Nguy cơ dị ứng thực phẩm không cao hơn ở trẻ sinh mổ
Nghiên cứu ở Úc cho thấy sinh mổ không có liên quan tới dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu khác và ý kiến của chuyên gia được đưa ra. Tương tự, không có bằng chứng nào về việc cho con bú, anh chị em lớn tuổi hơn, vật nuôi hoặc tình trạng dị ứng của mẹ liên quan đến khả năng dị ứng thực phẩm của trẻ
Diana Swift
Ngày 24 tháng 5 năm 2022
Một nghiên cứu ở Úc cho thấy sinh mổ không liên quan đến tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm trong những năm đầu đời.
Công bố trực tuyến trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng, những kết quả nghiên cứu này có thể giúp đánh giá nguy cơ và lợi ích của việc sinh mổ và trấn an những phụ nữ có dự định sinh mổ rằng đứa trẻ sinh ra không có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm, theo Rachel L. Peters, Tiến sĩ, nhà dịch tễ học tại Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch (MCRI) ở Melbourne, và các cộng sự.
Nhóm của Peters đã tiến hành phân tích để làm rõ mối liên hệ có thể có giữa phương pháp sinh và nguy cơ dị ứng thực phẩm – điều mà đến nay vẫn còn chưa rõ ràng do các nghiên cứu hiện còn hạn chế với các loại dị ứng thực phẩm đã được kiểm chứng lẫn thông tin chi tiết về phương thức và thời gian đẻ mổ của trẻ.
“Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn sơ sinh”, Peters đề cập trong một thông cáo báo chí MCRI, và phương thức sinh đẻ có thể hạn chế sự phát triển bình thường của hệ thống miễn dịch. “Trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai ít tiếp xúc với vi khuẩn từ ruột và âm đạo của người mẹ, những vi khuẩn này ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật và hệ miễn dịch của em bé. Tuy nhiên, điều này dường như không đóng vai trò chính trong sự tiến triển của dị ứng thực phẩm,” bà nói.
Nghiên cứu HealthNuts
Trong giai đoạn 2007-2011, nghiên cứu thuần tập của HealthNuts gồm 5.276 trẻ 12 tháng tuổi đã được test lấy da và thử nghiệm ăn qua đường miệng để thử phản ứng với trứng, đậu phộng, mè và động vật có vỏ hoặc sữa bò. Nó liên kết kết quả thu được với số liệu thống kê về các ca sinh bổ sung từ Bộ dữ liệu chu sinh của Victoria khi trẻ tròn 6 tuổi Dữ liệu sinh được thu thập trên 2.045 trẻ và trong phân nhóm này với dữ liệu liên kết, 30% trẻ được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai – tương tự như 31,7% các ca sinh mổ ở Hoa Kỳ vào năm 2019 – và 12,7% trong số này bị dị ứng thực phẩm so với 13,2% trong số này được sinh bằng đường âm đạo.
So với sinh ngả âm đạo, sinh mổ không liên quan đến nguy cơ dị ứng thức ăn (tỷ suất chênh hiệu chỉnh [aOR] 0,95, khoảng tin cậy 95% [CI], 0,70-0,30).
Thời gian sinh mổ cũng không ảnh hưởng. Sinh mổ trước khi chuyển dạ hoặc sau khi bắt đầu chuyển dạ không liên quan đến nguy cơ dị ứng thực phẩm (aOR, 0,83, 95% CI, 0,55-1,23) và aOR, 1,13, 95% CI, 0,75-1,72), tương ứng.
So với sinh ngả âm đạo ,mổ lấy thai tự nguyện hoặc khẩn cấp không liên quan đến nguy cơ dị ứng thức ăn (aOR, 1,05, 95% CI, 0,71-1,55 và aOR, 0,86, 95% CI, 0,56-1,31).
Tương tự như vậy, không có bằng chứng nào về việc cho con bú, anh chị em lớn tuổi hơn, vật nuôi hoặc tình trạng dị ứng của mẹ liên quan đến khả năng dị ứng thực phẩm của trẻ.
“Nghiên cứu này rất hữu ích vì ngoài các xét nghiệm máu và da, nó còn sử dụng nghiệm pháp cho ăn, đây là tiêu chuẩn vàng”, Terri Brown-Whitehorn, MD, một bác sĩ khoa dị ứng và miễn dịch tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Nếu không có thực phẩm thực sự được sử dụng, các xét nghiệm khác có thể dẫn đến dương tính giả.”
Brown-Whitehorn, người không tham gia vào nghiên cứu MCRI, cho biết những phát hiện này không có khả năng ảnh hưởng đến hầu hết các quyết định về sinh mổ vì hầu hết các ca sinh mổ đều là tình thế bắt buộc. “Nhưng nếu một người mẹ sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ lấy thai khẩn cấp, họ có thể được lựa chọn sinh con tiếp theo bằng phương pháp tương tự.”
Bà cho biết lời khuyên hiện tại là nên đưa ngay cả những thực phẩm có nguy cơ cao vào chế độ ăn của trẻ từ sớm để ngăn ngừa tiến triển của dị ứng thực phẩm.
Theo giả thuyết phơi nhiễm vi sinh vật , trước đây người ta cho rằng mối liên hệ tiềm ẩn giữa sinh mổ và dị ứng có thể phản ánh sự khác biệt trong việc tiếp xúc sớm với hệ vi sinh vật có lợi cho hệ miễn dịch của mẹ trong quá trình sinh nở. Sinh mổ có thể bỏ qua cơ hội tiếp xúc của đường ruột của trẻ sơ sinh với hệ vi khuẩn đường ruột và âm đạo của mẹ, do đó làm tăng nguy cơ dị ứng. Ví dụ, một phân tích gộp năm 2018, đề xuất sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm lên 21%.
Trong một nghiên cứu khác từ HealthNuts, 30% trường hợp dị ứng đậu phộng ở trẻ em và 90% trường hợp dị ứng với trứng dường như biến mất tự nhiên ở độ tuổi lên 6. Những con số này cao hơn một chút so với những gì Brown-Whitehorn quan sát. “Chúng tôi nhận thấy rằng khoảng 20% trường hợp dị ứng đậu phộng và khoảng 70% hoặc 80% – có thể ít hơn một chút – dị ứng trứng sẽ biến mất ở độ tuổi 6”.
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Y tế & Sức khỏe Quốc gia của Úc, Tổ chức Dị ứng Thực phẩm Ilhan, AnaphylaxiStop, Quỹ Nghiên cứu Y khoa Charles và Sylvia Viertel, Chương trình Hỗ trợ Cơ sở hạ tầng Hoạt động của Chính phủ Victoria và Học bổng Nhà lâm sàng-Bác sĩ cho Trẻ em Melbourne.
Peters tuyên bố không có cạnh tranh về mặt lợi ích. Một số đồng tác giả đã báo cáo hỗ trợ nghiên cứu hoặc làm việc với các công ty tư nhân và một người là nhà phát minh với bằng sáng chế do MCRI nắm giữ. Brown-Whitehorn tuyên bố không có cạnh tranh về mặt lợi ích.
Bài viết này được đăng tải lần đầu trên MDedge.com , thành viên của Medscape Professional Network.
Tag: sinh mổ, dị ứng thực phẩm, sinh ngả âm đạo, nghiên cứu HealthNuts
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.
Nguồn tham khảo: Theo vinmec.com