MỚI

Đại cương về trật khớp háng

Ngày xuất bản: 05/04/2023

Trật khớp háng là một vấn đề trật khớp hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp bị trật khớp nói chung. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trật khớp háng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Trong bài viết này chúng tôi trình bày đại cương về trật khướp háng.

Nhóm Tác giả: PGS. TS. Đào Xuân Thành, TS. Nguyễn Huy Phương

Ngày phát hành: 30/3/2022

1. Đại cương 

1.1. Định nghĩa 

Trật khớp háng được gọi đúng ý nghĩa của nó khi chỏm xương đùi trật khỏi ổ cối ra ngoài, còn những trường hợp gãy xương chậu, vỡ đáy ổ khớp, chỏm xương đùi chọc thủng ổ cối vào khung chậu thì không thuộc về trật khớp háng mà được một số tác giả gọi tổn thương này là “trật khớp háng thể trung tâm”, tuy nhiên, trong giới hạn bài này vẫn trình bày về tổn thương đặc biệt này và xếp vào một của thể trật khớp háng.

1.2. Dịch tễ

Trật khớp háng ít gặp hơn so với trật khớp vai và khớp khuỷu, chiếm 5% trong tổng số trật khớp nói chung, trong đó, trật khớp háng ra sau chiếm 80% – 85% trong số các ca trật khớp háng, biến chứng hoại tử chỏm xương đùi chiếm từ 2 – 17%, thoái hóa khớp háng chiếm 16%.

Có đến 50% bệnh nhân có tổn thương kèm theo khi bị trật khớp háng.

Phần lớn trật khớp háng hay gặp ở nam giới độ tuổi 16 tuổi đến 40 tuổi, do tham gia giao thông.

Biến chứng liệt dây thẩn kinh ngồi chiếm 10 – 20% trong trường hợp trật khớp háng ra sau.

 

Trật khớp háng ra sau
Hình 3.1. Trật khớp háng ra sau (Nguồn: AO Principies of Fracture Management)

Trật khớp háng thường gây ra các tổn thương cùng bên: tổn thương thần kinh ngồi, thẩn kinh đùi, thẩn kinh bịt. Ngoài ra có thể tổn thương vùng khớp gối: vỡ bánh chè, đứt các dây chằng khớp cùng bên.

1.3. Giải phẫu ứng dụng

Khớp háng là một khớp chỏm cắu lớn nhất của cơ thể, hình dạng lồi cầu của chỏm xương đùi khớp với ổ cối của xương chậu. Khớp háng nằm sâu trong lớp cơ mông, được giữ bởi hệ thống dây chằng, bao khớp và hệ thống cơ lưng – đùi rất khỏe, ổ cói sâu và ôm gần hết 3/4 chỏm xương đùi. Vì thế trật khớp háng thường là sau chấn thương mạnh và phẫu thuật vào khớp háng là khá khó khăn. 

Mạch máu nuôi cổ xương đùi rất nghèo nàn, bởi ba nguồn:

  • Động mạch dây chằng tròn: rất nhỏ, nuôi V4 chỏm xương đùi, một số người không có, hoặc bị xơ vữa.
  • Động mạch mũ: được chia ra từ động mạch đùi sâu, từ bao khớp tới nuôi chỏm.
  • Động mạch từ thân xương đùi – nển cổ lên nuôi cho vùng khớp háng.
  • Khi bị trật khớp háng các mạch nuôi dễ bị tổn thương.

Mạch máu nuôi chỏm xương đùi
Hình 3.2. Mạch máu nuôi chỏm xương đùi (Nguồn: Atlas giải phẫu người, Frank H.Netter, 2013 Edition)

Ồ cối do ba phẩn của xương chậu (chậu, ngồi, mu) tạo nên, khi vỡ đáy ổ cối di lệch có thể gẫy trật khớp háng thể trung tâm.

Bao khớp là một cấu trúc xơ khỏe bao bọc gần hết cổ xương đùi. Phía trước bao khớp bám vào đường liên mấu chuyển, ở phía sau dính vào 2/3 trong cổ giải phẫu xương đùi, để hở 1/3 ngoài cổ và mào liên mấu sau.

Bao khớp khớp háng
Hình 3.3. Bao khớp khớp háng (Nguồn: Atlas giải phẫu người, Frank H.Netter, 2013 Edition)

Động tác của khớp háng được gọi theo từng cặp: Gấp – duỗi, xoay ngoài – xoay trong, và khép – dạng.

1.4. Cơ chế tổn thương 

Trật khớp háng luôn là hậu quả của chấn thương có năng lượng cao như tai nạn giao thông, tai nạn ngã cao hay tai nạn lao động.

  • Ngã trong tư thế gấp háng và khép đùi. Cơ chế này làm cho chỏm xương đùi thúc vào bờ sau của ổ cối làm rách bao khớp và dây chằng, rồi chỏm trật ra sau gây nên trật khớp thể chậu hoặc thể ngồi. Hay gặp trật khớp háng theo cơ chế này ở những người lái xe ô tô, khi xe dừng lại đột ngột, đùi khép, đẩu gối bị dổn thúc vào phần gối ở phía trước, lực mạnh truyển từ gối lên thân xương đùi và chỏm, làm chỏm bị trật ra sau trên ổ cối, đôi khi kèm theo gãy xương ở thành sau trên của ổ cối.

 

Cơ chế trật khớp háng
Hình 3.4. Cơ chế trật khớp háng (Nguồn: AO Principies of Fracture Management)

  • Ngã trong tư thế gấp háng, đùi dạng và xoay ngoài. Chỏm xương đùi thúc vào bờ trước của ổ cối, trật ra trước gây nên trật khớp thể bịt hoặc thể mu.

>>> Xem thêm: Chuẩn đoán và phân loại các trường hợp

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.

facebook
96

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY