MỚI

Loãng xương: Nguyên nhân và cách dự phòng

Ngày xuất bản: 08/06/2023

Loãng xương đang âm thầm làm suy giảm sức khỏe của cộng đồng làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống. Hiểu được nguyên nhân và dự phòng cho bệnh nhân chính là một biện pháp ngăn ngừa tốt nhất để giảm những yếu tố nguy cơ loãng xương, làm chậm quá trình lão hóa xương và hạn chế được biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

1. Nguyên nhân loãng xương:

1.1 Loãng xương người già:

  • Lão hóa là nguyên nhân chính của loãng xương người già ( loãng xương nguyên phát). Các cơ quan thoái hóa dần cấu trúc và chức năng, hệ xương cũng dần lão hóa nên quá trình tái tạo xương chậm hơn và hủy xương nhanh hơn.
  • Lão hóa làm giảm hấp thu calci ở ruột.
  • Lão hóa thay đổi chế độ ăn làm giảm cung cấp các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ xương.
  • Lão hóa làm các hormon sinh dục (nữ và nam) giảm số lượng và chất lượng.

1.2. Loãng xương sau mãn kinh:

  • Mãn kinh làm giảm sản xuất estrogen: Estrogen là một hormone có tác dụng bảo vệ xương bằng cách tăng cường quá trình hấp thụ canxi ở ruột, giảm thải canxi qua thận và phát triển tế bào xương. Khi estrogen giảm, quá trình tái tạo xương bị ức chế, gây ra mất mật độ xương và yếu xương.
  • Mãn kinh tăng sản xuất cytokine: các cytokine như TNF-alpha, IL-1 và IL-6 có tác dụng kích thích tăng hoạt động osteoclasts trong xương gây ra sự phá hủy tế bào xương và giảm mật độ xương.
  • Mãn kinh làm nhiều phụ nữ thay đổi chế độ ăn ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng là yếu tố nguy cơ của loãng xương.

1.3. Loãng xương thứ phát 

  • Loãng xương do biến cố trong quá khứ như còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, calci, vitamin D.
  • Loãng xương liên quan đến gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
  • Loãng xương liên quan thói quen vận động: lối sống tĩnh tại, bất động lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.
  • Loãng xương liên quan đến các yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc lá, thuốc, các bệnh tật, bệnh di truyền.

2. Dự phòng loãng xương:

Loãng xương là bệnh mạn tính làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của chúng ta và gây nên những biến chứng nặng nề. Điều trị loãng xương là nâng cao mật độ xương, loại bỏ yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng. Dự phòng loãng xương là mục tiêu hướng đến vì có thể giúp bảo vệ sức khỏe xương và giảm nguy cơ bị gãy xương.

2.1. Dinh dưỡng phòng loãng xương:

2.1.1. Bổ sung canxi: 

Canxi là khoáng chất quan trọng nhất, quyết định sự vững chắc của hệ thống xương. Canxi cần được cung cấp đủ ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ, vị thành niên đến người trưởng thành và cao tuổi.  Canxi còn cần cho hoạt động thần kinh cơ, đông máu, và chức năng tim.

Hình ảnh các loại thực phẩm giàu canxi
Hình ảnh các loại thực phẩm giàu canxi

Theo viện dinh dưỡng quốc gia nhu cầu canxi hằng ngày:

  • Trẻ nhỏ: 300-700 mg canxi/ngày.
  • Vị thành niên: 1000 mg canxi/ngày.
  • Người trưởng thành: 800 mg canxi/ngày.
  • Phụ nữ mang thai và nuôi con bú: 1200 mg canxi/ngày.
  • Người ≥ 70 tuổi: 1000 mg canxi/ngày.

Các loại thức ăn bổ sung giàu canxi:

  • Sữa: theo khuyến nghị viện dinh dưỡng 3-4 đơn vị/ ngày. Một đơn vị bằng 100 ml sữa hoặc 1 hũ sữa chua hoặc 1 miếng phô mai.
  • Các thực phẩm như tôm, cua đồng, súp lơ, cải thìa, rau cải, bắp cải và đậu phộng.
  • Các hợp chất canxi bổ sung: 
  • Carbonate (40% canxi nguyên tố): Thông dụng, hấp thu kém khi giảm acid dịch vị. 
  • Lactate (13% canxi nguyên tố): Hấp thu tốt nhưng chứa ít canxi. 
  • Gluconate (9% canxi nguyên tố): Hấp thu tốt nhưng chứa ít canxi. 
  • Citrate (21% canxi nguyên tố) Hấp thu tốt hơn kể cả khi thiếu acid dịch vị dạ dày. 

– Một số đối tượng khó đạt nhu cầu canxi từ chế độ ăn: người ăn thực vật, bất dung nạp lactose, ăn kiêng thấp năng lượng. Một số chất trong thực phẩm ảnh hưởng hấp thu canxi: oxalate, protein, phytate, caffeine. Thực phẩm có hàm lượng oxalate và phytate cao sẽ làm giảm hấp thu canxi trong những thực phẩm đó.  Vì vậy, để canxi được hấp thu tốt nhất, tránh dùng canxi cùng với thực phẩm giàu oxalate hoặc phytate.

2.1.2. Bổ sung Vitamin D:

Vitamin D giúp hấp thu canxi ở ruột, tăng chuyển hóa cho cơ và xương giúp bảo vệ khối cơ và khối xương. Nguồn cung cấp vitamin D từ cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi) 300UI/100g, 20UI/lòng đỏ trứng , phơi nắng nhận được UVB 5-15 phút/ngày, ≥ 2 ngày/tuần.

 – Đánh giá tình trạng vitamin D dựa trên nồng độ 25(OH)D huyết thanh. Mức vitamin D bình thường trong máu là 10-55ng/ml (25-137.5 nmol/L).  Người trưởng thành cần đạt vitamin D trong máu ≥ 30 ng/ml (75 nmol/L).

Theo viện dinh dưỡng quốc gia nhu cầu vitamin D hằng ngày:

  • Trẻ nhỏ < 6 tháng – 18 tuổi: 2000UI
  • Người trưởng thành 19-60 tuổi: 4000UI
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: 2000UI
  • Trên 60 tuổi: 6000UI

2.1.3. Bổ sung protein:

Đủ protein cho người cao tuổi để bảo đảm khối cơ và sự vững chắc của khối xương. Nguồn protein từ cá, sữa và các chế phẩm từ sữa thường dễ hấp thu và thích hợp hơn, bảo đảm mỗi ngày từ 1-1,2g protein/kg cân nặng cơ thể trong ngày.

2.2. Chế độ luyện tập:

Trong quá trình luyện tập, xương dưới tác động của lực sẽ kích thích tế bào xương sản xuất và tái hấp thụ các chất, kích thích sản xuất testosterone và hormone tăng trưởng quá trình này giúp cải thiện mật độ xương. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường cơ bắp và cân bằng giúp giảm nguy cơ ngã và gãy xương.

The Bone Health and Osteoporosis (BHOF) Foundation khuyến nghị nên duy trì hoạt động thể chất ở mọi độ tuổi để phòng ngừa loãng xương và hạn chế nguy cơ biến chứng khi loãng xương xảy ra. Các bài tập bao gồm tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 3-4 lần/tuần với kháng lực và các bài tập toàn thân, nhảy dây, cardio, các môn thể thao như tennis, chạy bộ. 

Ở những người bị loãng xương việc duy trì luyện tập chứng minh là cải thiện biến chứng gãy xương bằng cách kết hợp tập thể dục.

BHOF khuyến nghị ngừng hút thuốc lá giúp giảm mạnh nguy cơ loãng xương và cũng như sức khỏe toàn diện.

Thuốc lá làm giảm hấp thu canxi, giảm sản xuất hormone tăng trưởng, tăng hấp thu các chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến mô xương làm giảm sức mạnh và độ bền của xương và tăng hủy xương.

Đối với nữ uống quá hai ly một ngày hoặc ba ly một ngày có thể giảm hấp thu canxi và tăng nguy cơ té ngã. Nên cân nhắc việc sử dụng rượu bia.

2.3. Sử dụng thuốc:

Cân nhắc việc dùng thuốc với các yếu tố nguy cơ sử dụng thuốc ảnh hưởng đến cơ xương khớp để giảm nguy cơ bị loãng xương.

2.4. Kiểm tra sức khỏe xương định kỳ:

The Bone Health and Osteoporosis Foundation khuyến nghị thực hiện kiểm tra sức khỏe xương định kỳ theo cho các đối tượng:

  • Phụ nữ độ từ 65 tuổi trở lên và nam giới từ 70 tuổi trở lên: Nên thực hiện kiểm tra mật độ xương bằng phương pháp đo xương để phát hiện sớm và điều trị loãng xương.
  • Phụ nữ từ 50 – 64 tuổi và có yếu tố nguy cơ loãng xương.
  • Nam giới từ 50 – 69 tuổi và có yếu tố nguy cơ loãng xương.
  • Những người bị gãy xương trong trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc gãy xương do lực va đập nhỏ.
facebook
7

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia