MỚI

Điều trị doạ đẻ non

Ngày xuất bản: 03/05/2023

Chuẩn đoán dọa đẻ non còn gặp nhiều khó khăn vì có khoảng 60% là doạ đẻ non giả. Chúng ta cần hiểu rõ bệnh để có những điều trị và dự phòng phù hợp giúp thai phụ giữ thai an toàn.

1. Doạ đẻ non là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng. Doạ đẻ non là giai đoạn trước báo hiệu đẻ non.
Nguyên nhân doạ đẻ non:
  • Sản khoa: đa thai, rau tiền đạo, đa ối, dị dạng bẩm sinh tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung, hở eo tử cung
  • Nhiễm trùng: Tiết niệu, cổ tử cung, âm đạo
  • Kinh tế – xã hội: Nghèo đói, lao động nặng
  • Không rõ nguyên nhân: chiếm 40%
Triệu chứng của dọa đẻ non là: 
  • Đau bụng từng cơn, không đều đặn, tức nặng bụng dưới, đau lưng
  • Ra dịch âm đạo dịch nhầy, lẫn máu
  • Cơn co tử cung thưa nhẹ (2 cơn trong 10 phút, thời gian co dưới 30 giây)
  • Cổ tử cung đóng, hoặc xóa mở dưới 2cm

Điều trị doạ đẻ non

Các xét nghiệm hỗ trợ chuẩn đoán dọa đẻ non:
  • Test fibronectin: Là 1 glycoprotein có tác dụng gắn chặt vào các tế bào với nhau, chúng chủ được giải phóng khi có hiện tượng ly giải tế bào. Nó có tác dụng gắn bánh ray cũng như màng rụng vào thành tử cung. Sự xuất hiện của fibronectine trong dịch âm đạo chứng tỏ hiện tượng bong rau hay bong màng ối khỏi thành tử cung
  • Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung: Bình thường cổ tử cung dài 30-35cm ở tuổi thai 24 tuần và 26-40mm sau 24 tuần. Đối với doạ đẻ non hình ảnh siêu âm cổ tử cung dài dưới 26mm, lỗ trong mở, đầu ối tụt và trong ống cổ tử cung, lỗ trong mở khi ấn tay và đáy tử cung trong làm siêu âm. Số đo cổ tử cung có giá trị dương tính 40,4%. 
  • Siêu âm xem hình thái cổ tử cung
  • Monitoring sản khoa: Xác định xuất hiện cơn co tử cung ngay cả khi thai phụ không có triệu chứng lâm sàng

2. Điều trị doạ đẻ non?

2.1 Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi  tuyệt đối tại giường, nghiêng trái, tránh kích thích

 2.2 Thuốc giảm – cắt cơn co tử cung

2.2.1 Thuốc hướng bê ta giao cảm

 Salbutamol: 
  • Chống chỉ định trong bệnh tim, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường nặng, chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn ối. 
  • Tác dụng phụ: tăng nhịp tim, tăng đường huyết, hạ Kali máu. Dừng thuốc nếu nhịp tim >120lần/phút.
  • Salbutamol: liều 5mg pha trong 500ml Glucose 5%, truyền tĩnh mạch 20 giọt/phút (10mcg/phút), liều tối đa 45 giọt/ phút. Khi đã cắt được cơn co, chuyển sang liều duy trì : viên 4mg, ngậm 1 – 2 viên/ngày.

2.2.2 Thuốc chẹn kênh calci 

Nifedipine: 
  • Liều tấn công 20mg ngậm dưới lưỡi trong 20 phút, tối đa 03 liều. Sau khi cắt cơn co duy trì Nifedipine chậm 20mg, uống 6-8h /lần. Theo dõi huyết áp khi dùng thuốc, chống chỉ định nếu huyết áp thấp < 90/50mmHg.
  • Tác dụng phụ: nóng bừng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp thoáng qua.
Magnesium Sulfate:
  • Liều tấn công 4-6g pha trong 100ml Glucose 5%, truyền TM trong 20 phút. Liều duy trì: 2g/h truyền tĩnh mạch trong 12h, sau đó 1g/h trong 24h. 
  • Tai biến: nóng bừng mặt, giảm phản xạ gân xƣơng, ức chế hô hấp, ngừng thở, ngừng tim. Cần theo dõi nồng độ ion Mg huyết thanh 5-7mg/dL.
Thuốc đối kháng cạnh tranh với oxytocin:
  • Atosiban có tác dụng cạnh tranh với oxytocin trên các thụ thể tại màng tế bào cơ tử cung làm giảm sự đáp ứng của cơ tử cung với oxytocin.
  • Chỉ định điều trị dọa đẻ non từ tuần 24-33 của thai kỳ. Chống chỉ định: ối vỡ non, thai suy, thai chậm phát triển, chảy máu nặng, tiền sản giật, rau tiền đạo, rau bong non.
  • Liều dùng : 75mg Atosiban (10ml) pha trong 90ml dung dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,9%. Truyền tĩnh mạch 24ml/h, sau 3h giảm xuống 8ml/h. Thời gian điều trị không nên quá 48h, không quá 3 đợt điều trị trong thai kỳ.

2.3 Liệu pháp Corticoid 

Tăng cường sản xuất surfactan, thúc đẩy sự trưởng thành của mô liên kết, làm giảm suy hô hấp ở trẻ non tháng. Chỉ định cho thai từ 28 đến hết 34 tuần tuổi, có thể sử dụng một trong các thuốc sau ở các tuyến y tế.
  • Bethamethasone 12mg/lần, 2 liều tiêm bắp cách nhau 24h.
  • Hoặc Dexamethasone 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần cách nhau 12h

2.4. Xử trí đẻ non khi ức chế chuyển dạ không thành công 

Tránh sang chấn cho thai : bảo vệ đầu ối đến khi cổ tử cung mở hết, hạn chế sử dụng oxytocin, cắt tầng sinh môn rộng, mổ lấy thai nếu có chỉ định. Chống nhiễm khuẩn nếu ối vỡ sớm, dự phòng sót rau, chảy máu sau đẻ. Đảm bảo hồi sức, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng.
Đẻ non có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng, nguy cơ cao bị di chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước tuần 32, giảm xuống 1/10 sau 35 tuần. Dự phòng và điều trị dọa đẻ non – đẻ non luôn là một vấn đề quan trọng đối với sản khoa, sơ sinh và toàn xã hội.

Đọc thêm: Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em?

facebook
26

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia