MỚI

Thuốc kháng sinh: sản xuất, cơ chế, phân loại và tác dụng phụ 

Ngày xuất bản: 07/06/2023

Các chất kháng khuẩn, hay còn gọi là kháng sinh, được sản xuất bởi các loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và Actinomycetes, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật khác. Trong thời gian gần đây, phạm vi của kháng sinh đã được mở rộng để bao gồm cả các chất kháng khuẩn được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp như sulfonamid và quinolon.

Ảnh: thuốc kháng sinh. Nguồn: Vinmec.com

1. Tác động của kháng sinh

  • Kháng sinh kìm khuẩn: sử dụng hiệu lực kìm khuẩn trong điều trị( Macrolid, cyclin, phenicol)
  •  Kháng sinh diệt khuẩn: sử dụng hiệu lực diệt khuẩn trong điều trị( beta lactam, aminosid, Fluoroquinolon)
  • Tính tương đối

+ Penicillin: kìm khuẩn với Enterococci

+ Cloramphenicol: diệt khuẩn với Haemophilus influenzae

2. Tìm hiểu về kháng sinh nhóm Beta Lactam

Kháng sinh nhóm Beta Lactam là một nhóm kháng sinh rất phổ biến và quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nhóm kháng sinh này được tạo ra từ một cấu trúc hóa học gọi là Beta Lactam, có khả năng làm giảm hoạt động của một số enzyme cần thiết cho việc tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.

2.1 Sản xuất  

  • Sinh tổng hợp:

  • Bán tổng hợp: 

  • Tổng hợp toàn phần

2.2 Cơ chế của kháng sinh penicillin

– Peptidoglycan: rất cần thiết cho thành tế bào, đặc biệt vi khuẩn Gram (+).

– D-alanin-transpeptidase: có vai trò xúc tác tổng hợp peptidoglycan

– Murein hydrolase: có vai trò xúc tác thủy phân peptidoglycan

  • Gram (+): thành tế bào là 1 lớp peptidoglycan rất dày (giàu cầu peptid) → nhạy cảm với penicillin.
  • Gram (-): trừ lậu cầu và màng não cầu, thành tế bào vi khuẩn Gram  (-) ít cầu peptid và lại giàu lipid hơn → penicillin chỉ có thể qua 1 số porin vào → Gram (-) ít nhạy cảm với penicillin hơn
  • Cơ chế tác dụng
  • Liên kết không hồi phục với các protein gắn PCN ở vách tế bào vi khuẩn gây phá vỡ và giết chết vi khuẩn.
  • Chủng đề kháng PCN: nhờ vào sự thay đổi các protein gắn PCN hoặc sự biểu lộ các enzyme thủy phân làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Cơ chế kháng thuốc
  •  Tăng tiết β-Lactamase: Gram (+)
  • Thay đổi số lượng, độ thấm, kích thước porin màng tế bào: làm giảm  lượng kháng sinh β-Lactam đi vào tế bào.
  • Đột biến thay đổi cấu trúc enzym vận chuyển cầu peptid: làm giảm manh ái lực của PBPs với kháng sinh → Vi khuẩn ko bị phá hủy thành tế bào.
  • Tăng tổng hợp chất ức chế murein hydrolase.

2.3 Phân loại Penicillin

Nhóm

Đặc điểm

I

Pen. tự nhiên G, V không kháng (pen G) hoặc kháng (pen V) acid, không kháng penicillinase

II

Pen. bán tổng hợp, phổ hẹp, kháng penicillinase

III

Pen. bán tổng hợp, phổ rộng cả VK Gram (-), một số kháng acid (uống), không kháng penicillinase. Gồm:

  •  Aminobenzylpenicillin
  •  Carboxybenzylpenicillin
  •  Ureidopenicillin

IV

Pen. nhóm Aminobenzylpenicillin bán tổng hợp, phổ hẹp, chỉ trên VK Gram (-).

2.4 Tác dụng phụ của thuốc

    • Phản ứng dị ứng: Đây là phản ứng dị ứng nặng nhất và nguy hiểm nhất của penicillin. Nó có thể gây ra các triệu chứng như phát ban da, ngứa, khó thở, đau ngực và sốc phản vệ. Nếu bị phản ứng dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
  • Tác dụng phụ đối với hệ thống thần kinh: Thuốc có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu và co giật.
  • Tác dụng phụ đối với hệ thống thận: Khi sử dụng liều lượng cao, penicillin có thể gây ra tác dụng phụ đối với hệ thống thận, gồm việc giảm chức năng thận, viêm thận mô kẽtăng huyết áp.
  • Tác dụng phụ đối với hệ miễn dịch: Penicillin có thể gây ra các bệnh do vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm viêm đường tiết niệu và nhiễm trùng đường tiêu hóa, giảm bạch cầu.
  • Tác dụng phụ khác: Các tác dụng phụ khác bao gồm đau khớp, sốt, viêm gan, tăng men gan, thiếu máu, viêm tĩnh mạch.

3. Tìm hiểu về kháng sinh nhóm Cephalosporin

3.1. Sản xuất cephalosporin

Phương pháp 1: Bán tổng hợp từ cephalosporin C

Phương pháp 2: Bán tổng hợp từ penicillin


3.2. Cơ chế và đặc điểm

  • Cơ chế

Diệt khuẩn, cơ chế giống penicillin

  • Đặc điểm:

Phổ rộng, ít độc. Tất cả cephalosporin đều không diệt enterococci hiệu quả khi dùng đơn độc. Trong nhóm này thì chỉ có ceftaroline có thể đánh được MRSA.

      Ảnh: Cơ chế hoạt động của kháng sinh. Nguồn: Vinmec.com
Ảnh: Cơ chế hoạt động của kháng sinh. Nguồn: Vinmec.com

3.3. Phân loại nhóm thuốc

 

Nhóm

Đặc điểm

I

  • Tác dụng mạnh trên Gram (+), yếu trên Gram (-).

–    Không bền, dễ bị phá hủy bởi β-lactamase 

II

  • Tác dụng mạnh hơn trên Gram (-) và tác dụng  yếu hơn trên Gram (+) so với nhóm I.
  •  Bền với β-lactamase

III

  • Phổ rộng (trên Gram (+) kém I). Mạnh hơn II trên Gr (-).
  •  Kháng β-lactamase của Gr (-) (hơn II).
  • Tác dụng tốt trên Gr (-) kỵ khí, tác dụng trên VK đường ruột. 

IV

  • Giữ hoạt phổ trên Gr (-) của III, nhưng TD mạnh hơn. Mạnh hơn trên Gr (+) so với III.
  •  Kháng nhiều β-lactamase

3.4. Các chế phẩm

Nhóm

Chế phẩm

I

Cephalothin (Na), cephalexin, cephapirin, cephazolin, cephaloridin, cephradin, cefadroxil.

II

Cephamandol, cefoxitin, cefaclor, cefuroxim, cefonicid, cefotetan, ceforanid, cefmetazol, cefprozil, loracarbef

III

Cefotaxim (claforan), ceftazidin, cefixim, ceftibuten, cefdinir, cefpodoxim, cefoperazon, ceftizoxim, ceftriaxon, moxalactam

IV

Cefepim

3.5. Tác dụng phụ của nhóm thuốc

  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với Cephalosporin, từ phản ứng nhẹ như phát ban, ngứa da, đỏ da đến phản ứng nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm nghiêm trọng (như viêm mạch máu), phù Quincke (sưng mô mềm), hoặc phản ứng dị ứng tức thì (như sốc phản vệ). Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi sử dụng Cephalosporin, bạn nên ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Tiêu chảy: Cephalosporin có thể gây ra vi khuẩn đường ruột không mong muốn, dẫn đến tiêu chảy. Đa phần các trường hợp tiêu chảy do Cephalosporin là nhẹ và tự giới hạn, nhưng nếu tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa: Một số người dùng Cephalosporin có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu và thậm chí viêm ruột.
  • Tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh: Một số Cephalosporin có thể gây ra các tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh, bao gồm chóng mặt, đau đầu, lo âu, lo lắng và cảm giác mất ngủ.
  • Tác động tiêu cực khác: Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, tăng enzyme gan, và hiếm hơn, vấn đề về chức năng thận.

Tài liệu tham khảo: 

  • Chapter 15: Antimicrobials, The Washington Manual of  Medical Therapeutics 36th
  • Bài giảng dược lý – Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
facebook
734

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia