MỚI

Gãy thân xương đùi

Ngày xuất bản: 23/08/2022

Gãy xương đùi vốn là tình trạng liên quan đến chấn thương và có thể gây ra biến chứng đe dọa đến tính mạng. Bài viết này đánh giá nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị gãy thân xương đùi và nhấn mạnh vai trò của đội ngũ chuyên gia trong việc quản lý tình trạng này.

Nhóm tác giả: Medda S, Unger T, Halvorson J.

Đơn vị công tác: Trung tâm Y khoa Wake Forest Baptist; Trung tâm Y khoa trực thuộc Bệnh viện Đại học Richmond.

Tổng quan

Gãy thân xương đùi thường liên quan đến các chấn thương do vận động hoặc va chạm mạnh. Các tổn thương này có thể gây ra các di chứng đe dọa đến tính mạch. Việc can thiệp nhanh chóng và quản lý chu đáo có thể mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Nghiên cứu này sẽ đánh giá nguyên nhân, biểu hiện, cách quản lý gãy thân xương đùi và đánh giá vai trò của đội ngũ chuyên gia trong việc chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán và quản lý tình trạng này.

1. Mục tiêu

  • Mô tả các cơ chế chấn thương có thể gây gãy thân xương đùi.
  • Đánh giá cách tiếp cận chỉ định cận lâm sàng và đánh giá một bệnh nhân đến vì nguy cơ gãy xương đùi, bao gồm tất cả các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
  • Liệt kê các phương án điều trị gãy thân xương đùi tùy thuộc vào quần thể bệnh nhân, mức độ nặng và vị trí gãy xương.
  • Giải thích tầm quan trọng của các chiến lược từ đội ngũ chuyên gia trong việc cải thiện phối hợp và giao tiếp để hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng gãy thân xương đùi, cũng như cải thiện kết quả của những bệnh nhân được chẩn đoán mắc tình trạng này.

2. Giới thiệu

Gãy thân xương đùi thường liên quan đến các chấn thương do vận động hoặc va chạm mạnh. Các tổn thương này có thể gây ra các di chứng đe dọa đến tính mạng. Việc can thiệp nhanh chóng và quản lý chu đáo có thể mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. So với trước đây, các vết gãy chỉ được xử trí bằng nẹp thì ngày nay, đóng đinh nội tủy là phương pháp điều trị chính yếu. Riêng các bệnh nhi sẽ được quản lý bằng các que mềm dẻo để xương có thể tiếp tục phát triển.

3. Nguyên nhân

Xương đùi được chia thành các vùng chỏm, cổ, mấu chuyển lớn, mấu chuyển bé, thân, lồi củ trên và vùng lồi củ.

Những bệnh nhân trẻ tuổi thường bị gãy xương do do vận động hoặc va chạm mạnh, phổ biến nhất là va chạm các loại xe cơ giới. Những bệnh nhân lớn tuổi có thể gãy xương đùi liên quan loãng xương, do ngã xuống nền đất.[1] Một nguyên nhân thường gặp khác là chấn thương do súng bắn vào chi dưới.

Gãy xương do áp lực có thể xảy ra ở những người hoạt động thể chất nặng. Cuối cùng, các trường hợp gãy xương đùi do vận động hoặc va chạm nhẹ thường liên quan đến loãng xương hoặc sử dụng bisphosphonate trong thời gian dài.

4. Dịch tễ

Theo ước tính, hàng năm, cứ 1000 người thì có khoảng 9 đến 22 trường hợp gãy xương đùi trên toàn thế giới. Các thương tổn này hiện diện theo hai mô hình. Các nghiên cứu cho thấy gãy xương đùi thường gặp ở người lớn tuổi, những người có mật độ xương thấp, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp, người phải cúi nhiều ra trước hoặc nghiêng bên.

5. Sinh lý bệnh

Xương đùi vốn là xương lớn nhất trên cơ thể con người. Xương đùi có một cung trước, với độ cong có bán kính là 120cm.[2] Chạy dọc theo ⅓ giữa mặt sau xương đùi là đường ráp – một bờ nhô lên, là nơi bám của nhiều cơ và mạc, đóng vai trò như một thanh chống để bù trừ cho cung trước.

Biến dạng đặc trưng sau gãy xương đùi xảy ra do các cơ thuộc chi dưới có bám vào xương đùi phải hoạt động quá mạnh. Đoạn gãy gần được giữ ở tư thế gập, dạng. Cơ thắt lưng chậu – cơ gắn vào mấu chuyển bé – tạo ra một góc gập lớn. Cơ mông nhỡ và cơ mông bé – hai cơ bám vào mấu chuyển lớn – tạo ra lực gây dạng xương. Đoạn gãy xa bị ngửa và vặn ra ngoài. Các cơ khép bám ở lồi cầu trong xương đùi và sẽ tạo ra lực vặn xoắn. Cơ bụng chân – gắn ở mặt sau đoạn xa xương đùi – sẽ kéo mảnh vỡ ra sau và lên trên, làm xương đùi biến dạng theo kiểu ngửa lên.

6. Bệnh sử và khám lâm sàng

Do các tổn thương đe dọa tính mạng có thể xảy ra đồng thời, bệnh nhân cần phải được đánh giá tình trạng tổng thể. Khi bệnh nhân đến trung tâm chấn thương, cần tuân thủ các nguyên tắc nâng cao trong hỗ trợ sự sống sau chấn thương (advanced trauma life support – ATLS). Nếu tình trạng bệnh nhân đang không ổn định hoặc nếu bệnh nhân được nghi ngờ có bệnh lý trong ổ bụng, nên khẩn cấp chuyển bệnh đến phòng mổ để mở bụng thăm dòng. Cần nhớ rằng mạng sống của bệnh nhân quan trọng hơn chi bị gãy.

Nếu bệnh nhân ổn định, cần thực hiện thăm khám lâm sàng tổng quát. Cần ghi chú lại sự biến dạng đùi, nếu quan sát thấy. Bên cạnh đó, cần khám thần kinh-mạch máu cẩn thận, bao gồm nhịp mạch/nhịp tim và đánh giá tình trạng gãy hở.

Gãy hai bên xương đùi có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ biến chứng phổi và tăng tỷ lệ tử vong.

7. Chỉ định lâm sàng

7.1. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh ban đầu cần làm là chụp X-quang không chuẩn bị. Nên chụp X-quang vuông góc với xương đùi. Ngoài ra, nên chụp các phim vuông góc khớp hông và khớp gối.

Cần đánh giá tổn thương gãy cổ xương đùi cùng bệnh. Theo y văn, có từ 1% đến 9% trường hợp gãy cổ xương đùi cùng bên. Nhiều trung tâm chấn thương cấp độ 1 đã áp dụng các quy trình bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) trên cả hai xương đùi, với mức độ quét nhỏ hơn. Trước khi các quy trình này được áp dụng rộng rãi, tỷ lệ bỏ sót các chấn thương cổ xương đùi liên quan là khoảng 20-50%.[3]

Chẩn đoán hình ảnh còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra kế hoạch quản lý. Trong trường hợp gãy thân xương đùi kèm với đầu trên xương đùi, điểm bắt đầu đóng đinh nội tủy có thể bị tổn thương. Trong những trường hợp này, phim CT đầu trên xương đùi có vai trò đánh giá tính toàn vẹn của mấu chuyển lớn hoặc cơ hình lê.

7.2. Phân loại

Gãy hở xương đùi có thể được phân loại theo hệ thống phân loại Gustillo-Anderson. Các nghiên cứu dịch tễ ghi nhận có 43% gãy xương hở độ I, 31% độ II, và 26% độ III. Cần xử trí tích cực do để dẫn đến gãy xương đùi hở, cơ chế chấn thương và số lượng mô mềm bị ảnh hưởng là rất cao.

Hai hệ thống phân loại phổ biến dùng để mô tả gãy thân xương đùi.

7.2.1. Phân loại của Hiệp hội Chấn thương Chỉnh hình

32A – Gãy đơn giản

  • A1 – Gãy xoắn
  • A2 – Gãy chéo – góc tạo thành nhỏ hơn 30 độ
  • A3 – Gãy chéo – góc tạo thành lớn hơn 30 độ

32B – Gãy có mảnh rời hình chêm

  • B1 – Mảnh rời hình chêm xoắn
  • B2 – Mảnh rời hình chêm uốn cong
  • B3 – Mảnh rời phân mảnh

32C – Gãy phức tạp

  • C1 – Gãy xoắn
  • C2 – Gãy phân mảnh
  • C3 – Gãy không xác định được (gãy nát)

7.2.2. Phân loại Winquist và Hansen[4]

  • Độ 0: không có mảnh rời.
  • Độ I: đường gãy ngang hoặc chéo ngắn, mảnh rời kích thước nhỏ dưới 25% bề rộng thân xương.
  • Độ II: gãy có mảnh rời kích thước 25%- 50% bề rộng thân xương.
  • Độ III: gãy có mảnh rời kích thước lớn hơn 50% bề rộng thân xương.
  • Độ IV: gãy phức tạp, nhiều mảnh gãy lớn không còn dính vào nhau.

Luôn thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ hemoglobin. Khi xảy xương đùi, bệnh nhân có thể mất một lượng máu đáng kể, dẫn đến hạ huyết áp. Nếu vết thương hở, cần lấy dịch cấy.

8. Điều trị/Quản lý

8.1. Gãy hở

Trong trường hợp gãy hở, nên nhanh chóng cho bệnh nhân dùng kháng sinh theo quy trình của cơ sở y tế. Thông thường, thuốc cefazolin thường được sử dụng, với liều dùng theo trọng lượng. Nên thực hiện rửa và khử trùng vết thương tại giờ. Việc rửa và khử trùng tốt nhân nên thực hiện trong hai giờ sau khi đến viện.

8.2. Gãy cổ xương đùi cùng bên

Trong các trường hợp hiếm gặp, khi gãy thân xương đùi đi kèm với gãy cổ xương đùi cùng bên, nên ưu tiên cố định phần cổ xương bị gãy.[5] Các tác giả khuyến cáo đầu tiên, nên cố định cổ xương đùi để giảm nguy cơ hoại tử vô mạch (HTVM) không liên kết ở phần chỏm xương đùi. Sau khi cố định cổ xương đùi, ta mới xử lý gãy thân xương đùi.

8.3. Lực kéo lên xương

Phương pháp kéo chân giúp bệnh nhân kiểm soát đau và hỗ trợ phẫu thuật vẫn duy trì chiều dài giải phẫu của chân. Khi có chấn thương, các cơ đùi khỏe mạnh sẽ co ngay lập tức và làm đùi ngắn lại. Sau khi đánh giá khớp gối bằng phim X-quang, người ta sẽ gây tê cục bộ và đóng đinh vào đoạn dưới xương đùi hoặc đoạn trên xương chày. Trong kéo dài chân, người ta sẽ chèn đinh xương Steinmann 4mm trên xương bánh chè hai khoát ngón tay, để đảm bảo đinh nằm ngoài khớp. Đinh xương được đặt ở ⅓ trước xương đùi để đinh có thể đi qua trong trường hợp cần phẫu thuật kéo xương vô trùng. Trong kéo xương chày, đinh sẽ được đưa vào ở vị trí cách xa mặt trên lồi củ xương chày ba khoát ngón tay. Một số ý kiến không đồng thuận với phương pháp kéo xương chày do nó làm căng dây chằng, cùng với các trường hợp tổn thương dây chằng đồng thời với gãy xương đùi được báo cáo.[6] Thông thường, đinh xương được chèn vào một cách đơn giản để tránh vùng bị tổn thương. Lực kéo 12 pound (tương đương 5kg) được áp dụng và theo dõi liên tục, có thể được hiệu chỉnh theo cân nặng và trương lực cơ của bệnh nhân. Sự thuyên giảm được bệnh nhân đánh giá sau khi cơ đùi mỏi.

8.4. Cố định ngoài

Cố định ngoài có thể được thực hiện trong quá trình chỉnh hình kiểm soát tổn thương.[7] Nếu huyết động bệnh nhân không ổn định, bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu để thực hiện thủ thuật khác, y bác sĩ nên thận trọng trong việc tiến hình cố định ngoài. Ổn định ngoài có thể được chỉ định trong khi sửa chữa mạch máu. Người ta đặt đinh Schanz vào vị trí gần và xa chỗ gãy, thực hiện kéo xương đến một chiều dài phù hợp, kéo thẳng và xoay. Một số cấu trúc có thể cần phẫu thuật kéo dài đầu gối. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bởi đinh bên ngoài là khoảng 10%.[8] Những bệnh nhân đa chấn thương sẽ được cố định xương khi ổn định.

8.5. Đóng đinh nội tủy (ĐĐNT)

ĐĐNT là phương pháp điều trị chính cho gãy thân xương đùi. Đóng đinh giúp ổn định tương đôi tại vị trí gãy và làm xương lành lại nhờ quá trình liền xương thứ phát.

Cố định xương gãy bằng ĐĐNT có thể được thực hiện qua phương pháp ĐĐNT xuôi dòng và ngược dòng. Đóng đinh ngược dòng có điểm bắt đầu ở trung tâm rãnh liên khớp của đoạn dưới xương đùi. ĐĐNT xuôi dòng sử dụng hai điểm bắt đầu là mấu chuyển lớn và hố cơ hình lê. Cơ đi vào mấu chuyển và cơ hình lê đã được nghiên cứu rộng rãi, đạt được sự đồng thuận về các kết quả tương đồng.[9] Ưu điểm của việc sử dụng điểm vào từ cơ hình lê là khả năng cố định thẳng dọc trục xương đùi. Phương pháp này giảm nguy cơ vẹo xương. Nhược điểm của điểm khởi đầu là người thực hiện cần có kỹ thuật cao để xác định điểm bắt đầu, đặc biệt trên những bệnh nhân béo phì.[10] Điểm vào này khiến phần chèn ép cơ hình lê có nguy cơ bị tổn thương bên trong do phần chi dạng. Ngoài ra, nguy cơ HTVM cũng gia tăng ở những bệnh nhi gãy chỏm xương đùi. Điểm vào ở mấu chuyển lớn có ưu điểm là giảm thiểu nguy cơ tổn thương các cơ kép, cần ít kỹ thuật  hơn và là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân béo phì. Nhược điểm khi bắt đầu ở mấu chuyển lớn là nó không thẳng với trục xương đùi. Sự không khớp này đòi hỏi phải sử dụng đinh IM được thiết kế đặc biệt cho điểm vào này, để tránh vẹo xương.[10]

Về thiết kế của đinh, bán kính cong của đinh phải phù hợp với bán kính cong của xương đùi bệnh nhân.[2] Đinh trong ĐĐNT có bán kính cong lớn hơn bán kính cong của xương đùi bệnh nhân (tức là đinh thẳng hơn), có thể gây thủng bao trước của xương đùi trong quá trình chèn.

Bệnh nhân thường có thể tạo lực mạnh nếu đáp ứng tốt sau khi ĐĐNT.

8.6. Nẹp dưới cơ

Nẹp dưới cơ thường không được ứng dụng đối với các trường hợp gãy phức gặp hoặc gãy quanh phần chi giả, trong đó vị trí bắt đầu bị tổn thương hoặc không có sẵn vì đó là bộ phận cấy ghép riêng biệt. Một tấm nẹp bên có thể được chèn qua phương pháp tách lớp và tách dưới lớp. Lực tạo ra có thể được giữ nguyên sau khi nẹp.

8.7. Thời gian phẫu thuật

Nếu bệnh nhân ổn định về huyết động, xử trí gãy xương đùi được khuyến cáo thực hiện trong vòng 02-12 giờ sau chấn thương. Các nghiên cứu đã cho thấy lợi ích đáng kể khi can thiệp trong 24 giờ đầu tiên. Việc cố định ngay lập tức giúp giảm các biến chứng về phổi, giảm tỷ lệ tử vong và tránh thời gian nhập viện tại ICU lâu. Tuy vậy, loại hình cố định vẫn còn gây tranh cãi.

9. Chẩn đoán phân biệt

Những bệnh nhân bị gãy thân xương đùi nên được đánh giá để loại trừ gãy cổ xương đùi cùng bên. Tùy vào cơ chế chấn thương mà bệnh nhân có thể có nhiều chấn thương khác đi kèm. Trong những tình huống chấn thương do vận động hoặc va chạm mạnh, bệnh nhân cần được loại trừ hội chứng chèn ép khoang. Với những bệnh nhân gãy do do vận động hoặc va chạm nhẹ, vết gãy có thể hình thành bởi quá trình bệnh lý do ung thư hoặc rối loạn chuyển hóa, trong trường hợp này cần phải điều trị kỹ lưỡng.

10. Tiên lượng

Tiên lượng của những bệnh nhân gãy xương đùi thay đổi tùy thuộc vào tuổi, bệnh đồng mắc, bệnh loãng xương và phương pháp điều trị. Điều trị bằng đóng đinh nội tủy mang lại kết quả tốt, nhưng về sau, vì đau nên nhiều bệnh nhân cần được loại bỏ phần cứng. Tử vong hậu phẫu ở người cao tuổi cũng không hiếm gặp. Các biến chứng khác bao gồm nhiễm trùng, mất máu, không liền xương, chậm liền xương, liền xương bất thường, cần phẫu thuật lại. Cố định ngoài có mang lại hiệu quả nhưng vẫn có thể gây nhiễm trùng đinh xương và các vấn đề về đông máu. Bệnh nhân cũng cần nằm lại bệnh viện lâu dài và phục hồi sau đó. Vấn đề về tư thế dáng bộ và triệu chứng đau có thể xuất hiện ở rất nhiều bệnh nhân.

11. Biến chứng

Tình trạng không liền xương tuy hiếm gặp nhưng vẫn có xảy ra.[11] Trong những trường hợp này, cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ làm xương không liền. Nếu một vấn đề cụ thể của việc chỉnh sửa (ví dụ như tính ổn định hoặc sinh học) cần được giải quyết, nên thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa. Các trường hợp không liền xương do phì đại, không nhiễm khuẩn có thể được giải quyết bằng việc nén hoặc thay đổi đinh xương.[12] Trong những trường hợp không liền xương không có phì đại, nên loại trừ tình huống nhiễm trùng, đặc biệt là các tình huống xương gãy hở. Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bằng xét nghiệm. Chỉnh sửa tình trạng không liền xương thường được điều trị bổ sung bằng ghép xương.

12. Sự răn đe và giáo dục bệnh nhân

Những bệnh nhân bị gãy trục xương đùi cần được theo dõi sát sao để theo dõi quá trình lành xương. Gãy xương đùi không hiệu quả thường không phổ biến, tuy nhiên, việc ngăn ngừa những vết gãy dễ gãy này có thể được giảm thiểu thông qua việc khám và quản lý y tế cho những người có nguy cơ một cách phù hợp, cụ thể là người cao tuổi hoặc người thiếu vitamin D.

13. Nâng cao kết quả của nhóm chăm sóc sức khỏe

Những bệnh nhân bị gãy trục xương đùi thường được quản lý bởi một đội ngũ chuyên gia bao gồm bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, bác sĩ phẫu thuật chấn thương, bác sĩ khoa cấp cứu, nhà vật lý trị liệu, y tế, bác sĩ chụp X-quang và một bác sĩ can thiệp. Những vết gãy thường gây ra bởi nguyên nhân do vận động hoặc va chạm mạnh và thường đi kèm với các chấn thương khác. Bệnh nhân gãy xương đùi có thể bị xuất huyết nặng và cần truyền máu. Việc quyết định phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại chấn thương và sự ổn định của bệnh nhân. Sau khi điều trị, hầu hết các bệnh nhân cần một thời gian dài để hồi phục và lấy lại được sức cơ, khả năng hoạt động cơ. Đối với những chấn thương xương đùi đơn thuần, tiên lượng thường tốt nhưng bệnh nhân có thể bị đau và gặp khó khăn về tư thế.[13][14]

gay-than-xuong-dui

Ảnh minh họa gãy thân xương đùi. Hình ảnh được cung cấp bởi Chelsea Rowe.

Tài liệu tham khảo

  1. Singer BR, McLauchlan GJ, Robinson CM, Christie J. Epidemiology of fractures in 15,000 adults: the influence of age and gender. J Bone Joint Surg Br. 1998 Mar;80(2):243-8. – PubMed
  2. Egol KA, Chang EY, Cvitkovic J, Kummer FJ, Koval KJ. Mismatch of current intramedullary nails with the anterior bow of the femur. J Orthop Trauma. 2004 Aug;18(7):410-5. – PubMed
  3. Tornetta P, Kain MS, Creevy WR. Diagnosis of femoral neck fractures in patients with a femoral shaft fracture. Improvement with a standard protocol. J Bone Joint Surg Am. 2007 Jan;89(1):39-43. – PubMed
  4. Winquist RA, Hansen ST, Clawson DK. Closed intramedullary nailing of femoral fractures. A report of five hundred and twenty cases. J Bone Joint Surg Am. 1984 Apr;66(4):529-39. – PubMed
  5. Peljovich AE, Patterson BM. Ipsilateral femoral neck and shaft fractures. J Am Acad Orthop Surg. 1998 Mar-Apr;6(2):106-13. – PubMed
  6. Walker DM, Kennedy JC. Occult knee ligament injuries associated with femoral shaft fractures. Am J Sports Med. 1980 May-Jun;8(3):172-4. – PubMed
  7. Nowotarski PJ, Turen CH, Brumback RJ, Scarboro JM. Conversion of external fixation to intramedullary nailing for fractures of the shaft of the femur in multiply injured patients. J Bone Joint Surg Am. 2000 Jun;82(6):781-8. – PubMed
  8. Parameswaran AD, Roberts CS, Seligson D, Voor M. Pin tract infection with contemporary external fixation: how much of a problem? J Orthop Trauma. 2003 Aug;17(7):503-7. – PubMed
  9. Ricci WM, Schwappach J, Tucker M, Coupe K, Brandt A, Sanders R, Leighton R. Trochanteric versus piriformis entry portal for the treatment of femoral shaft fractures. J Orthop Trauma. 2006 Nov-Dec;20(10):663-7. – PubMed
  10. Ricci WM, Gallagher B, Haidukewych GJ. Intramedullary nailing of femoral shaft fractures: current concepts. J Am Acad Orthop Surg. 2009 May;17(5):296-305. – PubMed
  11. Giannoudis PV, MacDonald DA, Matthews SJ, Smith RM, Furlong AJ, De Boer P. Nonunion of the femoral diaphysis. The influence of reaming and non-steroidal anti-inflammatory drugs. J Bone Joint Surg Br. 2000 Jul;82(5):655-8. – PubMed
  12. Brinker MR, O’Connor DP. Exchange nailing of ununited fractures. J Bone Joint Surg Am. 2007 Jan;89(1):177-88. – PubMed
  13. Ibrahim JM, Conway D, Haonga BT, Eliezer EN, Morshed S, Shearer DW. Predictors of lower health-related quality of life after operative repair of diaphyseal femur fractures in a low-resource setting. Injury. 2018 Jul;49(7):1330-1335. – PubMed
  14. Koso RE, Terhoeve C, Steen RG, Zura R. Healing, nonunion, and re-operation after internal fixation of diaphyseal and distal femoral fractures: a systematic review and meta-analysis. Int Orthop. 2018 Nov;42(11):2675-2683. – PubMed

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

Nguồn tham khảo: Theo ncbi.nlm.nih.gov

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
56

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia