MỚI

Bệnh viêm tiểu khung

Ngày xuất bản: 01/12/2022

Viêm tiểu khung là bệnh lý ở nữ giới, thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ – những người trong độ tuổi sinh sản, dễ gặp hơn ở các chị em quan hệ tình dục với nhiều người. Viêm tiêu khung là một trong những nguyên nhân khiến chị em khó có thai, thậm chí vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

PID bao gồm một loạt các rối loạn viêm đường sinh dục trên ở nữ giới, bao gồm bất kỳ tập hợp nào của viêm màng trong dạ con, viêm vòi trứng, áp-xe buồng trứng và viêm phúc mạc vùng chậu (1155-1157). Các sinh vật lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là N. gonorrhoeae và C. trachomatis thường liên quan đến căn bệnh này. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tỷ lệ các trường hợp PID do N. gonorrhoeae hoặc C. trachomatis đang giảm; trong số những phụ nữ được chẩn đoán PID cấp tính, khoảng 50% có xét nghiệm dương tính với một trong 2 vi khuẩn này (1158-1160). Các vi sinh vật bao gồm hệ thực vật âm đạo, chằng hạn như vi sinh vật kỵ khí hoàn toàn và không bắt buộc (1160) và G. vaginalis, H. influenza, vi khuẩn gram âm trong ruột, và Streptococcus agalactiae có liên quan đến PID (1161). Ngoài ra, virus cytomegalo (CMV), Y. vaginalis, M. hominis, và U. urealyticum có thể liên quan đến một số trường hợp PID nhất định (1072). Dữ liệu cũng chỉ ra rằng M. genitalium có thể đóng vai trò trong sự phát sinh bệnh PID (765, 982) và có thể liên quan đến các triệu chứng nhẹ hơn (919, 923, 928), mặc dù một nghiên cứu đã không thể chứng minh sự gia tăng đáng kể PID sau khi phát hiện M. genitalium ở đường sinh dục dưới (925).

Sàng lọc và điều trị bệnh chlamydia và bệnh lậu  cho những phụ nữ thường xuyên quan hệ  tình dục sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm PID (1162, 1163). Mặc dù bệnh viêm đường âm đạo có liên quan đến PID thì tỷ lệ mắc PID có thể giảm thông qua việc xác định và điều trị cho bệnh nhân nhiễm bệnh viêm âm đạo hay không vẫn chưa được chứng minh (1161). Cả việc sàng lọc M. genitalium cho phụ nữ trẻ có liên quan đến việc giảm PID hay không vẫn chưa được chứng minh.

 

Xem xét và chẩn đoán

PID cấp tính rất khó chẩn đoán vì sự thay đổi đáng kể của các triệu chứng và dấu hiệu có liên quan đến loại bệnh này. Phụ nữ nhiễm PID thường có các triệu chứng không dễ phát hiện hoặc không rõ nguyên nhân, thậm chí không có triệu chứng. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể góp phần gây ra di chứng viêm ở đường sinh dục trên. Có thể dùng phương pháp nội soi để chẩn đoán chính xác hơn về viêm salping và chẩn đoán vi khuẩn hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, công cụ chẩn đoán này thường không có sẵn và việc sử dụng cũng không hẳn là đúng khi mà các triệu chứng còn nhẹ và mơ hồ. Hơn nữa, nội soi sẽ không phát hiện viêm nội mạc tử cung và có thể không phát hiện chứng viêm khó thấy của ống dẫn trứng. Do đó, chẩn đoán PID thường dựa trên những phát hiện lâm sàng mơ hồ (1164-1166).

 

Dữ liệu chỉ ra rằng chẩn đoán lâm sàng PID có triệu chứng mang trị số tiên lượng dương tính từ 65%-90% so với nội soi (1167-1170). Trị số tiên lượng dương tính của chẩn đoán lâm sàng PID cấp tính phụ thuộc vào đặc điểm dịch tễ học của dân số, với trị số tiên lượng dương tính cao hơn ở phụ nữ trẻ thường xuyên có quan hệ tình dục (đặc biệt là thanh thiếu niên), phụ nữ thăm khám ở các phòng khám về bệnh lây truyền qua đường tình dục và những người sống trong các nhóm cộng đồng có tỷ lệ mắc bệnh lậu hoặc chlamydia cao. Mặc cho trị số tiên lượng dương tính, không có phát hiện nào về mặt lịch sử, vật lý hay thí nghiệm có thể chẩn đoán PID cấp tính nhạy bén và cụ thể. Những kết hợp trong phát hiện triệu chứng mà có thể chứng minh độ nhạy bén (phát hiện nhiều phụ nữ nhiễm PID) hay độ đặc hiệu (loại trừ nhiều phụ nữ không bị PID) chỉ làm được như vậy ở một mức độ khác. Ví dụ như cần đến hai hoặc nhiều phát hiện để loại trừ nhiều phụ nữ không nhiễm PID và giảm số lượng phụ nữ được xác định nhiễm PID.

Các giai đoạn của PID thường chưa được ghi nhận. Mặc dù một số trường hợp nhất định không có triệu chứng, những trường hợp khác không được chẩn đoán vì bệnh nhân hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe không nhận ra mức độ liên quan của các triệu chứng hoặc có dấu hiệu, triệu chứng nhẹ hoặc không đặc hiệu (ví dụ như chảy máu bất thường, đau khi quan hệ và tiết dịch âm đạo). Ngay cả những phụ nữ bị PID nhẹ hoặc không có triệu chứng cũng có thể có nguy cơ bị vô sinh (1157). Do khó chẩn đoán và có khả năng gây tổn hại cho sức khỏe ở phụ nữ, các cơ sở chăm sóc sức khỏe nên duy trì ngưỡng thấp để chẩn đoán lâm sàng (1158). Các khuyến cáo cho việc chẩn đoán PID nhằm hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát hiện khi nào nên chẩn đoán đó là PID và khi nào cần có thêm thông tin để chẩn đoán chắc chắn hơn. Chẩn đoán và quản lý các nguyên nhân khác gây đau bụng dưới (ví dụ như mang thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa cấp tính, u nang buồng trứng, xoắn buồng trứng hoặc đau chức năng) không có khả năng bị suy yếu bằng cách điều trị kháng khuẩn PID. Điều trị PID có cơ sở cần áp dụng cho phụ nữ trẻ thường xuyên quan hệ tình dục và những phụ nữ có nguy cơ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu họ đang bị đau vùng chậu hoặc bụng dưới, nếu không có nguyên nhân gây bệnh khác thì có thể xác định đó là PID, hoặc nếu xuất hiện ít nhất 1 trong 3 triệu chứng lâm sàng tối thiểu sau đây khi kiểm tra vùng chậu; đau chuyển động cổ tử cung, đau tử cung hoặc đau adnexal.

Các tiêu chí cụ thể hơn để chẩn đoán PID bao gồm sinh thiết nội mạc tử cung căn cứ trên mô bệnh học của viêm nội mạc tử cung, siêu âm âm đạo hoặc kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cho thấy cá ống dày, chứa đầy chất lỏng có hoặc không có dịch chậu tự do hoặc phức hợp buồng trứng, hoặc các nghiên cứu Doppler cho thấy tình trạng nhiễm trùng vùng chậu (ví dụ như chứng sung huyết ống dẫn trứng), và kết quả nội soi tương thích với PID. Một đánh giá chẩn đoán bao gồm một số trong những bước bổ sung có thể được thực hiện trong những trường hợp nhất định. Sinh thiết nội mạc tử cung được tiến hành trên những phụ nữ đã trải qua nội soi nhưng không tìm ra căn cứ trực quan về bệnh viêm salping vì đối với một số phụ nữ thì viêm nội mạc tử cung là dấu hiệu duy nhất của PID.

Việc xuất hiện 3 triệu chứng tối thiểu mới bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm có thể dẫn đến kết quả chẩn đoán PID. Sau khi quyết định có nên bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm hay không, các bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét lược đồ rủi ro đối với những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thường thì sẽ cần tới đánh giá chẩn đoán phức tạp hơn vì chẩn đoán và quản lý PID không chính xác có thể khiến bệnh tật hoành hành – điều không ai mong muốn. Ví dụ, sự xuất hiện các dấu hiệu bệnh viêm đường sinh dục dưới (chiếm ưu thế là bạch cầu có chứa trong dịch tiết âm đạo, dịch tiết cổ tử cung hay cổ tử cung nhạy cảm), cùng với 1 trong 3 triệu chứng tối thiểu sẽ làm tăng tính đặc hiệu của chẩn đoán. Việc có 1 hoặc một số trong những triệu chứng sau đây có thể giúp củng cố hơn tính đặc hiệu của các tiêu chí lâm sàng tối thiểu và hôc trợ chẩn đoán PID:

  •  
  • Nhiệt độ miệng trên 38,3°C (>101°F)
  • Dịch nhầy cổ tử cung bất thường hoặc cổ tử cung nhạy cảm
  • Xuất hiện tế bào bạch cầu dồi dào trên kính hiển vi dung dịch muối kiểm tra dịch âm đạo
  • Tỷ lệ lắng đọng hồng cầu tăng cao
  • Protein phản ứng C tăng cao
  • Hồ sơ xét nghiệm (bệnh án) cho thấy nhiễm trùng cổ tử cung do N. gonorrhoeae hoặc C. trachomatis

Phần lớn phụ nữ nhiễm PID có dịch mủ tiết ra từ cổ tử cung hoặc dấu hiệu của tế bào bạch cầu trên một đánh giá vi mô nước muối đã pha chế cho dịch âm đạo (mẫu dịch đã pha chế). Nếu dịch tiết cổ tử cung bình thường và không quan sát thấy tế bào bạch cầu trên mẫu dịch thì không thể chẩn đoán PID, và nên tìm ra nguyên nhân khác của cơn đau. Mẫu dịch đã pha chế cũng có thể phát hiện ra sự hiện diện của những nhiễm trùng đồng thời (ví dụ như nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục).

 

Điều trị

Phác đồ điều trị PID nên cung cấp thông tin về mầm bệnh có khả năng một cách rộng rãi và dựa trên kinh nghiệm. Nhiều phác đồ kháng khuẩn qua đường uống và thông qua những đường khác đã có những hiệu quả trong việc chữa trị khỏi về mặt lâm sàng và vi sinh vật, trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và theo dõi ngắn hạn (1171-1173). Tuy nhiên, chỉ có một số lượng hạn chế các nghiên cứu đã đánh giá và so sánh các phác đồ này với việc liên quan đến loại bỏ nhiễm trùng nội mạc cổ tử cung và ống dẫn chứng hoặc xác định tỷ lệ biến chứng lâu dài (ví dụ như vô sinh/hiếm muộn và có thai ngoài tử cung) sau khi theo phác đồ chống vi trùng (1159, 1164, 1174). Hiện nay vẫn chưa rõ phác đồ điều trị tối ưu và kết quả lâu dài của việc điều trị sớm ở phụ nữ nhiễm PID cận lâm sàng. Tất cả các phác đồ được sử dụng để điều trị PID cũng cần phát huy cả 

  1. gonorrhoeae và C. trachomatis bởi vì sàng lọc nội tiết âm tính cho các sinh vật này không loại trừ được nhiễm trùng đường sinh dục trên. Vi khuẩn kỵ khí đã tách ra khỏi đường sinh dục trên của những phụ nữ nhiễm PID, và dữ liệu từ các nghiên cứu trong ống nghiệm đã tiết lộ rằng một số một số vi khuẩn kỵ khí (ví dụ như Bacteroides fragilics) có thể gây ra tình trạng phá hủy ống và biểu mô. Bệnh viêm âm đạo thường xuất hiện ở những phụ nữ bị PID (22, 1160, 1161, 1175). Việc bổ sung metronidazole vào phác đồ IM hoặc PID uống có hiệu quả hơn trong việc diệt trừ các sinh vật kỵ khí từ đường sinh dục trên (1160). Khi các phác đồ điều trị không bao gồm các vi khuẩn kị khí vẫn chưa được chứng minh tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa các di chứng lâu dài (ví dụ vô sinh và chửa ngoài tử cung) thành công như việc các phác đồ đã chống lại các vi khuẩn này, thì việc sử dụng các phác đồ có hoạt tính kỵ khí nên được xem xét. Nên bắt đầu điều trị ngay khi có chẩn đoán chắc chắn vì việc phòng ngừa các di chứng lâu dài phụ thuộc vào việc sử dụng sớm các loại kháng sinh được khuyến cáo. Đối với ohuj nữ bị PID ở mức độ lâm sàng nhẹ hoặc trung bình, phác đồ tiêm và uống có vẻ mang đến hiệu quả tương tự. Quyết định có cần thiết phải nhập viện hay không dựa trên đánh giá của bác sĩ và liệu người phụ nữ có gặp các tình trạng nào dưới đây hay không:

  • Không thể không tiến hành phẫu thuật khẩn cấp (ví dụ, viêm ruột thừa)
  • Áp xe vòi trứng
  • Đang mang thai
  • Bệnh nặng, buồn nôn và nôn hoặc đo nhiệt độ qua miệng trên 38.5°C (101°F)

 

  • Không thể theo hoặc chịu đựng được liệu pháp uống thuốc ngoại trú

 

  • Không có phản ứng lâm sàng với liệu pháp uống thuốc chống vi trùng

 

Không có bằng chứng cho thấy thanh thiếu niên đã có kết quả cải thiện sau khi nhập viện điều trị PID giống với việc có phản ứng lâm sàng với điều trị ngoại trú ở phụ nữ trẻ hơn và già hơn. Quyết định nhập viện ở trẻ vị thành niên bị PID cấp tính nên dựa trên các tiêu chí tương tự đối với phụ nữ lớn tuổi.

 

Điều trị tiêm

Các thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh hiệu quả của phác đồ tiêm (1160, 1171, 1172, 1176). Kinh nghiệm lâm sàng sẽ giúp đưa ra những quyết định về việc khi nào có thể chuyển qua liệu pháp uống thuốc, thường có thể được bắt đầu trong vòng 24-48 giờ sau khi bệnh nhân có cải thiện lâm sàng. Đối với bệnh nhân bị áp xe vòi trứng, khuyến cáo theo dõi nội trú trên 24 giờ.

 

Chế độ tiêm được khuyến nghị cho bệnh viêm vùng chậu

Ceftriaxone 1g sau mỗi 24 giờ, kết hợp với

Doxycycline 100mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch sau mỗi 12 giờ, kết hợp với

Metronidazole 500mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch sau mỗi 12 giờ, 

hoặc

Cefotetan 2g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 12 giờ, kết hợp với

Doxycycline 100mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch sau mỗi 12 giờ

hoặc

Cefoxitin 2g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 6 giờ, kết hợp với

Doxycycline 100mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch sau mỗi 12 giờ

Do cơn đau liên quan đến tiêm tĩnh mạch, nên dùng doxycycline qua đường uống khi có thể. Dùng doxycycline và metronidazole qua đường uống và tĩnh mạch đều mang lại hiệu quả tương tự nhau. 

 

Đối với phụ nữ không mắc bệnh nặng hoặc áp xe vòi trứng thì metronidazole đường uống được hấp thu tốt và có thể được cân nhắc thay thế cho tiêm tĩnh mạch khi có thể. Sau khi có cải thiện lâm sàng với liệu pháp tiêm, nên chuyển sang điều trị bằng đường uống với doxycycline 100mg 2 lần/ngày và metronidazole 500mg 2 lần/ngày để hoàn thành liệu trình 14 ngày điều trị kháng khuẩn.

Các lộ trình tiêm thay thế

Chỉ có số ít dữ liệu khuyến khích việc sử dụng kháng sinh diệt khuẩn cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3 qua đường tiêm (ví dụ như ceftizoxime hay cefotaxime). Vì các kháng sinh diệt khuẩn này kém hoạt tính hơn cefotetan hay cefoxitin trong việc chống lại vi khuẩn kỵ khí, nên cần cân nhắc bổ sung thêm metronidazole. Ampicillin-sulbactam kết hợp với doxycycline đã được nghiên cứu trong ít nhất một thử nghiệm lâm sàng, có phạm vi bao phủ phổ rộng (1177). Ampicillin-sulbactam kết hợp với doxycycline có hiệu quả chống lại C. trachomatis, N. gonorrhoeae và vi khuẩn kỵ khí ở phụ nữ bị áp xe vòi trứng. Một thử nghiệm khác đã chứng minh tỷ lệ chữa khỏi lâm sàng ngắn hạn với đơn trị liệu azithromycin hoặc kết hợp với metronidazole (1178).

Khi sử dụng liệu pháp tiêm thay thế clindamycin và gentamicin, phụ nữ có cải thiện lâm sàng sau 24-28 giờ có thể được chuyển sang clindamycin (450mg uống 4 lần/ngày) hoặc doxycycline (100mg uống 2 lần/ngày) để hoàn thành liệu trình 14 ngày. Tuy nhiên, khi bị áp xe vòi trứng, nên sử dụng clindamycin (450mg uống 4 lần/ngày) hoặc metronidazole (500mg uống 2 lần/ngày) để hoàn tất 14 ngày điều trị với doxycycline uống để mang lại hiệu quả bao phủ yếm khí cao hơn.

Chế độ tiêm thay thế

Ampicillin-sulbactam 3g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 6 giờ, kết hợp với

Doxycycline 100mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch sau mỗi 12 giờ 

hoặc

Clindamycin 900mg tiêm tĩnh mạch sau mỗi 8 giờ, kết hợp với

Gentamicin liều nạp tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong cơ (2mg/kg thể trọng), sau đó là liều duy trì (1,5mg/kg thể trọng) sau mỗi 8 giờ; có thể thay thế liều duy nhất hàng ngày (3-5mg/kg thể trọng).

Điều trị bằng đường tiêm hoặc đường uống

Liệu pháp tiêm trong cơ hoặc uống có thể được cân nhắc cho những phụ nữ bị nhiễm PID cấp tính từ nhẹ đến trung bình vì kết quả lâm sàng ở những phụ nữ được điều trị theo phác đồ này tương tự như những phụ nữ được điều trị bằng liệu pháp tiêm tĩnh mạch (1158). Những phụ nữ không phản ứng với tiêm trong cơ hoặc liệu pháp uống trong vòng 72 giờ nên được đánh giá lại để xác định chẩn đoán và tiến hành liệu pháp tiêm tĩnh mạch.

 

Liệu trình tiêm bắp hoặc uống được khuyến nghị cho bệnh viêm tiểu khung

 

Ceftriaxone 500 mg * IM uống một liều duy nhất

thêm

Doxycycline 100 mg uống 2 lần / ngày trong 14 ngày với metronidazole

500 mg uống 2 lần / ngày trong 14 ngày

hoặc

Cefoxitin 2 g IM trong một liều duy nhất và probenecid 1g uống đồng thời với một liều duy nhất

thêm

Doxycycline 100 mg uống 2 lần / ngày trong 14 ngày với metronidazole

500 mg uống 2 lần / ngày trong 14 ngày

hoặc

Cephalosporin thế hệ thứ ba đường tiêm khác (ví dụ: ceftizoxime hoặc cefotaxime)

thêm

Doxycycline 100 mg uống 2 lần / ngày trong 14 ngày với metronidazole

500 mg uống 2 lần / ngày trong 14 ngày

* Đối với người nặng ≥150 kg, nên dùng 1g ceftriaxone

Các phác đồ này tạo ra một lớp bao bọc chống lại các tác nhân căn nguyên thường gặp của PID, tuy nhiên chưa xác định việc lựa chọn cephalosporin một cách tốt nhất. Cefoxitin, một cephalosporin thế hệ thứ hai, có khả năng bao phủ kỵ khí tốt hơn ceftriaxone, kết hợp với probenecid và doxycycline, có hiệu quả trong phản ứng lâm sàng ngắn hạn ở phụ nữ bị PID. Ceftriaxone có lớp bao phủ chống lại N. gonorrhoeae tốt hơn. Việc bổ sung metronidazole vào các phác đồ này giúp mở rộng phạm vi bảo vệ chống lại các sinh vật kỵ khí và cũng điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo, thường liên quan đến PID.

Liệu trình tiêm bắp hoặc uống thay thế

Không có dữ liệu nào được công bố về việc sử dụng cephalosporin đường uống để điều trị PID. Do sự xuất hiện của N. gonorrhoear kháng quinolon, các phác đồ bao gồm thuốc quinolon không được khuyến cáo để điều trị PID. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị dị ứng với cephalosporin, tỷ lệ lây lan trong cộng đồng và nguy cơ cá nhân đối với bệnh lậu thường thấp, và có thể cần đến việc theo dõi, liệu pháp thay thế cũng có thể được xem xét. Có thể cân nhắc sử dụng levofloxacin 500mg uống 1 lần mỗi ngày hoặc moxifloxacin 400mg uống 1 lần mỗi ngày kết hợp với metronidazole 500mg uống 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày (1179-1181), hoặc azithromycin 500 mg tiêm tĩnh mạch 1-2 liều dùng hàng ngày, tiếp đó là 250mg uống hàng ngày kết hợp với metronidazole 500mg 2lần/ngày trong vòng 14 ngày (1178). Moxifloxacin là thuốc kháng khuẩn quinolon được tin dùng đối với các bệnh nhiễm trùng do M.genitalium, tuy nhiên tầm quan trọng của việc cung cấp lớp bao phủ chống lại M. genitalium vẫn chưa được chứng minh. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu nên được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị và những người mắc bệnh lậu nên quản lý như sau:

 

  • Nếu kết quả cấy vi khuẩn lậu dương tính, việc điều trị phải dựa trên kết quả của xét nghiệm kháng sinh nhạy cảm.
  • Nếu phân lập được xác định là N. gonorrhoeae kháng quinolon hoặc nếu không thể đánh giá độ nhạy cảm với kháng sinh (ví dụ nếu chỉ có xét nghiệm NAAT) thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm.

Các xem xét các vấn đề khác

Để giảm thiểu lây lan bệnh, phụ nữ nên được hướng dẫn kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hoàn tất liệu pháp điều trị, các triệu chứng đã hết và bạn tình cũng đã được điều trị xong (xem phần Nhiễm khuẩn Chlamydia; Nhiễm khuẩn cầu khuẩn). Tất cả phụ nữ được chẩn đoán nhiễm PID nên được xét nghiệm bệnh lậu, chlamydia, HIV và giang mai. Con số về phụ nữ nhiễm PID đối với M. genitalium là chưa rõ (xem Mycoplasma genitalium). Tất cả các biện pháp tránh thai có thể được tiếp tục trong thời gian điều trị

Theo dõi

Phụ nữ nên cho bác sĩ biết những cải thiện về mặt lâm sàng (ví dụ như hạ sốt, giảm đau bụng trực tiếp hoặc đau bụng theo cơn, và giảm đau do cử động tử cung, bộ phận phụ và cổ tử cung) trong vòng 3 ngày sau khi điều trị. Nếu không có cải thiện lâm sàng nào xảy ra trong vòng 72 giờ sau khi điều trị tiêm trong cơ hoặc uống ngoại trú, thì khuyến nghị nên nhập viện, đánh giá chế độ kháng sinh và chẩn đoán bổ sung, bao gồm cả việc xem xét nội soi ổ bụng để chẩn đoán thay thế. Tất cả phụ nữ đã được chẩn đoán PID do chlamydia hoặc lậu cầu nên được kiểm tra lại 3 tháng sau khi điều trị, bất kể bạn tình của họ đã được điều trị hay chưa (753). Nếu không thể kiểm tra lại sau 3 tháng, những người này nên kiểm tra lại bất cứ khi nào họ khám bệnh lần kế tiếp trong vòng 12 tháng sau khi điều trị.

Quản lý bạn tình

 

Những người có quan hệ tình dục với bạn tình mắc PID trong 60 ngày trước khi khởi phát triệu chứng nên được đánh giá, xét nghiệm và điều trị chlamydia và bệnh lậu, bất kể căn nguyên của PID hoặc mầm bệnh được phân lập. Nếu lần quan hệ tình dục gần nhất là trên 60 ngày trước khi có triệu chứng hoặc chẩn đoán, thì bạn tình gần đây nhất nên được điều trị. Bạn tình của những người bị PID gây ra bởi C. trachomatis hoặc N. gonorrhoeae thường không có triệu chứng. Nên thông báo để tất cả các bạn tình đều được chăm sóc, điều trị. Nếu việc tập hợp bị trì hoãn hoặc không chắc chắn, EPT là một phương pháp thay thế để điều trị cho những bạn tình nhiễm chlamydia hoặc lậu cầu (125, 126) (xem Dịch vụ cho bạn tình). Bạn tình nên được hướng dẫn để kiêng quan hệ tình dục cho đến khi họ và bạn tình của họ được điều trị (nghĩa là cho đến khi liệu pháp hoàn thành và các triệu chứng đã chấm dứt, nếu ban đầu xuất hiện).

facebook
97

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia