Vì sao người Nam Á có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng?
Người Nam Á là nhóm dân số chiếm đến 23% dân số trên toàn cầu. Nghiên cứu đã cho thấy người Nam Á có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim hoặc đau tim và đột quỵ tăng cao hơn khi so sánh với những người có nguồn gốc từ khu vực khác
1. Mở đầu
Nội dung bài viết
Người Nam Á là nhóm dân số chiếm đến 23% dân số trên toàn cầu. Nghiên cứu đã cho thấy người Nam Á có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim hoặc đau tim và đột quỵ tăng cao hơn khi so sánh với những người có nguồn gốc từ khu vực khác1. Vào năm 2021, một nghiên cứu ở Anh Quốc đã cho thấy người Nam Á có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành do xơ vữa tăng gấp đôi so với người Châu Âu [2]. Vào năm 2018, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) và Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology) đã bổ sung người có nguồn gốc Nam Á là yếu tố làm tăng nguy cơ trong hướng dẫn quản lý lipid máu3. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự có nghiên cứu nào tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vì sao hiện tượng này lại xảy ra ở người Nam Á1.
Xu hướng gia tăng nguy cơ tim mạch ở người có nguồn gốc từ Nam Á cũng đã được quan sát trong hơn hai thập kỷ ở Hoa Kỳ. Để lý giải nguyên nhân vì sao người Nam Á có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng, nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu MASALA của 2 nhà nghiên cứu người Hoa Kỳ gốc Ấn Độ Alka Kanaya và Namratha Kandula đã được tiến hành1.
2. Lý giải cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng của người Nam Á
Trong thập kỷ đầu, nghiên cứu bao gồm chủ yếu những người có nguồn gốc Ấn Độ (người Ấn Độ là cộng đồng người Nam Á rộng nhất ở Hoa Kỳ). Kể từ năm 2021, nghiên cứu bao gồm thêm một số lượng lớn người tham gia nghiên cứu có nguồn gốc Bangladesh và Pakistan. Cho đến năm 2024, nghiên cứu sẽ có khoảng 2400 người tham gia trên khắp các tiểu bang California, Illinois và New York. Tình trạng sức khỏe của tất cả người tham gia nghiên cứu đề sẽ được theo dõi trong suốt nhiều thập kỷ tớ1.
Nghiên cứu Biobank của Anh Quốc đã cho thấy giữa những người Nam Á thì người Bangladesh và Pakistan có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy người Bangladesh và Pakistan có nhiều yếu tố nguy cơ hơn chẳng hạn huyết áp cao và tỷ lệ mắc đái tháo đường phổ biến hơn, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa làm sáng tỏ được hiện tượng này2. Có giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự khác biệt về hệ gen giữa những nhóm người này và cũng có giả thuyết khác cho rằng sự khác biệt này không liên quan đến hệ gen mà đơn thuần và do các yếu tố xã hội và cấu trúc. Nghiên cứu MASALA cũng tập trung khai thác các vấn đề này, mà không tập trung vào hệ gen1, 2.
Kết quả so sánh giữa các nhóm người tham gia nghiên cứu MASALA cho thấy sở dĩ người Nam Á có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng là vì các yếu tố nguy cơ đặc trưng của nhóm người Nam Á, chẳng hạn như người Nam Á thường có nhiều mỡ thừa trong cơ thể. Đối với dân số nói chung, lượng mỡ thừa thường khu trú ở dưới da, tuy nhiên người Nam Á thường có nhiều mỡ thừa khu trú ở các cơ quan như gan, trong cơ và nội tạng trong ổ bụng1.
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là chế độ ăn, nghiên cứu MASALA cho thấy có 3 chế độ ăn chính ở những người tham gia nghiên cứu, bao gồm:
- Chế độ ăn kiểu phương Tây: nhiều chất béo động vật và protein, nhiều thịt và cồn
- Chế độ ăn hàng ngày với nhiều món chiên và chế phẩm từ sữa giàu chất béo: đây được xem là chế độ ăn truyền thống của người Nam Á
- Chế độ ăn với nhiều ngũ cốc nguyên cam, hoa quả và rau củ.
Trong số 3 chế độ ăn này, 2 chế độ ăn được xem là có nguy cơ cao là chế độ ăn kiểu phương Tây và chế độ ăn truyền thống của người Nam Á. Ngoài ra, đa số người Nam Á có thói quen thêm rất nhiều masala vào trong món ăn của họ, vì vậy tên của nghiên cứu được lấy tên là MASALA. Masala là một dạng gia vị hỗn hợp. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu MASALA cho rằng gia vị phối trộn chứa nhiều natri cũng là một trong những yếu tố trong chế độ ăn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch1.
Một nghiên cứu phân tích các kiểu phụ đái tháo đường vừa được công bố trên những người tham gia nghiên cứu MASALA và người tham gia nghiên cứu MESA4 cho thấy có sụ khác biệt giữa các kiểu phụ đái tháo đường ở người Nam Á, rằng đa số người Nam Á đồng mắc 2 kiểu phụ đái tháo đường là thiếu hụt insulin và đề kháng insulin1.
3. Bàn luận
Hiện nghiên cứu MASALA vẫn đang được tiến hành với vòng thu thập dữ liệu cá nhân lần thứ 3. Hy vọng kết quả nghiên cứu trong tương lai sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về lý do cho hiện tượng này ở người Nam Á, từ đó chúng ta có thể đưa ra những kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa phù hợp không chỉ có bệnh nhân có nguồn gốc Nam Á, mà còn có thể khái quát hóa các yếu tố nguy cơ xã hội và dinh dưỡng để đưa ra lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân với mọi chủng tộc.
4. Tài liệu tham khảo
- Abbasi J. MASALA Study Probes Why People With South Asian Ancestry Have Increased Cardiovascular Disease Risks. JAMA. Published online July 13, 2022. DOI:10.1001/jama.2022.11417
- Aniruddh P. Patel, Minxian Wang, Uri Kartoun, Kenney Ng and Amit V. Khera. Quantifying and Understanding the Higher Risk of Atherosclerotic Cardiovascular Disease Among South Asian Individuals. Quantifying and Understanding the Higher Risk of Atherosclerotic Cardiovascular Disease Among South Asian Individuals. Circulation. 2021. 144(6):144-410.
- Grundy SM, Stone NJ, Bailey AL, Beam C et al. 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA Guideline on the Management of Blood Cholesterol: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2019 Jun 18;139(25):e1046-e1081. doi: 10.1161/CIR.0000000000000624. Epub 2018 Nov 10. Erratum in: Circulation. 2019 Jun 18;139(25):e1178-e1181.
- Bild DE, Bluemke DA, Burke GL, Detrano R et al. P. Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis: objectives and design. Am J Epidemiol. 2002 Nov 1;156(9):871-81. doi: 10.1093/aje/kwf113.
Trích nguồn: https://app.docquity.com/share/journal/7723/
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.