MỚI

Hướng dẫn chẩn đoán gãy xương bánh chè

Ngày xuất bản: 10/04/2023

Xương bánh chè đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ thống duỗi gối. Khi ngã đập đầu gối xuống đất với lực tác động mạnh thì có thể gây gãy xương bánh chè. Thông qua bài viết, chúng tôi hướng dẫn chẩn đoán gãy xương bánh chè.

Nhóm Tác giả: Đỗ Văn Minh, Vũ Tú Nam

Ngày phát hành:  30/3/2022

1. Đại cương gãy xương bánh chè

1.1. Dịch tễ và cơ chế chấn thương 

Do nằm ngay dưới da nên bánh chè dễ bị tổn thương, đặc biệt trong các trường hợp do chấn thương trực tiếp. Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 1% trong tổng số các loại gãy xương. Gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ khoảng 2:1 và thường xảy ra ở lứa tuổi 20 đến 50.

Gãy xương bánh chè có thể do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp. Chấn thương trực tiếp thường gây gãy hở, gãy dọc hoặc gãy phức tạp đặc biệt trong các chấn thương do lực mạnh. Chấn thương gián tiếp gây gãy ngang, gãy cực trên hoặc cực dưới, nơi có gân tứ đẩu đùi và gân bánh chè bám, xảy ra khi gối gấp nhanh mạnh chống lại cơ tứ đầu đang co. Tất nhiên hình thái gãy không đơn thuần chỉ do cơ chế chấn thương mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi, chất lượng xương, độ gấp gối lúc chấn thương. Trong thực tế, gãy bánh chè thường do phối hợp cả hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp.

Mặt sau xương bánh chè là mặt trước khớp đùi – bánh chè. Cánh bên của bánh chè là cánh bên của khớp gối vì vậy bệnh lý của xương bánh chè liên quan nhiều tới khớp gối, đặc biệt là gãy hở gây nhiễm trùng khớp.

Hậu quả của vỡ xương bánh chè là gây tổn thương hệ thống duỗi gối và mặt khớp đùi – bánh chè.

1.2. Giải phẫu ứng dụng

Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất trong cơ thể, có hình tam giác với đáy ở trên, đỉnh ở dưới, được che phủ bởi một cấu trúc cân chắc khỏe tạo thành bởi gân cơ tứ đẩu đùi, cân đùi và dải chậu chày. Các thành phẩn này tạo thành một vòm và hai mạc rộng hai bên gọi là cánh bên bánh chè.

Xương bánh chè tham gia vào cấu trúc hệ thống duỗi khớp gối. Xương có tác dụng làm tăng mô men duỗi tới gẩn 30%.

Mặt sau xương bánh chè được sụn khớp che phủ ở 3/4 trên, chia thành hai mặt khớp chính bên trong và bên ngoài bởi một gờ dọc mặt khớp, bên ngoài rộng hơn bên trong. Diện khớp phẩn nàỵ rất dày, khớp chè đùi là một trong những khớp chịu lực nén cao nhất trong các khớp chịu tải trọng. Do đó, nếu như có sai lệch về giải phẫu mặt khớp ở phẩn này sẽ rất dễ dẫn đến thoái hóa tiến triển.

Nguồn cấp máu cho xương bánh chè rất phong phú bao gồm cả hệ thống bên ngoài xương và hệ thống trong xương, điều này giúp cho các mảnh gãy được tưới máu tốt trong cả các trường hợp gãy phức tạp nhiều mảnh.

2. Chẩn đoán gãy xương bánh chè

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Sau tai nạn bệnh nhân đau vùng khớp gối nhiểu, thường không đi lại được.

Khi đến sớm, khi gối chưa sưng nể nhiều thì có thể sờ thấy các mảnh gãy ngay dưới da, sờ thấy khe hở giữa các mảnh xương. Nếu bệnh nhân đến muộn có thể thấy gối sưng to, bầm tím lan rộng vùng gối, tràn dịch khớp gối nhiều.

Luôn phải kiểm tra cơ chế duỗi gối. Đặc biệt trong các trường hợp gãy kín đáo trên X- quang. Do nguyên nhân đau và máu tụ nên bệnh nhân thường khó duỗi thẳng chân. Khi đó, có thể cẩn thiết phải chọc hút máu tụ và tiêm lidocain (tiến hành trong điểu kiện vô khuẩn) để thăm khám lại cho chính xác.

Tất cả các vỡ bánh chè và có kèm theo vết thương vùng gối đểu cần được coi như là vết thương khớp cho đến khi được loại trừ bằng nghiệm pháp bơm nước muối sinh lý vào khớp và quan sát có nước chảy ra qua vết thương hay không. Có thể phải bơm tới 150ml trong trường hợp cánh bên rách rộng.

Những trường hợp gãy xương bánh chè ít lệch hoặc không lệch, gãy dọc không tổn thương phức hợp duỗi gối thì người bệnh vẫn có thể duỗi gối được, cẩn chú ý sờ nắn điểm đau chói, phát hiện dấu hiệu tràn dịch khớp gối.

2.2. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang:

Thông thường cần chụp X quang khớp gối thẳng, nghiêng là đủ để chẩn đoán.

Các dấu hiện cẩn kiểm tra bao gồm đường gãy, mức độ di lệch của mặt khớp, chỉ số Insall-Salvati để đánh giá bánh chè có bị lên cao hay xuống thấp (dấu hiệu của đứt gân bánh chè, gân tứ đẩu)

Chú ý phân biệt vỡ xương bánh chè với xương bánh chè phụ, khi nghi ngờ có thể chỉ định chụp bánh chè bên đối diện để so sánh.

X quang gãy xương bánh chè

Hình 9.1. Hình ảnh X quang gãy xương bánh chè. (A: phim thẳng, B: phim chếch, C: phim nghiêng)

Tư thế chụp chếch, chụp khớp chè đùi (chụp tiếp tuyến) có thể được chỉ định để đánh giá thêm các mảnh gãy nội khớp và đường gãy dọc.

Hình 9.2. Hình ảnh X quang gãy dọc xương bánh chè trên phim tư thế tiếp tuyến

Chụp cắt lớp vì tính:

Thực tế lâm sàng ít khi cẩn thiết chụp cắt lớp vi tính, cắt lớp vi tình thường được chỉ định khi có kèm theo gãy xương đùi hay mâm chày.

Chụp cắt lớp vi tính cho phép đánh giá chính xác diện gãỵ xương bánh chè, đặc biệt là sự lún của diện khớp, đánh giá mức độ loãng xương, mức độ liền xương.

Cắt lóp vi tính gãy xương bánh chè

Hình 9.3. Hình ảnh cắt lóp vi tính gãy xương bánh chè

Xạ hình xương:

Xạ hình xương là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán gãy xương bánh chè do gãy mỏi.

Chụp cộng hưởng từ:

Chụp cộng hưởng từ ít được sử dụng thường quy trong chẩn đoán tổn thương xương của bánh chè, mà chủ yếu dùng để chẩn đoán tổn thương của các thành phần trong cơ chế duỗi gối, bao gồm gân tứ đẩu đùi, gân bánh chè, cánh bánh chè cũng như trong các trường hợp có tổn thương sụn khớp như trật bánh chè.

3. Phân loại

Gãy xương bánh chè được phân loại như sau:

Gãy không di lệch:

  • Gãy hình sao (gãy nhiều mảnh vụn).
  • Gãy ngang đỏi
  • Gãy dọc

Gãy di lệch:

  • Gãy ngang đôi (giữa xương bánh chè): là loại gãy hay gặp nhất; chiếm tới hơn một nửa trong các loại gãy bánh chè di lệch.
  • Gãy cực trên, cực dưới
  • Gãy phức tạp: thường do chấn thương do lực mạnh tác động trực tiếp.
  • Gãy bong mảnh xương sụn

Gãy bánh chè liên quan đến việc phẫu thuật lấy gân bánh chè tự thân:

  • Gãy ngang đôi.
  • Gãy dọc.

Mô tả một số loại gãy xương bánh chè
Hình 9.4. Mô tả một số loại gãy xương bánh chè

>>> Xem thêm: Cập nhật góc nhìn chuyên gia trong lĩnh vực Y khoa

Tài liệu tham khảo

  1. Sterry Canale, Jame H. Beaty (2007): Campbell’s operative orthopaedics, 11th edition, An imprint of Elsevier,
  2. Robert W.B, James D.H, Charles C.B (2006): Rockwood and Green’s fractures in adults, 6th edition, Lippincott Williams and Wilkins.
  3. Browner B, Jupiter J.B, Levin A.M, Trafton P.G (2003): Skeletal trauma: basic sciene, management and recontruction, 3rd edition, An imprint of Elsevier.
  4. Koval KJ, Zuckerman J.D (2006): Handbook of fracture, 3rd edition, Linppincott Williams and Wilkins.
  5. Morrey, Bernard F; Morrey, Matthew c (2008). Master Techniques in Orthopaedic Surgery Relevant Surgical Exposures, Lippincott Williams & Wilkins.
  6. Trịnh Văn Minh (2011 ). Giải phẫu người, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
facebook
396

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY