Chẩn đoán và phân loại gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay
Ngày xuất bản: 14/04/2023
Gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay là những chấn thương thường gặp của cơ thể người. Chẩn đoán gãy xương, trật khớp bàn và ngón tay chủ yếu dựa vào lâm sàng và X-quang.
Nhóm tác giả:
PGS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Vũ Tú Nam, BS. Hoàng Văn Ban
1. Thăm khám và chẩn đoán gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay
Nội dung bài viết
Chẩn đoán gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay chủ yếu dựa vào lâm sàng và X-quang.
1.1. Lâm sàng
- Hỏi tiền sử, tay thuận, nghề nghiệp cũng như cơ chế chấn thương, thời gian chấn thương, các bệnh lý toàn thân.
- Thăm khám, đánh giá hình dáng bàn tay ở tư thế cơ năng, trục ngón khi duỗi và biến dạng xoay khi gấp ngón. Quan sát và tìm các chỗ sưng nề, bầm tím, có điểm đau chói cũng như các vết thương nếu có.
- Bình thường, khi gấp các ngón để nắm bàn tay lại, trục ngón các ngón 2 đến 5 đều hướng về vùng lồi củ xương thuyền, và mặt móng ngón 2 đến 5 tương ứng với mặt phẳng bàn tay, ngón 3 và 4 song song với mặt phẳng bàn tay còn ngón 2 và 5 xoay nhẹ
A: Trục ngón 2-5 hướng về xương thuyển ở bàn tay bình thường, B: Lệch trục ngón 4
1.2. Chẩn đoán hình ảnh
- X-quang: thường cần 3 tư thế: thẳng, nghiêng và chếch tại vị trí tổn thương là đủ để chẩn đoán gãy xương, trật khớp bàn tay.
- Những trường hợp khó có thể cắn chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để đánh giá các tổn thương kín đáo, tổn thương mặt khớp cũng như tổn thương phần mềm kèm theo.
2. Phân loại gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay
Có nhiều cách phân loại, có thể dựa theo một số tiêu chí :
- Gãy hở hay gãy kín.
- Gãy phạm khớp hay gãy ngoài khớp.
- Theo vị trí: nền, thân, cổ, chỏm.
- Theo đường gãy: đơn giản (ngang, chéo, dọc); phức tạp (mảnh rời, xoắn, vụn).
- Theo di lệch: không di lệch, di lệch ít (<1/2 thân xương), di lệch vừa (>1/2 thân xương), di lệch nhiều hay di lệch hoàn toàn (> 1 thân xương).
- Theo biến dạng: xoay, gấp góc.
- Theo độ vững: gãy vững hay gãy không vững
Bảng các đặc điểm gãy xương đốt bàn và đốt ngón tay
Bảng Gãy vững và không vững xương đốt bàn và đốt ngón tay
- Vết thương nhiễm bẩn, do người/súc vật cắn, vết thương ở môi trường ô nhiễm (đồng ruộng, sông hồ, ao đầm, trang trại nuôi động vật….).
- Điều trị muộn sau 24 giờ.
- Có các bệnh lý toàn thân như: tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp dạng thấp, viêm gan, hen, bệnh lý tim mạch…
- Tỷ lệ nhiễm trùng ở độ I là 1,4% và độ II là 14%.
3. Nguyên tắc điều trị gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay
3.1 Mục đích điều trị gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay
- Liền xương.
- Khôi phục chức năng bàn tay.
- Tránh các biến chứng.
- Thẩm mỹ chấp nhận được.
3.2 Với gãy kín
- Nắn chỉnh thích hợp về giải phẫu: khôi phục mặt khớp, nắn chỉnh hết các di lệch gập góc và di lệch xoay.
- Duy trì kết quả nắn chỉnh.
- Xâm lấn phần mềm tối thiểu nhất có thể.
- Tập vận động sớm (có kiểm soát).
- Giáo dục bệnh nhân.
3.3 Với gãy hở
Ngoài các nguyên tắc như đối với gãy hở, cẩn:
- Tưới rửa và cắt lọc tốt.
- Sử dụng kháng sinh thích hợp, thường sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ II, III và sử dụng càng sớm càng tốt. Với các vết thương do động vật cắn, cần thêm kháng sinh chống các vi khuẩn Gram âm.
- Huyết thanh chống uốn ván, huyết thanh chống dại sử dụng theo chỉ định,
125
Bài viết liên quan
Thuốc liên quan
Bình luận0
Đăng ký
0 Comments