MỚI

Nguyên tắc điều trị trật khớp háng

Ngày xuất bản: 05/04/2023
icon-toc-mobile

Trật khớp háng là một vấn đề trật khớp hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp bị trật khớp nói chung. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trật khớp háng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Trong bài viết này chúng tôi chỉ ra các nguyên tắc trong việc điều trị trật khớp háng.

Nhóm Tác giả: PGS. TS. Đào Xuân Thành, TS. Nguyễn Huy Phương

Ngày phát hành: 30/3/2022

1. Điều trị 

1.1. Nguyên tắc điều trị 

  • Cần nắn vào càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 12 tiếng kể từ lúc trật khớp.
  • Vô cảm tốt và làm mềm cơ để nắn, tốt nhất là gây mê toàn thân.
  • Phải nắn nhẹ nhàng, nắn thô bạo sẽ làm hỏng sụn của chỏm hoặc gãy cổ xương đùi.
  • Gãy kèm vỡ ổ cối thì cũng nên nắn chỏm vào trước, còn mảnh vỡ ở phía sau trên của hõm khớp thì sẽ mổ phiên cố định về sau.
  • Trật khớp háng trung tâm có vỡ hõm khớp và lún sâu chỏm vào đáy ổ cối, vào tiểu khung thì gây mê kéo chỏm ra rồi chụp X-quang kiểm tra. Chỏm về vị trí cũ thì xuyên đinh qua lồi cầu đùi kéo liên tục từ4-6 tuần.
  • Kéo tạ, nắn cấp cứu không kết quả thì mổ cấp cứu đặt lại, kết hợp xương với nẹp vít cạnh khớp.
  • Gãy nặng với chỏm lún sâu vào hõm nhiều (độ 3, độ 4 theo Bolher) thì mổ nắn và kết hợp xương với nẹp vít. Sau mổ, kéo tạ Rhẹ 3-4 tuần cho thương tổn sụn chỏm được hổi phục.
  • Trật khớp háng có kèm gãy chỏm xương đùi: thường mổ kết hợp xương với vít xốp. cố gắng đặt vít từ ngoài vào qua khối mấu chuyển. Đôi khi đặt vít ngắm (vít để lại vĩnh viễn) từ trong ra.
  • Ngay trật háng thông thường nhiều khi nắn không được, vì chỏm chui qua chỗ rách bao khớp ra sau như cài khuy áo, bao khớp chít lấy cổ xương đùi, cẩn mổ đặt lại khớp sớm.

1.2. Điều trị bảo tồn

1.2.1. Chỉ định 

Trật khớp háng đơn thuần, đến sớm trước 3 tuần.

1.2.2. Phương pháp

Nắn theo phương pháp BOEHLER. Cách nắn với kéo đai vải số 8.

  • Gây mê toàn thân.
  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn nắn, cố định đai chậu vào bàn nắn, háng và gối gấp 90 độ.
  • Người nắn đứng cùng bên với bệnh nhân.
  • Khoeo chân bệnh nhân đặt lên vai người nắn.
  • Kéo thẳng đùi lên trời, đè cẳng chân bệnh nhân xuống tạo nên lực chính qua đai vai. Tùy theo kiểu trật mà khép háng hoặc dạng háng cho phù hợp.

Nắn trật khớp háng theo phương pháp Samuel

Hình 3.9. Nắn trật khớp háng theo phương pháp Samuel (Nguồn: Handbook of fracture. 5 th edition)

Phương pháp Kocher: tương tự như phương pháp Samuel nhưng cho gối người nắn vào khoeo bệnh nhân.

Nắn trật khớp háng theo phương pháp Kocher

Hình 3.10. Nắn trật khớp háng theo phương pháp Kocher (Nguồn: Handbook of fracture. 5 th edition)

Phương pháp Djenalidze – Stimson: Phương pháp này hiện nay ít làm

  • Gây mê cho bệnh nhân nằm sấp, chân thõng dưới mép bàn, háng – gối 90 độ, có người giữ xương chậu.
  • Người nắn kê gối vải vào khoeo bệnh nhân, nắn nhẹ nhàng theo chiểu trọng lực, khớp tự vào.

Nắn trật khớp háng theo phương pháp Djenalidze-Stimson

Hình 3.11. Nắn trật khớp háng theo phương pháp Djenalidze-Stimson (Nguồn: Handbook of fracture. 5 th edition)

Nắn theo phương pháp Allis (phương pháp này được sử dụng phù hợp với các loại biến dạng)

  • Gây mê cho bệnh nhân, bệnh nhân nằm ngửa ở trên bàn.
  • Người phụ giữ chặt 2 mào chậu của bệnh nhân.
  • Người nắn ngồi cùng bên với chân bị trật háng.

Nắn trật khớp háng theo phương pháp Allis

Hình 3.12. Nắn trật khớp háng theo phương pháp Allis (Nguồn: Handbook of fracture. 5 th edition)

Người nắn cẩm ở khoeo chân, kéo chân xuống phía dưới nhẹ nhàng, sau đó, bắt đẩu nâng nhẹ nhàng chân lên đến 70 độ và tăng lực kéo chân xuống phía dưới, có thể lắc nhẹ chân để tạo thuận lợi cho chỏm xương đùi vào ổ cối. Một tiếng kêu “clunk” là dấu hiệu chỏm xương đùi đã vào ổ cối, kiểm tra lại bằng cách vận động khớp háng các tư thế. Có thể kiểm tra lại bằng máy C-arm ngay tại phòng mổ.

Kểm tra trên C.arm sau nắn trật khớp háng

Hình 3.13. Hình ảnh kiểm tra trên C.arm sau nắn trật khớp háng

Bất động sau nắn.

  • Bột chậu lưng chân hoặc nẹp chống xoay đùi – cẳng – bàn chân.
  • Buộc chéo hai cổ chân với nhau.
  • Nếu sau nắn khớp háng vững thì bất động từ 3 – 4 tuần.
  • Nếu sau nắn khớp háng không vững thì tùy theo tổn thương mà các phẫu thuật viên xử lý thì 2 hoặc bất động lâu hơn.

1.3. Điều trị phẫu thuật

1.3.1. Chỉ định

  • Nắn chỉnh bảo tồn thất bại.
  • Có mảnh xương kẹt ở trong khớp háng.
  • Gãỵ xương chậu hoặc gãy chỏm xương đùi gây mất vững khớp háng sau nắn.
  • Gãy cổ xương đùi.
  • Có biến chứng xảy ra nhưtổn thương mạch máu, thần kinh,…
  • Trật khớp háng cũ, thường là > 3 tuẩn, ổ cối bị lấp đẩy bởi tổ chức xơ hoá.

1.3.2. Phương pháp

Có thể bộc lộ vào khớp háng bằng các đường mổ mở sau

  • Đường mổ phía trước (Smith – Peterson) được sử dụng nhiều trong trật khớp háng có kèm
  • theo gãy chỏm xương đùi, tổn thương mạch máu và gãỵ thành trước ổ cối gây mất vững
  • Đường mổ trước bên (Watson – Jones) có tác dụng hẩu hết trong các trường hợp trật khớp háng kết hợp với các tổn thương khác, đặc biệt là gãy cổ xương đùi và gãy chỏm xương đùi.
  • Đường mổ phía sau (Gibson) được sử dụng trong trường hợp trật khớp háng kèm theo tổn thương thẩn kinh, gãy thành sau của ổ cối, gãy lớn gây mất vững khớp háng.
  • Trong trường hợp trật khớp háng kèm theo gãy cổ xương đùi nhưng không gây các triệu chứng cơ năng cho bệnh nhân, không nên cố nắn mà nên dùng các phương pháp cố định bên ngoài và giảm đau bằng thuốc cho bệnh nhân, sau đó ta sẽ xử trí tổn thương thì 2 sau đó vài ngày.

Sau khi mở vào khớp háng, phải dọn sạch tổ chức xơ hoá trong ổ cối, nắn chỉnh đặt lại khớp, cố định khớp háng bằng 1 hoặc 2 đinh Kirschner, tốt nhất là kiểm tra ổ khớp dưới c.arm.

Trong trường hợp có gãy xương đi kèm thì ngoài việc đặt lại khớp thì phải kết hợp xương kèm theo. Ví dụ: kết hợp xương ổ cối bằng nẹp vít, kết hợp xương cho ổ gãy cổ xương đùi bằng vít xốp,…

1.3.3. Điều trị sau mổ

  • Chăm sóc vết thương, theo dõi biến chứng chảy máu sau mổ.
  • Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập tại giường để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến chứng tắc mạch do nằm lâu.
  • Thường tháo đinh Kirschner sau mổ 3-4 tuần và tập phục hồi chức năng lấy lại biên độ vận động cho khớp háng.
  • Trong trường hợp có kết hợp xương kèm theo thì thời gian bất động, bắt đầu cho đi chịu lực sẽ lâu hơn, thông thường là đi lại chống nạng, chân không chịu lực tỳ trong 3 tháng đầu sau mổ.

1.4. Điều trị khớp háng trung tâm

1.4.1. Điều trị không mổ 

Vỡ hõm khớp không lệch hoặc di lệch dưới 2mm: kéo tạ 5kg trong 6-8 tuần.

Gãỵ lệch ở nơi ít quan trọng.

Có bệnh nội khoa cần chữa trị trước.

Có vết thương nhiễm trùng nơi dự kiến mổ.

Người già loãng xương.

1.4.2. Kéo liên tục

Gây mê, kéo chân bên trật theo trục chi dưới, kiểm tra chiểu dài hai chân bằng nhau là được (mục đích là để chỏm ra khỏi tiểu khung, vể vị trí cũ).

Sau đó, xuyên kim qua lồi cẩu đùi kéo liên tục với trọng lượng bằng 1/6 trọng lượng cơ thể, kéo trong 4-6 tuẩn.

1.4.3. Mổ kết hợp xương

Khi ồ cối vỡ nặng, di lệch nhiểu trên 2mm, bệnh nhân trẻ thì phải mổ sớm để nắn và kết hợp xương bằng nẹp vít.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân loại mức độ trật khớp háng
2. Biến chứng

2.1. Hoại tử chỏm xương đùi

Chiếm từ 2 – 17%, hay gặp với những trật khớp háng cũ do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng chỏm.

Do chỏm bị tì đè vào vị trí khác làm chỏm bị méo mó, thoái hóa.

2.2. Thoái hóa khớp

Gặp 20% – 30% ở trật khớp háng trung tâm vì ổ cối bị biến dạng hoặc liền lệch.

2.3. Vôi hóa quanh khớp

Gây ảnh hưởng tới cơ năng của khớp

2.4. Trật khớp hóa tái phát

Do tổn thương các cấu trúc giữ vững khớp háng nên sẽ có nguy cơ trật lại khớp háng

2.5. Tổn thương máu, thần kinh

Do đi phía trước khớp háng là bó mạch thần kinh đùi và đi sau khớp háng là dây thần kinh ngồi nên khi trật khớp háng có nguy cơ tổn thương các cấu trúc này.

2.6. Gãy cổ xương đùi và gãy xương chậu

Gặp trong 10% các trường hợp trật khớp háng ra sau và 25% các trường hợp trật khớp háng ra trước.

2.7. Cốt hóa xương lạc chỗ

Xảy ra trong 2% các trường hợp có trật khớp háng và liên quan mật thiết đến tổn thương phẩn mềm xung quanh và hình thành khối máu tụ. Phẫu thuật không làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, vì vậy phải phòng ngừa bằng Indomethacin trong 6 tuẩn hoặc phải sử dụng tia xạ.

2.8. Tắc mạch 

Khi trật khớp háng kéo dãn quá gây ra mạch máu bị tổn thương phía trong lớp nội mạc, gây hình thành cục máu đông gây nguy cơ tắc mạnh.
3. Kết luận

Trật khớp háng là một tổn thương nặng, thường có sốc đe dọa tính mạng bệnh nhân. Trật khớp háng cũng thường để lại nhiểu di chứng gây ảnh hưởng vể chức năng khớp háng như hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp, cứng dính khớp. Vấn đề điều trị thường khó khăn khi có gãy xương vùng khớp háng kèm theo. 

>>> Xem thêm: Đại cương về trật khớp háng

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.

facebook
136

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY