MỚI

Tin tức

Ngày xuất bản: 13/08/2022

Giảm đau không phù hợp được ghi nhận ở 68.8% số bệnh nhân có các vấn đề về thoái hóa khớp háng hay khớp gối đã tham gia chương trình nghiên cứu quần thể EpiReumaPt. Báo cáo này đã được đề cập ở Đại hội thế giới năm 2022 của Hiệp hội nghiên cứu Thoái hóa khớp quốc tế (OARSI).

Tin tức

Ngày xuất bản: 13/08/2022

Sàng lọc tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, khử trùng và sử dụng kháng sinh Teicoplanin để dự phòng trong phẫu thuật đối với các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) đã làm giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn khớp nhân tạo ở bệnh nhân cao tuổi được tiến hành phẫu thuật gãy xương đùi.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020 cùng với đó là gần 1/3 trẻ em tiêu thụ nước ngọt thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày. Các nhiên cứu ở trẻ em và vị thành niên đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có đường với việc gia tăng hàm lượng mỡ cơ thể hay tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Người Nam Á là nhóm dân số chiếm đến 23% dân số trên toàn cầu. Nghiên cứu đã cho thấy người Nam Á có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim hoặc đau tim và đột quỵ tăng cao hơn khi so sánh với những người có nguồn gốc từ khu vực khác

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Ung thư bàng quang là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến nhất của hệ tiết niệu, chiếm khoảng 6% trong tổng số ung thư ở nam và 2% trong tổng số ung thư ở nữ. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi với 70% bệnh nhân được ghi nhận trên 65 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc ung thư biểu mô bàng quang cao hơn nữ giới gấp 3-4 lần và có tỷ lệ tái phát cao.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Đặng Xuân ThắngTrường Y - Dược, Đại học Duy TânCRISPR được viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats (Cụm gene di truyền sao chép di lại). CRISPR được phát hiện lần đầu tiên ở trong vi khuẩn và vi khuẩn cổ năm 1987. Năm 2012, các nhóm nghiên cứu tại Đại học California (Hoa Kỳ) và Đại học Umea (Thụy Điển) đã đề xuất dùng CRISPR  như một công cụ chỉnh sửa gene "có thể lập trình". Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR là công nghệ khoa học quan trọng nhất, khởi đầu kỷ nguyên công nghệ sinh học mới, giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, CRISPR vẫn chưa phải là một công nghệ hoàn hảo. Công cụ chỉnh sửa gene mới có tên “Prime editing” mới được giới thiệu gần đây hứa hẹn sẽ khắc phục những nhược điểm của CRISPR truyền thống.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

PGS.TS Nguyễn Văn KìnhCố vấn cao cấp Trung tâm Gen trị liệu, Bệnh viện Bạch MaiBài báo điểm lại những tiềm năng và ứng dụng không thể phủ nhận của tế bào gốc trong y học. Cùng với sự phát triển của khoa học, con người ngày càng khám phá ra những tác dụng tuyệt vời của tế bào gốc để ứng dụng trong các liệu pháp điều trị bệnh, mang lại sự sống và cải thiện chất lượng sống cho con người. Tuy nhiên, một vấn đề đang nổi lên hiện nay là vai trò của nhà quản lý. Sự lơ là trong quản lý sẽ gây ra những thảm họa khôn lường, nhưng nếu quá chặt chẽ, khắt khe lại bóp chết một ngành khoa học đầy tiềm năng mà chưa được khai phá.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Ngày nay, tế bào gốc (TBG) đã trở thành một chủ đề phổ biến không chỉ trong hoạt động khoa học mà còn cả trong các lĩnh vực đời sống. Sở dĩ TBG ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội bởi chúng có khả năng ứng dụng rộng rãi từ lĩnh vực y sinh học như phục vụ điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như: tiểu đường, liệt do chấn thương tuỷ sống, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen…cho đến các ứng dụng trong phục hồi chức năng và làm đẹp.
'