Chuẩn đoán thai nghén
Ngày xuất bản: 03/05/2023
Chẩn đoán thai nghén ngày nay là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm để xác định tình trạng có thai của người phụ nữ và phân biệt với tình trạng bệnh lý khác.
1. Tổng quan về thai nghén?
Nội dung bài viết
Khi có sự thụ thai và làm tổ của trứng, cơ thể của người phụ nữ có những thay đổi sinh lý. Đó là những thay đổi về hình thể bên ngoài cũng như các cơ quan, thể dịch trong cơ thể. Tất cả những thay đổi đó có thể gây nên các dấu hiệu mà người ta gọi là triệu chứng thai nghén.
Thời kỳ thai nghén: 280 ngày ( 40 tuần ) kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng
Về lâm sàng, thời kỳ thai nghén được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 20 tuần đầu: Chẩn đoán rất khó vì các dấu hiệu thai nghén là kết quả của những biến đổi cơ thể do hiện tượng có thai gây nên, đó là những thay đổi sinh lý của người mẹ không phải là những dấu hiệu trực tiếp của thai nghén gây nên.
- Giai đoạn nửa sau thai kỳ thai nghén: Chẩn đoán thai nghén giai đoạn này thường dễ vì các triệu chứng rõ ràng, lúc này các dấu hiệu trực tiếp của thai đã thể hiện rõ trên lâm sàng như: cử động của thai nhi, nghe được tiếng tim thai, đặc biệt sờ nắn được các phần của thai.
2. Thai nghén giai đoạn 4 tháng rưỡi đầu
2.1 Triệu chứng cơ năng
Tắt kinh: đáng tin cậy đối với những người khỏe mạnh, kinh nguyệt đều.
Nghén: buồn nôn, nôn, tiết nước bọt, thay đổi khứu giác, vị giác, tiết niệu, thần kinh và tâm lý.
Các triệu chứng nghén thường tự mất đi khi thai 12-14 tuần.
2.2 Triệu chứng thực thể
Vú: to lên nhanh, quầng vú và đầu vú thâm lại, hạt Montgomery nổi rõ, nổi tĩnh mạch, có thể có sữa non.
Thân nhiệt: thường trên 37 độ C
Da: xuất hiện sắc tố ở da, mặt, bụng, rạn da, có đường nâu ở bụng, người ta thường nói là gương mặt thai nghén.
Bụng: bụng dưới to lên, thấy rõ sau 14 tuần.
Bộ máy sinh dục:
- Âm đạo: sẫm màu hơn
- Cổ tử cung: tím, mềm, nút nhầy cổ tử cung
- Eo tử cung: có dấu hiệu Hégar, khi khám thấy tử cung và cổ tử cung như tách rời nhau chứng tỏ rằng eo tử cung mềm ( không nên làm vì dễ gây sảy thai )
- Tử cung: mềm, thân tử cung như hình cầu ( dấu hiệu Noble: khi để tay ở túi cùng bên âm đạo có thể chạm đến thân tử cung chứng tỏ tử cung to)
- Thể tích tử cung to dần theo sự phát triển của thai. Từ tháng thứ 2, mỗi tháng tử cung cao trên vệ 4cm
- Dấu hiệu Piszkacsek: ở chỗ làm tổ của trứng thấy tử cung hơi phình lên làm cho tử cung hơi phình lên một chút làm cho tử cung mất đối xứng theo trục của nó
- Khi thăm khám có thể thấy tử cung co bóp là đặc tính của tử cung khi có thai, là một dấu hiệu có giá trị ( hạn chế thăm khám vì dễ gây sảy thai )
2.3 Triệu chứng cận lâm sàng
Tìm hCG ( Human chroionic Gonadotropin ) trong nước tiểu bằng:
- Phản ứng sinh vật: đây là các phương pháp kinh điển, hiện nay dần được thay thế bằng các xét nghiệm hóa sinh
- Phản ứng miễn dịch Wide Gemzell
Định lượng hCG trong máu:
Doppler khuyếch đại tim thai: phát hiện hoạt động của tim thai nhưng không được khuyến khích dùng bởi tác dụng nhiệt của sóng siêu âm có thể làm ảnh hưởng đến thai ở giai đoạn thai nhỏ này
Siêu âm: túi ối, âm vang thai, tim thai… tùy theo tuổi thai. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường chỉ làm trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén khi triệu chứng cận lâm sàng chưa rõ ràng ( nhất là khi cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp bệnh lý ở tử cung )
2.4 Chẩn đoán phân biệt
Tắt kinh:
- Kinh nguyệt không đều, dùng thuốc tránh thai
- Mất kinh do cho con bú, rối loạn tiền mãn kinh
- Có phụ nữ không bao giờ có kinh, nếu ra máu âm đạo là có thai (máu bồ câu)
- Bệnh lý: rối loạn tâm lý, bệnh nhiễm trùng, bệnh toàn thân…
Nghén:
- Giả nghén: quá mong hoặc quá sợ có thai
- Buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt do nguyên nhân khác
U nang buồng trứng: U nang nằm sát với tử cung, người phụ nữ vẫn hành kinh, không nghén, mật độ tử cung bình thường, kích thước tử cung bình thường, di động khối u biệt lập với tử cung, hCG âm tính, siêu âm không có thai trong tử cung và cạnh tử cung có hình ảnh của u nang buồng trứng
U xơ tử cung
- Rối loạn kinh kiểu cường kinh: Thời gian thấy kinh dài dần, số lượng kinh tăng dần
- Không nghén, không có sự thay đổi ở âm đạo, cổ tử cung
- Thân tử cung to, mật độ chắc, có thể khám thấy sự ghồ ghề của nhiều thân xơ
- U xơ tử cung thể tích tử cung phát triển chậm
- Xét nghiệm hCG trong nước tiểu
- Siêu âm không thấy thai trong tử cung
U xơ tử cung kèm theo có thai
3. Thai nghén giai đoạn 4 tháng rưỡi sau
3.1 Triệu chứng cơ năng
Tắt kinh: vẫn mất kinh
Nghén: thường đã hết nghén
Nhận biết được cử động của thai
3.2 Triệu chứng thực thể
Các thay đổi ở da, vú rõ hơn
Âm đạo, cổ tử cung tím rõ, mềm dần
Thân tử cung to lên theo sự phát triển của thai
Khám:
- Nắn: thấy các phần của thai, thấy các cử động của thai
- Nghe: nghe được tim thai ( cần phân biệt với mạch mẹ )
3.3 Các triệu chứng cận lâm sàng
– Siêu âm: hình ảnh thai, tim thai, rau, ối…
3.4 Chẩn đoán phân biệt
Khối u buồng trứng to:
- Không có tiền sử tắt kinh, nghén
- Không có cử động thai, không nghe được tim thai, không nắn thấy phần thai
- Khám thấy tử cung nhỏ nằm ở dưới, khối u to nằm ở trên
- Dựa trên siêu âm, hCG kết hợp chẩn đoán
U xơ tử cung
- Không có tiền sử tắt kinh, nghén
- Mật độ tử cung cứng, chắc
- Siêu âm, hCG kết hợp chẩn đoán
Cổ chướng
Bệnh lý nội, ngoại khoa kèm theo
Việc xác định thai nghén trong nửa đầu thai kì rất quan trọng bởi lúc này là thời gian mà thai phụ cần được chăm sóc đặc biệt.
Đọc thêm: Điều trị doạ đẻ non?
920
Bài viết liên quan
Bình luận0
Đăng ký
0 Comments