MỚI

Hiệu quả tác động của việc khử khuẩn nhanh tụ cầu vàng và tụ cầu vàng kháng Methicillin đối với phẫu thuật cấp cứu khớp háng

Ngày xuất bản: 13/08/2022

Sàng lọc tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, khử trùng và sử dụng kháng sinh Teicoplanin để dự phòng trong phẫu thuật đối với các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) đã làm giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn khớp nhân tạo ở bệnh nhân cao tuổi được tiến hành phẫu thuật gãy xương đùi.

Tác giả: Becky McCall

Thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha ― Những phát hiện này đã được lấy làm áp phích ở Đại hội Vi sinh lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm Châu Âu (ECCMID) lần thứ 32 năm 2022 và là một trong số ít được trao giải “áp phích được đánh giá cao nhất” .

Bà Natividad Benito, bác sĩ y khoa, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Hospital de la Santa Creu i Sant Pau ở Barcelona, Tây Ban Nha đã nói trong một bài phỏng vấn với tờ báo “Medscape Medical News”: “Với những can thiệp của chúng tôi, khả năng nhiễm khuẩn khớp nhân tạo sẽ giảm đi, không chỉ là tụ cầu vàng mà còn là tụ cầu vàng kháng Methicillin”. “Chúng tôi hài lòng với kết quả này bởi vì nhiễm khuẩn khớp nhân tạo luôn diễn biến vô cùng phức tạp đối với cả phẫu thuật viên và bệnh nhân. Đây là một can thiệp tương đối dễ dàng để thực hiện, và theo thời gian thì kể cả công nghệ PCR cũng sẽ trở nên rẻ hơn. Hiện tại ở bệnh viện chúng tôi, tình trạng nhiễm khuẩn khớp nhân tạo là rất hiếm”

Ở bệnh viện Hospital de la Santa Creu i Sant Pau, khoảng 200 ca phẫu thuật thay khớp háng bán phần được thực hiện hằng năm. Trước khi có can thiệp, bệnh viện ghi nhận 11 ca nhiễm khuẩn khớp nhân tạo, với gần 5 ca là do tụ cầu vàng S.aureus và 4 ca do tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA)

Can thiệp này được phát hiện vào năm 2016. Sau 2 năm, không ghi nhận được trường hợp nào bị nhiễm khuẩn khớp nhân tạo do tụ cầu vàng và trong năm 2018 thì chỉ ghi nhận 1 trường hợp nhiễm khuẩn do MRSA. Vào năm 2019 ghi nhận 1 ca nhiễm khuẩn khớp nhân tạo nhưng căn nguyên không phải tụ cầu vàng cũng không phải là MRSA. Vào năm 2020 và 2021, mỗi năm có 1 ca nhiễm khuẩn MRSA. Bác sĩ y khoa Jesús Rodríguez Baño, trưởng khoa truyền nhiễm của bệnh viện Hospital Universitario Virgen Macarena tại Đại học Seville, Tây Ban Nha – người không trực tiếp tham gia nghiên cứu đã giải thích: “ Đối với các bệnh nhân gãy xương hông, khoảng thời gian để có thể tiến hành nghiên cứu sự cư trú vi sinh vật thì quá ngắn nếu như sử dụng các phương pháp truyền thống. Nhiễm khuẩn khớp nhân tạo ở nhóm này thì tạo ra tác động tàn phá, tuy tỷ lệ tử vong không đáng kể nhưng lại làm tăng gánh nặng bệnh tật và chi phí chăm sóc cho bệnh nhân.” 

Nói về việc tỷ lệ nhiễm khuẩn khớp nhân tạo do S.aureus giảm đáng kể trong giai đoạn sau can thiệp, ông Rodríguez Baño chia sẻ với báo Medscape Medical News: “Kết quả đang tương đối tốt và với việc nguy cơ lây nhiễm đang có xu hướng giảm như vậy sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của những thử nghiệm đa trung tâm, đối chứng ngẫu nhiên để xác nhận lại những kết quả đáng tự hào này một lần nữa.”

Ông Baño nói thêm: “Các tác giả đang được tuyên dương do có những đánh giá về tác động của việc áp dụng một quy trình phòng ngừa rất hợp lý”. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một vài hạn chế: “Nó chỉ được thể hiện ở một trung tâm, cũng không phải được ngẫu nhiên hóa và việc kiểm soát các yếu tố gây nhiễu là vô cùng cần thiết”

Khử khuẩn trong cấp cứu gãy xương đùi

Nghiên cứu này đề cập đến một nhu cầu đặc biệt của công dân Tây Ban Nha tại các cơ sở chăm sóc dài hạn. Năm 2016, tỷ lệ nhiễm MRSA là khá cao.

Khoảng ⅓ dân số chung thế giới có mang tụ cầu vàng ở phần mũi. Ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe thì tỷ lệ nhiễm MRSA cao hơn so với dân số thế giới nói chung với con số khoảng 30% những người nhiễm tụ cầu vàng. Ở Tây Ban Nha, khuyến cáo dành cho các bệnh nhân phải tiến hành thay khớp nhân tạo toàn phần tự chọn là nên khử trùng S.aureus – có thể mất khoảng 5 ngày – để tránh nhiễm khuẩn vị trí phẫu thuật.

Bà Benito chỉ ra: “Vấn đề ở nhóm người cao tuổi không chỉ nằm ở việc họ có nguy cơ nhiễm MRSA cao hơn mà còn nằm ở việc dự phòng phẫu thuật chưa phù hợp.”

Nhiều bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc dài hạn thì là người cao tuổi, sức khỏe kém và có nguy cơ cao bị gãy xương. Không giống như phẫu thuật khớp háng tự chọn mà ở đó bệnh nhân được yêu cầu tiến hành khử trùng trong vòng 5 ngày trước khi phẫu thuật, phẫu thuật cấp cứu gãy xương đùi thì hoàn toàn không có đủ thời gian để chuẩn bị. “Những bệnh nhân gãy xương đùi cần phải được phẫu thuật sớm nhất có thể” – Bà Benito chia sẻ.

Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để tìm ra được con đường hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng và MRSA cho các bệnh nhân cần tiến hành thay khớp háng bán phần khẩn cấp để điều trị gãy xương đùi. 

Trong nghiên cứu gần đây, Benito và các cộng sự đã tiến hành thực hiện một loạt các công việc bao gồm phát hiện nhanh sự hiện diện của S.aureus tại mũi bằng công nghệ PCR khi đến cơ sở cấp cứu, sau đó là tiến hành khử khuẩn bằng cách sử dụng thuốc bôi ngoài tại mũi và kê đơn cho dự phòng ngoại khoa bằng kháng sinh (chấp nhận cả dự phòng kháng sinh cho MRSA). Việc này đã giảm khả năng nhiễm trùng khớp nhân tạo hậu phẫu cho bệnh nhân. 

Nghiên cứu bán thực nghiệm đơn trung tâm bao gồm các bệnh nhân của khoa cấp cứu bệnh viện Hospital de la Santa Creu i Sant Pau. Phương pháp PCR tương đối nhanh khi cho kết quả trong vòng chỉ 1,5 giờ. Sau đó ngay lập tức diệt vật mang tụ cầu vàng bằng cách sử dụng mupirocin tại mũi và chlorhexidine gluconate khi tắm. Tiến hành công việc này trong tổng thời gian 5 ngày và thường xuyên thực hiện lại kể cả trong và sau phẫu thuật.

Bệnh nhân mang MRSA sẽ được sử dụng teicoplanin như là một dự phòng kháng sinh ngoại khoa tối ưu thay cho cefazolin. Việc làm này không ảnh hưởng gì đến thời gian thực hiện phẫu thuật. Kết quả về cơ bản sẽ chỉ ra tỷ lệ nhiễm trùng khớp nhân tạo nói chung và tỷ lệ nhiễm S.aureus và MRSA nói riêng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành lấy các kết quả trong vòng 5 năm liên tiếp thực hiện can thiệp kể từ năm 2016 so với kết quả của 4 năm liên tiếp trước khi can thiệp được tìm ra.

Từ năm 2016-2020, từ 22% lên 31% tổng số bệnh nhân cần thay khớp háng bán phần được chuyển đến các cơ sở chăm sóc dài hạn. Số bệnh nhân cho kết quả dương tính với S.aureus bằng PCR tăng từ 25 lên 29%, và trong số đó từ 33% lên con số 64% đối với nhiễm MRSA.

Đã có 772 ca phẫu thuật được thực hiện từ năm 2012-2015 và 786 ca từ năm 2017-2020.

Trước khi có can thiệp, trong các năm từ 2012-2014, tụ cầu vàng là thủ phạm của 36% đến 50% các ca nhiễm trùng khớp nhân tạo, và từ 25% lên con số tuyệt đối 100% trong các ca nhiễm đó là MRSA. Nó thực sự đã giảm đi đáng kể sau khi can thiệp ra đời.

Trong các năm từ 2016-2020, trung bình có khoảng 14 ca nhiễm khuẩn khớp nhân tạo (1.5%) so với 36 ca (4.7%) trong năm 2012-2015 (P < .001). Tỷ lệ thuận với nó, số ca nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng cũng giảm xuống còn 0.3% từ con số 1.8% ( P < .002). Tỷ lệ nhiễm MRSA cũng chỉ còn 0.3% từ 2016-2020, đối chiếu với 1.2% từ 2012-2015 ( P = .012).

Các năm 2018, 2020 và 2021 mỗi năm chỉ chứng kiến 1 ca nhiễm MRSA. Nhiều khả năng là do “can thiệp chưa được thực hiện đúng cách trong mọi trường hợp” –  Bà Benito nói.

Nhiễm trùng khớp nhân tạo thì vô cùng nghiêm trọng. Bà Benito giải thích: “Nó đồng nghĩa với việc phải tiến hành tái phẫu thuật, bởi vì kháng sinh thì không đủ khả năng để tiêu diệt hoàn toàn sự nhiễm khuẩn. Tấm màng sinh học và mủ nhiễm trùng cần phải được dọn sạch, một khớp nhân tạo mới thì là cần thiết và sau đó sẽ được sử dụng nhiều kháng sinh hơn trong vòng 2 tháng, nó có thể khó dung nạp và thậm chí sau đó sự nhiễm trùng sẽ không được loại bỏ. Nhiều người thì đã lớn tuổi, suy yếu và khả năng tử vong có thể rất lớn. Việc bị nhiễm trùng khớp nhân tạo có thể tạo ra thảm cảnh khốc liệt cho các bệnh nhân này.”

Tài liệu tham khảo

Đại hội Vi sinh lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm Châu Âu (ECCMID) lần thứ 32 năm 2022: Tóm tắt 02516 Benitos và Rodríguez-Baño không đề cập đến mối quan hệ tài chính liên quan nào.

Link bài gốc: Rapid MRSA and S aureus Decolonization Beneficial for Emergency Hip Surgery

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY