Chẩn đoán, phân loại và phân độ trật khớp háng
Trật khớp háng là một vấn đề trật khớp hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp bị trật khớp nói chung. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trật khớp háng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Trong bài viết này chúng tôi hướng dẫn cách chẩn đoán, phân loại và phân độ trật khớp háng.
Nhóm Tác giả: PGS. TS. Đào Xuân Thành, TS. Nguyễn Huy Phương
Ngày phát hành: 30/3/2022
1. Chẩn đoán
Nội dung bài viết
1.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân trật khớp háng vào viện thường sau tai nạn với chấn thương mạnh, có thể trong tình trạng bất tỉnh hoặc chấn thương sọ não khó thăm khám. Vì vậy cẩn thăm khám tổng thể và kỹ càng để tránh bỏ sót tổn thương. Đồng thời xử trí các tổn thương có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân như chấn thương sọ não, chấn thương ngực, bụng, khung chậu và cột sống,….
- Toàn thân: thường có biểu hiện sốc do đau
- Đau nhiều, sưng nể và mất vận động hoàn toàn khớp háng bên trật.
- Chi thể ở tư thế bắt buộc (hình 6)
- Trật ra sau (kiểu chậu, kiểu ngồi): đùi khép, xoay trong.
- Trật ra trước (kiểu mu, kiểu bịt): đùi dạng, xoay ngoài.
- Trật lên trên (kiểu chậu, kiểu mu): đùi gấp nhẹ.
- Trật khớp háng xuống dưới (kiểu ngồi, kiểu bịt): đùi gấp nhiểu.
- Luôn luôn có dấu hiệu lò xo (kháng cự đàn hồi) khi sửa lại tư thế bắt buộc.
Hình 3.5. Các tư thế bắt buộc của chi dưới khi trật khớp háng.
(Nguồn: Fracture classifications in Clinical Practice (2006))
1.2. Chẩn đoán hình ảnh
1.2.1. Chụp X-quang
Chụp phim X-quang lấy hết xương chậu và khớp háng 2 bên để xác định thể loại trật khớp và tổn thương xương kèm theo (nếu có).
Trên phim X-quang khung chậu thẳng chuẩn, chỏm xương đùi 2 bên có kích thước giống nhau và các khớp đối xứng nhau. Trong trường hợp trật khớp háng ra sau, chỏm xương đùi bị trật sẽ bé hơn so với bên lành, và ngược lại, khớp háng trật ra trước chỏm xương đùi sẽ to hơn bên lành.
Đường Shenton (vòng cung cổ bịt) trong trường hợp khớp bị trật sẽ bị mất liên tục.
Hình 3.6. Hình ảnh X-quang của trật khớp háng thể chậu
Các mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ trên phim X-quang thẳng.
Cẩn đánh giá xem có kèm theo gãy cổ xương đùi, mấu chuyển lớn hay gãy xương chậu hay không.
Trên phim chụp X-quang nghiêng và X-quang chếch 45 độ, ta có thể đánh giá được thể trật khớp háng, sự toàn vẹn của ổ cối và xương đùi.
1.2.2. Chụp cắt lớp vi tính
1.2.3. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ ít có giá trị trong trật khớp háng, tuy nhiên nếu muốn đánh giá phẩn mềm và mạch máu xung quanh khớp háng thì có thể chụp cộng hưởng từ để đánh giá thêm.
2. Phân loại và phân độ
2.1. Phân loại theo kiểu trật khớp
Có 5 kiểu trật khớp háng:
Kiểu chậu: chỏm xương đùi lên trên, ra sau, hay gặp nhất, chiếm 85%.
Kiểu mu: chỏm xương đùi lên trên, ra trước.
Kiểu ngồi: chỏm xương đùi xuống dưới, ra sau.
Kiểu bịt: chỏm xương đùi xuống dưới, ra trước.
Trật khớp háng trung tâm: chỏm xương đùi chui qua ổ cối vỡ, vào tiểu khung.
2.2. Phân độ trật khớp háng dựa vào độ vững
Độ 1: Trật khớp háng vững (sau khi nắn không còn trật lại).
Độ 2: trật khớp kèm theo vỡ một phẩn chỏm, hoặc một phẩn ổ cối, nhưng sau khi nắn: khớp vững.
Độ 3: tổn thương như độ 2, nhưng khớp không vững, bị trật lại.
Độ 4: trật khớp kèm gãy cổ xương đùi.
Trong 4 độ thì độ 3 và độ 4: bắt buộc phải điều trị phẫu thuật.
2.3. Phân loại theo Thompson và Epstein
2.3.1. Trật khớp háng ra sau
Hình 3.7. Các kiếu trật khớp háng ra sau (Nguồn: Fracture classifications in Clinical Practice (2006))
Type 1: trật khớp háng ra sau đơn thuần kèm theo hoặc không kèm theo gãy mảnh nhỏ không đáng kể ở thành sau ổ cối.
Type 2: trật khớp háng kèm theo gãy một mảnh iớn duy nhất thành sau ổ cối.
Type 3: trật khớp háng kèm theo gãy nhiểu mảnh ở thành sau ổ cối.
Type 4: trật khớp háng kèm theo gãy xương chậu.
Type 5: trật khớp háng kèm theo gãy cổ hoặc chỏm xương đùi.
2.3.2. Trật khớp háng ra trước
Type I: trật khớp háng lên trên.
Type IA: không có gãy xương.
Type IB: kèm theo gãy xương đùi,
Type IC: kèm theo gãy xương chậu.
Type II: trật khớp háng xuống dưới.
Type IIA: không có gãy xương.
Type MB: kèm theo gãy xương đùi.
Type MC: kèm theo gãy xương chậu.
Hình 3.8. Các kiểu trật khớp háng ra trước (Nguồn: Fracture classifications in Clinical Practice (2006))
2.3.3. Phân loại theo nguyên nhân
- Trật khớp háng do chấn thương: do lực tác động mạch.
- Trật khớp do bệnh lý: hay gặp do viêm mủ khớp.
- Trật khớp háng bẩm sinh: xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi do dị dạng ở các diện khớp.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc điều trị cho các trường hợp trật khớp háng
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.