Các biến chứng của gãy liên mấu chuyển xương đùi
Gãy liên mấu chuyển xương đùi chiếm tới 55% trong các loại gãy xương đầu trên xương đùi ở người cao tuổi. Tình trạng diễn ra có mối liên quan chặt chẽ với vấn đề tuổi tác và tình trạng loãng xương nên bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và nữ giới có tỉ lệ mắc cao gấp đôi nam giới. Thông qua bài viết, chúng tôi trình bày về đại cương và hướng dẫn chẩn đoán gãy liên mấu chuyển xương đùi.
Nhóm Tác giả: GS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Đặng Hoàng Giang
Ngày phát hành: 30/3/2022
1. Biến chứng của gãy liên mấu chuyển xương đùi
Nội dung bài viết
1.1. Kết hợp xương thất bại
Thất bại trong kết hợp xương LMC nẹp vít hoặc sử dụng đinh nội tuỷ hầu hết được đặc trưng bởi gập góc cổ xương đùi, chủ yếu sập đầu gần ổ gãy với vít cổ xương đùi không đạt được vị trí [17]
Hình 5.9. X-quang sau mổ KHX nẹp DHS
Với những ổ gãy mất vững, tỉ lệ phẫu thuật thất bại khoảng 20%, hiếm có báo cáo nào tỉ lệ hỏng thấp hơn 4 %. Vít nén vào cổ xương đùi có thể bị lệch vị trí (cut- out) trong khoảng 3 tháng đẩu có thể do các nguyên nhân như:
- Vị trí vít nén cổ xương đùi ban đầu lệch tâm.
- Khoan cổ xương đùi nhiều lần do sai vị trí tạo ra nhiều khoảng trổng trong cổ xương đùi.
- Ổ gãy xương đùi quá phức tạp, không có khả năng KHX vững chắc, sau phẫu thuật không cố định tăng cường bên ngoài (bột, nẹp chống xoay).
- Nẹp không đủ vững chắc để chống trượt, di lệch ổ gãy (số lượng vít ít, nẹp không đủ dài).
Loãng xương nặng, làm chất lượng xương kém, không có khả năng cố định vững.
Đa phẩn những nguyên nhân kể trên chủ yếu do kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật, cũng như không có khả năng tiên lượng sau mổ về độ vững chắc ổ gãy. Để tránh biến chứng này, phẫu thuật viên gãy LMC cẩn là người có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt những người lớn tuổi, chất lượng xương kém.
Khi biến chứng này xảy ra, điểu trị có thể bao gồm:
- Chấp nhận với biến dạng này trong các trường hợp với người lớn tuổi, nhiểu nguy cơ rủi ro phẫu thuật lại, có thể cố định tăng cường nẹp chống xoay giảm đau.
- Phẫu thuật kết hợp xương bên trong, sửa lại ổ gãy, cũng như đặt lại góc vít cổ xương đùi, ghép xương được khuyến cáo trong hẩu hết các trường hợp.
- Tháo dụng cụ KHX cũ, chuyển sang thay khớp háng.
1.2. Không liền xương
Là biến chứng ít gặp có tỉ lệ dưới 2% trong các báo cáo, thường xảy ra với những người lớn tuổi hệ thống mạch nuôi xương kém, do mất độ vững chắc thành sau trong sau mổ, loãng xương thứ phát sau phẫu thuật.
Với những bệnh nhân có nguy cơ cao, việc khám lại thường xuyên với X- quang thường quy là cẩn thiết để đánh giá chính xác tiến triển hệ thống can xương tại ổ gãy, cũng như mức độ di lệch, lệch trục, gập góc nếu xương không liền.
Bệnh nhân loãng xương từ trước có thể việc nhìn nhận can xương trên X- quang khó khăn, một vài trường hợp cẩn thiết có thể phải chụp cắt lớp vi tính hoặc xạ hình xương để đánh giá.
Khi đã chẩn đoán xác định ổ gãy LMC không liền xương, bệnh nhân có chất lượng xương tốt có thể đặt vấn để kết hợp xương lại và ghép xương, tuy nhiên hầu hết phải xử lý bằng phương pháp thay khớp.
1.3. Xoay góc giải phẫu xương đùi
Nguyên nhân chính của biến chứng này là thường là do đẩu xa ổ gãy xoay trong trong quá trình phẫu thuật. Với những ổ gãy không vững, đẩu trung tâm và ngoại vi ổ gãy có thể di chuyển độc lập, do cơ chế vận động nhóm cơ bên trong kéo đầu ngoại vi khép và xoay trong, chính vì vậy, để tránh biến chứng này, chân phẫu thuật luôn cần phải cố định ở tư thế dạng và xoay ngoài.
Hình 5.10. Tư thế xoay trong quá mức so với bên lành dựa vào mặt phẳng lồi cầu đùi đánh giá trên phim chụp CLVT
Khi phát hiện biến chứng này, bệnh nhân thường sẽ phải phẫu thuật lại, có thể tháo bỏ dụng cụ KHX cũ, đặt lại đúng góc giải phẫu.
>>> Xem thêm: Chuẩn đoán điều trị gãy mấu chuyển xương đùi
1.4. Một vài biến chứng khác
1.4.1. Vỡ mấu chuyển lớn đơn thuần:
Biến chứng hiếm khi xảy ra. BN sau mổ gãỵ LMC ngã va đập mặt ngoài đùi, đau và có thể hạn chế vận động nhẹ đùi, chụp X-quang có thể thấy ổ gãy mấu chuyển lớn.
Đa phần điều trị bảo tổn khi có gãy mấu chuyển lớn đơn thuần mà ổ gãy cũ không thương tổn, nếu gãy di lệch trên 1 cm có thể làm xương khó liền, hạn chế chức năng vận động khớp háng, với bệnh nhân trẻ, có thể phẫu thuật KHX cố định mấu chuyển lớn bằng K.Ws và chỉ thép giúp hồi phục chức năng tốt hơn.
1.4.2. Vỡ mấu chuyển nhỏ đơn thuần:
Hình 5.11. Gãy mấu chuyển nhỏ bệnh lý [26]
Gãy mấu chuyển nhỏ đơn thuần ở người già cẩn loại trừ gãy xương bệnh lý, nếu đúng là gãy xương bệnh lý cần tìm nguyên nhân cụ thể để điều trị đích.
1.4.3. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi:
Biến chứng hiếm gặp sau gãy LMC xương đùi, khoảng 0,3- 0,5%, vì khối mấu chuyển là phẩn xương xốp, cấp máu rất phong phú. Nguyên nhân hiện vẫn chưa rõ nhưng có thể liên quan với những BN có nguy cơ cao hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (ts điềuu trị Corticoid kéo dài, nghiện rượu- thuốc lá, chấn thương cũ vùng khớp háng,…), hoặc có thể do chấn thương nặng vùng mấu chuyển gây thương tổn lớn hệ thống cấp máu vùng này.
1.4.4. Gãy xương quanh khớp nhân tạo:
Biến chứng có tỉ lệ khoảng 0,1-4%, có thể có liên quan đến chất lượng xương, khớp nhân tạo cỡ quá lớn,…Trong quá trình phẫu thuật cẩn thiết kiểm tra với màn tăng sáng để tránh biến chứng này
.1.4.5. Biến chứng ít gặp khác:
Gãy kim dẫn đường trong quá trình phẫu thuật, vít cổ xương đùi quá dài, đầu xa đinh nội tuỷ dài có thể gây kẹt, loãng xương,..
2. Kết luận gãy liên mấu chuyển xương đùi
Gãy liên mấu chuyển xương đùi là loại gãy xương phức tạp, thường là gãy xương không vững và cẩn yêu cẩu phẫu thuật.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tuỳ thuộc vào loại gãy, kinh nghiệm phẫu thuật viên.
Gãy LMC có tỉ lệ liền xương cao, tuy nhiên cũng có nhiều biến chứng, trong đó chủ yếu là những biến chứng sau phẫu thuật với nguyên nhân chính do không đạt được sự vững chắc thành sau trong, giải phẫu góc cổ xương đùi. Vì vậy phẫu thuật viên nên là những bác sỹ có nhiều kinh nghiệm.
Tập phục hổi chức năng sớm dù bệnh nhân điều trị theo phương pháp bảo tồn hay phẫu thuật giúp tránh các biến chứng do nằm lâu, hồi phục được chức năng sớm.
>>> Xem thêm: Phân loại, điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.