MỚI

Phá thai nội khoa an toàn theo chuẩn quốc gia

Ngày xuất bản: 30/05/2023

Có nhiều phương pháp phá thai khác nhau, bao gồm cả phương pháp phá thai nội khoa và ngoại khoa. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Các yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phương pháp phá thai là độ an toàn, hiệu quả, chi phí, khả năng thực hiện và tuổi thai. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thời điểm thai kỳ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp nhất cho bệnh nhân.

1. Các phương pháp phá thai

Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ bao gồm hút chân không, nong và gắp

Phá thai bằng thuốc (phá thai nội khoa): Sử dụng thuốc để gây sảy thai

2. Các phương pháp phá thai đến hết tuần 12

  • Phương pháp ngoại khoa: Phương pháp được khuyến khích là hút chân không
  • Phương pháp nội khoa: Trong phá thai nội khoa sẽ dùng hai thuốc phối hợp, một là mifepriston (còn gọi RU486, biệt dược Mifestad®200 hoàn toàn khác với Mifestad®10 dùng tránh thai khẩn cấp) và hai là misoprostol. Mifepriston có tác dụng làm cho niêm mạc tử cung không phát triển thuận lợi cho việc làm tổ của trứng thụ tinh. Còn misoprostol có tác dụng gây co thắt tử cung để tống trứng thụ tinh đã trở thành bào thai ra ngoài. Khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dịch vụ phá thai bằng hút chân không để xử tí những trường hợp thất bại.
Phá thai nội khoa
Phá thai nội khoa

3. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22

Phá thai bằng thuốc dùng misoprostol đơn thuần hay dùng kết hợp giữa mifepriston và misoprotol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết tuần 22

Phương pháp nong và gắp sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằn misoprotol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết tuần 18

4. Phá thai bằng thuốc

4.1 Định nghĩa 

Là phương pháp chấn dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối họp mifepriston và misoprosal gây sảy thai

CQG 2010 – Tuyến áp dụng 

  • Tuyến trung ương: áp dụng cho tuổi thai đến hết 63 ngày
  • Tuyến tỉnh: áp dụng cho tuổi thai đến hết 56 ngày
  • Tuyến huyện : áp dụng cho tuổi thai đến hết 49 ngày

4.2 Chỉ định 

Theo CQG 2005: Thai trong tử cung với tuổi thai phù hợp theo tuyến áp dụng

Theo CQG 2010: Muốn sử dụng thuốc và chấp nhận hút thai nếu phương pháp thất bại

  • Có thai dưới 49 ngày và dưới 7 tuần từ ngày kinh cuối
  • Thai trong tử cung được xác định bằng siêu âm
  • Tình trạng sức khoẻ tốt

Xem thêm: Phá thai ngoại khoa: Kỹ thuật hút thai chân không 

4.3 Chống chỉ định

4.3.1 Chống chỉ định tuyệt đối

Bệnh lý tuyến thượng thận.

Điều trị corticoid toàn thân lâu ngày.

Tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc mạch hoặc có tiền sử tắc mạch.

Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông.

Thiếu máu nặng.

Dị ứng mifepriston hay misoprostol.

Hen suyễn đang điều trị

4.3.2 Chống chỉ định tương đối 

Đang cho con bú.

Đang đặt dụng cụ tử cung (có thể lấy DCTC trước phá thai bằng thuốc).

Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (đang cần điều trị)

5. Quy trình phá thai nội khoa

5.1 Quy trình kỹ thuật phá thai hết 7 tuần CQG 2005 

  • Cho bệnh nhân uống 1 viên mifepriston 200 mg dưới sự quan sát của thầy thuốc tại cơ sở y tế, theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng toàn thân trong vòng 15 phút sau đó bệnh nhân có thể về.
  • Sau 48 giờ, bệnh nhân trở lại cơ sở Y tế cho bệnh nhân uống misoprostol 400 mcg dưới sự quan sát của thầy thuốc tại cơ sở y tế, theo dõi mạch, huyết áp tình trạng toàn thân trong vòng 4 giờ sau uống thuốc
  • Uống thuốc giảm đau

5.2 Quy trình kỹ thuật phá thai hết 9 tuần 

5.2.1 Thai đến hết 49 ngày

Uống 200 mg mifepriston tại cơ sở y tế và theo dõi sau uống 15 phút.

Uống hoặc ngậm dưới lưỡi 400 mcg misoprostol sau khi dùng mifepriston từ 36 đến 48 giờ, có thể uống lại cơ sở y tế hay tại nhà

5.2.2 Thai từ 50 đến hết 63 ngày

Uống 200 mg mifepriston.

Ngậm dưới lưỡi 800 mcg misoprostol (nếu khách hàng nôn nhiều có thể đặt túi cùng sau) sau khi dùng mifepriston từ 36 đến 48 giờ, tại cơ sở y tế và theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 3 giờ.

6. Theo dõi bệnh nhân

Theo dõi trong những giờ đầu sau uống thuốc.

Dấu hiệu sinh tồn mỗi giờ một lần trong 3 giờ đầu (nếu cần).

Tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng (có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần) và các triệu chứng tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, sốt.

Khám lại sau 2 tuần.

Đánh giá hiệu quả điều trị.

Sẩy thai hoàn toàn: kết thúc điều trị.

Sót thai, sót rau, thai lưu: có thể tiếp tục dùng misoprostol đơn thuần liều 400 – 600 mcg uống hay ngậm dưới lưỡi hoặc hút buồng tử cung.

Thai tiếp tục phát triển: hút thai

Ứ máu trong buồng tử cung: tùy theo mức độ, có thể  điều trị nội khoa hay hút buồng tử cung

7. Lưu ý tai biến do phá thai 

Phá thai nội khoa có thể gây ra nhiều tai biến, đặc biệt là khi thực hiện quá trễ hoặc không đúng kỹ thuật. Một số tai biến thường gặp bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu nhiều
  • Rối loạn nội tiết
  • Tổn thương cơ quan và mô mềm

Xử trí tai biến

Tai biến: chảy máu nhiều, rong huyết kéo dài, nhiễm khuẩn, sót thai, sót rau.

Xử trí: theo phác đồ cho từng tai biến. Nguồn tham khảo: Tài liệu từ bộ Y tế
Xem thêm: Cần lưu ý gì sau khi phá thai?

facebook
50

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia