Hướng dẫn chụp X-quang răng toàn cảnh – Panoramic
Hướng dẫn chụp X-quang răng toàn cảnh – Panoramic áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban chẩn đoán hình ảnh Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 10/06/2020 Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2020
Chụp X-quang toàn cảnh là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho kết quả nhanh trong thời gian ngắn nhất. Cách này cũng giúp bác sĩ phát hiện được rất nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, khoang ngực, ổ bụng… từ đó có phác đồ điều trị kịp thời cho từng người bệnh.
1. Mục đích của chụp x-quang răng toàn cảnh
Chụp X quang toàn cảnh là chụp X-quang toàn bộ hàm trên và hàm dưới. Nó cho thấy một cái nhìn hai chiều của một nửa vòng tròn từ tai sang tai. Chụp X quang toàn cảnh là một dạng chụp cắt lớp mặt phẳng tiêu cự. Do đó, hình ảnh của nhiều mặt phẳng được tổng hợp để tạo nên hình ảnh toàn cảnh.
Mục đích của chụp x-quang răng toàn cảnh chính là hướng dẫn quy trình kỹ thuật chụp X-quang răng toàn cảnh cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Đồng thời đảm bảo thống nhất quy trình chụp X-quang răng toàn cảnh trong toàn bệnh viện.
2. Đối tượng thực hiện chụp x-quang răng
Bác sỹ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
Các khoa phòng/bộ phận liên quan trong bệnh viện.
Chụp x-quang răng toàn cảnh giúp đánh giá được chức năng của răng một cách chính xác

3. Quy định chung khi chụp x-quang răng
3.1. Chỉ định
- Xác định tình trạng răng khôn và chấn thương hàm.
- Tìm nguồn gốc gây đau răng.
- Đánh giá vị trí trước và sau cấy ghép.
- Ung thư biểu mô vùng hàm.
- Sỏi nước bọt (Sialolithiasis).
3.2. Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Phụ nữ có thai 3 tháng giữa và cuối có thể chụp nếu thực sự cần thiết.
- Người bệnh không phối hợp được.
3.3. Các bước thực hiện
- Chuẩn bị dụng cụ: Máy X-quang răng
- Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra thông tin người bệnh (đầy đủ họ tên, PID, ngày tháng năm sinh…).
- Người bệnh được yêu cầu tháo bỏ tất cả các đồ trang sức vùng đầu (cặp tóc, khuyên tai…).
- Đối với người bệnh nữ (trong lứa tuổi sinh đẻ – bình thường từ 15-44 tuổi) được hỏi khả năng có thai.
- Nhiều kỹ thuật hình ảnh x quang không thực hiện trong khi mang thai , để bào thai không bị phơi nhiễm phóng xạ.
- Nếu chụp x quang cho phụ nữ mang thai là cần thiết, sẽ chụp với liều phóng xạ ảnh hưởng ít nhất tới em bé.
- Người bệnh được giải thích về cách thức thực hiện trước khi chụp để phối hợp
- Thực hiện chụp
Các bước | Nội dung | Người thực hiện | Tiêu chuẩn |
1. Hằng số phát tia |
| Kỹ thuật viên | Phù hợp với người bệnh |
2. Tư thế người bệnh |
|
| Tư thế chính xác |
3. Tia trung tâm | Thiết bị được thiết kế để đảm bảo rằng khi bệnh nhân được định vị chính xác, chùm tia X nằm ngang, vuông góc với tấm nhận ảnh và trung tâm tấm nhận ảnh | Kỹ thuật viên | Đúng vị trí |
4. Che chắn | Hướng dẫn bệnh nhân mặc tạp dề chì. | Kỹ thuật viên | Đảm bảo an toàn bức xạ |
4. Đánh giá hình ảnh chụp x- quang răng
- Một hình ảnh chụp chính xác sẽ thể hiện như sau:
- Đường giữa răng cửa hàm dưới trùng với với đường giữa răng cửa hàm trên.
- Đường nối liên tục giữa rìa các răng cửa hàm trên có hình dáng của đường cười.
- Xương móng hai bên cân đối.
- Xem được rõ nét hai cung răng, xương hàm dưới và đáy xoang hàm.
Lựa chọn các ảnh đạt tiêu chuẩn và chuyển toàn bộ lên hệ thống.
In 1 phin kích thước 20 x 25cm
Vệ sinh phòng chụp, máy chụp và các dụng cụ
5. Ghi hồ sơ bệnh án
Tích đã thực hiện trên phiếu chụp. Tài liệu tham khảo
- https://iits.dentistry.utoronto.ca/node/751
- https://www.dentalacademyofce.com/courses/1504/pdf/successfulpanorev.pdf
Từ viết tắt:
- PACS:Picture archiving and communication system
Ghi chú: Văn bản sửa đổi lần thứ 01, bổ sung cho văn bản “Hướng dẫn chụp X-quang răng toàn cảnh” VMEC.IV.2.4.2.4.018/V0 phát hành ngày 04/01/2018