MỚI

Hướng dẫn phối hợp thực hiện thủ thuật nút mạch gan

Ngày xuất bản: 15/07/2022

Hướng dẫn phối hợp thực hiện thủ thuật nút mạch gan  áp dụng cho các khoa chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trần Hải Đăng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 10/06/2020                               Ngày hiệu chỉnh: 20/04/2022
Thủ thuật nút mạch gan được ứng dụng trong điều trị các bệnh về gan để nhằm mang tới hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Việc hiểu về quá trình thực hiện thủ thuật vốn là điều vô cùng quan trọng.

1. Chuẩn bị thực hiện thủ thuật nút mạch gan

1.1. Khoa lâm sàng chuẩn bị

  • Người bệnh
  • Được nhập viện, làm hồ sơ bệnh án và làm đầy đủ các thủ tục hành chính với bệnh nhân điều trị nội trú.
  • Bệnh nhân được làm xét nghiệm máu, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho điều trị can thiệp.
  • Bệnh nhân được bác sĩ lâm sàng và bác sĩ làm can thiệp giải thích đầy đủ về lợi ích cũng như nguy cơ của thủ thuật, ký giấy cam kết phẫu thuật – thủ thuật.
  • Người bệnh được làm can thiệp tại phòng can thiệp tim mạch (Cathlab).
  • Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ở khoa nội trú đưa người bệnh xuống phòng Cathlab bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án, thuốc hóa chất cho nhân viên phòng Cathlab.
  • Thuốc – vật tư hóa chất:
  • Hóa chất Doxorubicin hoặc Farmorubicin, Lipiodol được pha tại khoa dược hoặc pha tại phòng Cathlab theo yêu cầu của bác sĩ can thiệp.

1.2. Phòng CathLab chuẩn bị

  • Máy chụp mạch máu DSA, máy tiêm ở trạng thái hoạt động bình thường.
  • Monitoring, máy khử rung, máy gây mê – máy thở (nếu cần).
  • Kiểm tra xe Etrolley sẵn sàng sử dụng nếu cần.
  • Máy đo huyết áp.
  • Bộ dụng cụ can thiệp gồm:
    • Bộ sát khuẩn, gạc vô khuẩn, P.V.P Iodine, găng sạch.
    • Thuốc Heparin 5000UI/ml, Lidocain 2%, thuốc giảm đau, thuốc cản quang, dung dịch muối NaCl 0,9% 250ml – 500ml.
    • Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml, 20ml, kim lấy thuốc.
    • Dao rạch da số 11
    • Chạc 3, dây nối, dây truyền dịch
    • Bộ khăn chụp
    • Bộ áo phẫu thuật, găng vô khuẩn
    • Bộ bát, khay, cốc … vô khuẩn cho chụp mạch
    • Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch (Sheath 5F, 6F)
    • Catheter, microcatheter, guidewire, microguidewire (Yashiro 5F, 6F, Microcatheter 2.7 hoặc 2.0).

1.3. Nhân lực

  • Bác sĩ can thiệp (khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc mời bác sỹ part-time).
  • Điều dưỡng được đào tạo về phụ giúp bác sĩ điện quang can thiệp (khoa Nội).
  • Điều dưỡng chạy ngoài (Phòng CathLab)
  • Kỹ thuật viên điều khiển máy (Khoa Chẩn đoán hình ảnh).
Tìm hiểu về thủ thuật nút mạch gan

2. Tiến hành thủ thuật nút mạch gan

2.1. Các bước tiến hành

  • Điều dưỡng phòng Cath Lab:
  • Nhận bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án, film chụp CT-scanner, MRI (nếu có), thuốc, hóa chất.
  • Kiểm tra thông tin người bệnh trước phẫu thuật, thủ thuật và ký xác nhận.
  • Kiểm tra đường truyền tĩnh mạch, vệ sinh vùng bẹn, làm sạch lông vùng gần cơ quan sinh dục, sonde tiểu (nếu có).
  • Giúp người bệnh di chuyển từ giường sang bàn làm can thiệp, người bệnh nằm thoải mái trên bàn, điều dưỡng cố định các dây truyền, bơm tiêm điện, ống dẫn lưu (nếu có).
  • Cho người bệnh thở oxy, lắp monitor theo dõi
  • Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, đeo găng.
  • Trải săng vô khuẩn lên bàn và chuẩn bị bộ dụng cụ can thiệp phù hợp.
  • Chuẩn bị PVP Iodine, nước muối sinh lý pha heparin (2500UI/500ml nước muối), thuốc tê Lidocain 2%, thuốc cản quang cho vào bát vô khuẩn.
  • Trợ giúp bác sĩ sát khuẩn tay, mặc áo phẫu thuật, trợ giúp trải khăn vô khuẩn lên người bệnh.
  • Lấy thuốc cản quang vào máy tiêm, lắp dây nối.
  • Thu dọn dụng cụ.
  • Ghi nhận vật tư tiêu hao, dụng cụ đã dùng cho người bệnh, in phiếu.
  • Bàn giao người bệnh và HSBA cho y tá chăm sóc theo đúng quy định.

2.2. Kỹ thuật viên

  • Nhập tên người bệnh vào máy DSA và chọn chương trình phù hợp
  • Điều khiển máy chụp mạch và chụp các phần can thiệp theo yêu cầu.

2.3. Bác sĩ và điều dưỡng phụ giúp can thiệp làm

  • Thay quần áo ở phòng Cathlab.
  • Mặc đồ bảo vệ bức xạ (Áo chì, cổ chì, kính chì…).
  • Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay ngoại khoa.
  • Sát khuẩn tay bằng cồn.
  • Lau khô tay, mặc áo phẫu thuật, đi găng vô khuẩn.
  • Sát khuẩn vùng bẹn bằng P.V.P Iodine.
  • Trải săng vô khuẩn có lỗ lên người bệnh, bọc các đầu máy, kính chắn chì bằng các túi nilon vô khuẩn.
  • Lấy thuốc tê Lidocain 2% vào bơm tiêm và tiến hành gây tê vị trí vùng chọc động mạch đùi bên phải.
  • Làm đầy lòng các dụng cụ introducer, catheter, microcatheter, làm ướt các guidewire trên bàn vô khuẩn bằng dung dịch nước muối đã có pha Heparin.
  • Để các dụng cụ cần thiết (bộ dụng cụ mở đường vào động mạch – Introducer, các syringe để bơm nước muối, syringe để bơm thuốc cản quang… ) lên trên săng vô khuẩn trải trên người bệnh, giữa 2 chân.
  • Đặt Sheath vào động mạch đùi phải hoặc trái và lưu Sheath trong suốt quá trình can thiệp.
  • Luồn catheter qua sheath ở động mạch đùi lên động mạch thân tạng, vào động mạch gan chung dưới hướng dẫn của máy chụp DSA.
  • Luồn microcatheter qua catheter chọn lọc vào động mạch gan riêng, vào các nhánh nuôi khối U.
  • Bơm hóa chất và lipiodol đã pha qua microcatheter vào nhánh nuôi U đến khi nào tắc hết mạch nuôi U hoặc đến khi hết thuốc.
  • Rút hết các dụng cụ can thiệp ra (Catheter, Sheath).
  • Ép cầm máu chỗ chọc động mạch đùi khoảng 15 – 30 phút, băng ép cầm máu, băng chun và gạc cuộn chặt. Nếu người bệnh đồng ý thì đóng mạch bằng dụng cụ đóng mạch (Angioseal) thì người bệnh có thể vận động chân bên chọc mạch sau 30 phút
  • Theo dõi người bệnh sau nút mạch, quan sát qua hệ thống Monitor về mạch, HA, nhịp tim, SPO2, bắt thấy mạch mu chân đập.

3. Theo dõi sau can thiệp tại khoa nội trú hoặc ICU

  • Nếu người bệnh tự thở, các chỉ số sinh tồn thể hiện trên Monitor tốt, bắt thấy mạch mu chân đập tốt thì người bệnh được chuyển về theo dõi tại khoa nội trú.
  • Nếu người bệnh có gây mê, trẻ em, huyết động không ổn định thì chuyển về khoa ICU để theo dõi.
    • Vị trí chọc động mạch, mạch mu chân bên chọc mạch.
    • Theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ và các biến chứng khác (nếu có).
Phương pháp nút mạch được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

4. Tai biến và xử lý 

  • Tụ máu, chảy máu tại vị trí chọc động mạch: băng ép cầm máu lại.
  • Đau bụng, nôn, suy gan: điều trị theo Y lệnh của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y tế: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành CĐHA, 2015
  • Vinmec: Quy trình phối hợp thực hiện can thiệp tại khoa CĐHA, VME.III.2.7.3.009/V0.

Ghi chú:

  • Văn bản sửa đổi lần thứ 01, bổ sung cho văn bản “Hướng dẫn phối hợp thực hiện thủ thuật nút mạch gan” – Mã VMEC.IV.2.4.2.4.010/V0 phát hành ngày 12/12/2017.

Từ viết tắt:

  • ICU: Khoa hồi sức tích cực

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
20

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia