MỚI

Bản tin Dược lâm sàng: Tác dụng không mong muốn của thuốc ức chế bơm Proton (PPI), số 06.2017

Ngày xuất bản: 06/06/2022

Bản tin dược lâm sàng về tác dụng không mong muốn của thuốc ức chế bơm proton (PPI) áp dụng cho bộ phận Dược lâm sàng

Tác giả: Phan Quỳnh Lan, Đỗ Thanh Hải

Ngày phát hành: 27/7/2016

Tác dụng không mong muốn của thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) nằm trong 10 nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất tại Mỹ [9]. Tại bệnh viện Vinmec Times City, PPI (Bao gồm Omeprazole, Tabeprazole, Pantoprazole và Esomeprazole) cũng là những thuốc được kê đơn phổ biến. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng lượng PPI được tiêu thụ tương đương 35.047 DDD (DDD được tính toán dựa trên liều điều trị trào ngược dạ dày thực quản).  
  • Chỉ định rộng rãi như vậy có lẽ do các thuốc này được coi là “An toàn”. Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu Vigibase, số lượng báo cáo tác dụng phụ liên quan đến PPI được ghi nhận nhiều hơn trong những năm gần đây: 

 

NămOmeprazoleRabeprazolePantoprazoleEsomeprazole
20174472 báo cáo (7%)513 báo cáo (6%)2313 báo cáo (10%)2899 báo cáo (5%)
20166176 báo cáo (10%)929 báo cáo (12%)3488 báo cáo (14%)3847 báo cáo (7%)
20156360 báo cáo (10%)927 báo cáo (11%)3317 báo cáo (14%)5871 báo cáo (11%)

 

  • Mặc dù, những tác dụng phụ nghiêm trọng thường hiếm gặp nhưng cũng đáng lưu ý. Sử dụng PPI đúng mục đích, đúng chỉ định, trong thời gian hợp lý là biện pháp tốt nhất để tránh những nguy cơ tiềm tàng và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. 
  1. PPI tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile 
  • Năm 2012, cơ quan quản lý Dược Hoa Kỳ FDA đưa ra cảnh báo: PPI tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile (CDAD), chẩn đoán CDAD nên được cân nhắc ở bệnh nhân sử dụng PPI bị tiêu chảy không cải thiện.  FDA đã xem xét lại 28 nghiên cứu quan sát trong 26 ấn bản. Trong đó, 23 nghiên cứu chỉ ra sử dụng PPI tăng 1,4 – 2,75 lần nguy cơ CDAD so với không sử dụng. Hậu quả nghiêm trọng như cắt đoạn đại tràng thậm chí tử vong ở một số bệnh nhân đã được đề cập trong 5 nghiên cứu 
  • Một nghiên cứu tự đối chứng đa quốc gia năm 2016 đã một lần nữa khẳng định mối liên hệ giữa PPI và CDAD trên người Châu Á Thái Bình Dương (OR gộp = 2,4, 95%CI= 1,88-3,05). Dữ liệu được thu thập trên toàn bộ người dân Australia và Hàn Quốc, toàn bộ người dân Canada trên 65 tuổi, toàn bộ người tham gia bảo hiểm tại Nhật Bản và 3000 người được lựa chọn ngẫu nhiên từ Đài Loan. Phân tích theo thời gian, tác dụng không mong muốn này xuất hiện trong vòng 2 tuần sử dụng PPI, kết quả không khác biệt trên từng PPI [6].  
  1. PPI tăng nguy cơ viêm phổi cộng đồng (CAPD) 
  • Năm 2012, nguy cơ viêm phổi cộng đồng do PPI đã được FDA đưa vào danh sách các phản ứng có hại đáng lưu ý để đánh giá và đưa ra hành động của hệ thống quản lý.  
  • Phân tích meta (2012) của Christopher Giuliano và cộng sự từ 9 nghiên cứu cho thấy PPI làm tăng nguy cơ viêm phổi cộng đồng hơn 1,5 lần ở bệnh nhân dùng thuốc < 30 ngày(OR = 1,65; 95% CI: 1,25-2,19). Nghiên cứu cũng chỉ ra liều cao PPI (>1 DDD) nguy cơ cao hơn so với liều thấp (≤1 DDD) (OR lần lượt 1,50 và 1,17) [3]. 
  1. PPI tăng nguy cơ biến cố tim mạch 
  • Quan ngại PPI có thể tăng nguy cơ biến cố tim mạch trước đây do tương tác làm giảm tác dụng của clopidogrel  ở bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra PPI có thể tăng nguy cơ tim mạch trên cả những bệnh nhân trẻ, không sử dụng thuốc ức chế kết tập tiểu cầu.  
  • Năm 2013, tạp chí Circulation đã đưa ra cảnh báo PPI làm tăng nồng độ dimethylarginine bất đối huyết tương  (Chất ức chế tổng hợp NO – Chất giãn mạch nội sinh) nghiên cứu ở chuột và ở mô của người, có thể làm tăng nguy  cơ biến cố tim mạch trên người bình thường[10]. 
  • Năm 2015, nghiên cứu thuần tập tiến cứu của tác giả Nigram H. Shah và cộng sự đã chỉ ra PPI tăng 2 lần nguy  cơ tử vong do tim mạch (HR=2,00; 95% CI=1,07-3,78, p=0,031). Nguy cơ này độc lập với việc sử dụng clopidogrel và nhóm tuổi [5].  
  1. PPI làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt là calci, magie và vitamin B12 
  • Dùng PPI kéo dài làm giảm hấp thu vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin C, vitamin B12, calci, sắt và magie.  PPI làm tăng PH dạ dày, giảm hấp thu calci, có thể gây ra giảm mật độ xương, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh. Đồng thời, PPI kéo dài có thể tăng nguy cơ ngã do giảm hấp thu vitamin B12 và gây rối loạn thị giác. Do đó, mặc dù tỷ lệ tăng nguy cơ gãy xương của PPI không quá cao (RR=1,15-1,43) nhưng cũng đáng lưu ý, đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi, dùng PPI kéo dài > 1 năm [1].  
  • Nguy cơ hạ magie huyết thanh ở người sử dụng PPI kéo dài đã được FDA cảnh báo từ năm 2011. Hạ magie máu có thể gây co cứng cơ, co giật và rối loạn nhịp tim, đôi khi không có triệu chứng. Nguy cơ này có thể xảy ra ở bệnh nhân sử dụng PPI từ 3 tháng. 
  1. PPI tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 
  • Các nghiên cứu mới đây chỉ ra PPI có thể gây giảm khả năng nhận thức ở người. Nghiên cứu của Badiola N. và công sự năm 2013 lần đầu tiên phát hiện PPI làm tăng amyloid β, protein hình thành mảng bám đặc trưng của bệnh Alzheimer, ở não chuột. Nghiên cứu RCT trên 60 người tình nguyện khỏe mạnh (20-23 tuổi) sử dụng các PPI khác nhau trong vòng 7 ngày lần đầu tiên chỉ ra nguy cơ giảm đáng kể trí nhớ hình ảnh, sự chú ý, chức năng điều hành, và chức năng làm việc và lập kế hoạch. Năm 2016, nghiên cứu thuần tập tiến cứu của nhóm tác giả Willy Gomme và cộng sự trên 73679 người > 75 tuổi tiếp tục chỉ ra PPI tăng nguy cơ sa sút trí tuệ trên đối tượng bệnh nhân > 75 tuổi (HR=1,44, 95%CI= 1,36-1,52, p<0,001) [8]. Nghiên cứu mới nhất ở người Châu Á trên 15726 người (≥ 40 tuổi) cũng đưa ra kết luận tương tự (HR= 1.22; 95% CI: 1.05–1.42) [7] 
  1. PPI tăng nguy cơ tổn thương thận 
  • Năm 2015, một nghiên cứu thuần tập trên 290592 bệnh nhân > 65 tuổi đã chỉ ra PPI tăng nguy cơ nguy thận cấp (HR=2,52; 95%CI=2,27-2,79) và nguy cơ viêm thận kẽ (HR= 3.00, 95%CI= 1.47-6.14) trên người cao tuổi. Các nghiên cứu sau đó còn phát hiện ra PPI tăng nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn. Nghiên cứu của Xie Y, và cộng sự đã chỉ ra bệnh nhân sử dụng PPI tăng đáng kể nguy cơ tăng gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh (HR= 1.53; 95% CI=1.42-1.65), nguy cơ suy giảm mức lọc cầu thận (eGFR) >30% (HR, 1.32; 95% CI, 1.28 to 1.37), và nguy cơ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (HR, 1.96; 95% CI= 1.21-3.18) [9]. Nghiên cứu của Lazarus và cộng sự cũng đưa ra kết luận sử dụng PPI làm tăng nguy cơ bệnh thận mạn trong tất cả các phân tích (HR=1,46; 95%CI=1,28-1,67). Chế độ liều 2 lần/ngày cũng tăng nguy cơ hơn so với chế độ liều dùng 1 lần/ngày [2] 

Tài liệu tham khảo 

  1. Arthur N. Lau (2015), The relationship between long-term proton pump inhibitor therapy and skeletal frailty 2. Benjamin Lazarus (2016), Proton pump inhibitor use and the risk of chronic kidney disease 
  2. Medscape (2012), Are proton pump inhibitors associated with the development of community – acquired pneumonia? 
  3. Medscape (2017), PPI may increase risk for chronic, silent kidney damage 
  4. Nigram H. Shah (2015), Proton pump Inhibitor Usage and the risk of myocardial infarction in the general population 
  5. Roughead EE(2016), Proton pump inhibitors and risk of clostridium difficile infection: A multi-country study using sequence symmetry analysis 
  6. Tai S-Y (2017), Risk of dementia from proton pump inhibitor use in Asian population: A nationwide cohort study in Taiwan 
  7. Willy Gomm (2016), Association of proton pump inhibitors with risk of dementia, a pharmacoepidemiological claims data analysis 
  8. Xie Y (2016), Proton pump inhibitors and risk of incident CKD and progression to ESRD 
  9. Yohannes T.Ghebremariam (2013), An unexpected effect of proton pump inhibitors: Elevation of the cardiovascular risk factor ADMA

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
121

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY