau khi sử dụng tại khoa sơ sinh

1.3. Chuẩn bị trẻ:

  • Kiểm tra: vòng đeo tay của trẻ ( đủ 2 vòng tay: 1 vòng tay có PID tên mẹ, 1 vòng tay có PID tên mẹ và con), biển tên cài ở giường trẻ nằm.
  • Kiểm tra lại các chức năng sống của trẻ.
  • Tắm/ lau người, thay quần áo sạch của gia đình cho trẻ.
  • Rút kim luồn và các đường truyền tĩnh mạch ( nếu có).
  • Tháo sensor của máy monitor.

1.4. Bàn giao trẻ với gia đình:

  • Trường hợp mẹ trẻ vẫn nằm khoa Sản và đã tạm ứng đầy đủ chi phí, thì bàn giao toàn bộ giấy tờ thanh toán của trẻ cho điều dưỡng khoa Sản để khi mẹ trẻ ra viện sẽ thanh toán luôn phần chi phí của trẻ).
  • Thông báo cho Điều dưỡng Sản thời gian chuyển trẻ.
  • Bàn giao trẻ với điều dưỡng khoa Sản tại phòng mẹ:
    • Kiểm tra vòng đeo tay của mẹ trùng với vòng đeo tay của con.
    • Tình trạng trẻ theo mô hình SBAR.
    • HSBA
    • Ký sổ bàn giao
  • Bàn giao cho mẹ trẻ:
    • Các kết quả cận lâm sàng ( nếu có).
    • Tài sản riêng của trẻ: bỉm, khăn ướt, sữa công thức, bình sữa,…
    • Mẹ ký xác nhận vào sổ nhận đúng con.
    • Hướng dẫn lại gia đình cách cho bú, chăm sóc và TD trẻ ( nếu cần).

II. Ra viện

2.1. Ra viện thường quy (trẻ ổn định ra viện)

2.1.1. Bác sỹ điều trị

  • Thông báo cho gia đình: tùy vào tình trạng của trẻ, thông báo kế hoạch ra viện trước
  • 16h00 ngày hôm trước hoặc buổi sáng ngày ra viện.
  • Kiểm tra và hoàn thiện HSBA (bản cứng và e-Hos): chỉ định ra viện, hoàn thiện bệnh án, tóm tắt bệnh án, giấy ra viện, báo cáo y tế (nếu cần), sổ y bạ, đơn thuốc (nếu cần).
  • Tư vấn cho gia đình về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, cách theo dõi phát hiện sớm một số dấu hiệu bệnh lí như suy hô hấp, vàng da, viêm da, rối loạn tiêu hóa…
  • Hẹn khám lại: dựa vào bệnh lý cụ thể để hẹn trẻ và gia đình.
    • Trường hợp trẻ được đẻ thường : khám lại lúc 04 ngày tuổi.
    • Trường hợp trẻ được mổ đẻ : khám lại sau khi ra viện một tuần.
    • Trường hợp trẻ bệnh lý đã điều trị tại khoa sơ sinh, ổn định : khám lại theo hẹn của bác sỹ

2.1.2. Điều dưỡng / nhân viên hành chính

  • Xác nhận thông tin ra viện (đảm bảo chắc chắn có y lệnh ra viện của bác sỹ điều trị).
  • Thông báo với gia đình xác nhận giờ xuất viện.
  • Kiểm tra và hoàn thiện HSBA (bản cứng và e-Hos): y lệnh thuốc, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc,kế hoạch chăm sóc, phiếu GDSK, phiếu yêu cầu sử dụng dịch vụ, bảng kiểm chuẩn bị ra viện .
  • Tập hợp giấy tờ liên quan đến thanh toán để gửi cho CSKH, bao gồm
    • Phiếu chỉ định dịch vụ.
    • Bảng kê thuốc, VTTH đã sử dụng
    • Phiếu xác nhận thời gian vào – ra NICU/khoa sơ sinh bệnh lý
  • Nhân viên hành chính in bảng kê chi tiết sử dụng dịch vụ, gửi lại gia đình trẻ và mời gia đình đến quầy thu ngân thanh toán
  • Kiểm tra toàn bộ giấy tờ trả cho gia đình trẻ bao gồm
    • Kết quả xét nghiệm
    • Kết quả X-quang ( bao gồm film )
    • Kết quả cận lâm sàng khác : siêu âm, cộng hưởng từ, sàng lọc thính lực ( nếu có )
    • Sổ y bạ / đơn thuốc ( nếu có )
    • Giấy ra viện
    • Báo cáo y tế ra viện
  • Xin đủ chữ ký và dấu vào giấy ra viện theo quy định.
  • Rà soát lần cuối cùng toàn bộ HSBA. Trả HSBA lưu kho theo quy định của bệnh viện.

2.1.3 Bàn giao xuất viện

  • Chuẩn bị trẻ :
    • Kiểm tra : vòng đeo tay của trẻ ( đủ 2 vòng 1 vòng tay có PID tên mẹ, 1 vòng tay có PID tên mẹ và con ) biển tên cài ở giường trẻ nằm
    • Kiểm tra lại các chức năng sống của trẻ
    • Rút kim luồn và các đường truyền tĩnh mạch ( nếu có )
    • Tháo sensor của máy monitor
  • Bàn giao trẻ với gia đình:
    • Liên hệ với CSKH để xác nhận chắc chắn gia đình đã thanh toán đầy đủ.
    • Bàn giao trẻ cho mẹ :
      • Kiểm tra vòng đeo tay của mẹ trùng với vòng đeo tay của con.
      • Mẹ ký xác nhận vào sổ nhận đúng con.
      • Bàn giao giấy tờ , tài sản riêng của trẻ cho gia đình (nếu có).
    • Thực hiện kiểm tra tài sản phòng của mẹ khi ra viện theo quy định của Bệnh viện.

2.2. Ra viện không theo chỉ định của Bác sỹ

  • Thực hiện các bước như mục 2.1
  • Bác sỹ điều trị : giải thích và hướng dẫn gia đình ký cam kết “giấy ra viện không theo chỉ định của Bác sỹ ”

III. Chuyển viện

  • Theo chỉ định và không theo chỉ định
  • Thực hiện các bước như phần 2.1

3.1 Bác sỹ điều trị

3.1.1 Viết giấy chuyển viện – tóm tắt bệnh án (thay thế giấy ra viện).

3.1.2 Giải thích và hướng dẫn gia đình ký cam kết ( nếu chuyển viện không theo chỉ định)

3.1.3 Liên hệ nơi nhận trẻ.

3.1.4 Chỉ định nhân lực, phương tiện vận chuyển. Thực hiện theo “Quy định chuyển viện” và “Quy định điều xe cứu thương” (nếu cần).

3.1.5 Không hẹn khám lại.

3.2. Điều dưỡng chăm sóc :

3.2.1. Thực hiện hoàn tất HSBA và các mục thanh toán, cần phối hợp linh hoạt với lễ tân thu ngân để hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo sự an toàn của trẻ.

3.2.2. Thực hiện vận chuyển trẻ an toàn theo chỉ định của Bác sỹ (vận chuyển bằng xe cứu thương và có nhân viên hộ tống của Vinmec nếu gia đình đồng ý sử dụng dịch vụ vận chuyển của Bệnh viện).

Chữ viết tắt:

  • PID: Mã người bệnh
  • HSBA: Hồ sơ bệnh án
  • NICU: Khoa Sơ sinh
  • CSKH: Chăm sóc khách hàng

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
11

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia