Chỉ định phẫu thuật toác khớp mu
Toác khớp mu là một tổn thương năng lượng lớn, được xếp trong loại gãy xương chậu. Phẫu thuật KHX toác khớp mu có thể bằng nẹp vít, néo ép hoặc cố định ngoài. Biến chứng thường gặp của toác khớp mu chính là tổn thương niệu đạo sau, mạch máu và thẩn kinh. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra các chi định cần thiết để phẫu thuật toác khớp mu.
Nhóm Tác giả: PGS. TS. Đào Xuân Thành, BSCKII. Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/3/2022
1. Toác khớp mu
Nội dung bài viết
1.1. Đại cương về toác khớp mu
Toác khớp mu là một tổn thương năng lượng lớn, được xếp trong loại gãy xương chậu. Phẫu thuật KHX toác khớp mu có thể bằng nẹp vít, néo ép hoặc cố định ngoài. Biến chứng thường gặp của toác khớp mu chính là tổn thương niệu đạo sau, mạch máu và thẩn kinh.
1.2. Chỉ định phẫu thuật
- Toác khớp mu di lệch > 2,5 cm.
- Tổn thương toác khớp mu trên bệnh nhân chấn thương khung chậu Young-Burguess type ll-lll
1.3. Kỹ thuật mổ
Đường mổ: Rạch da khoảng 15cm tại nếp lằn da bụng, trên củ mu 1 cm.
Hình 1.16. Đường mổ và các bước phẫu tích, bộc lộ khớp mu (AO Principles of Fracture Management)
- Phẫu tích qua lớp mỡ dưới da, thắt hoặc đốt điện cách mạch máu nhỏ.
- Bộc lộ bao cơ thẳng bụng và nhìn rõ 2 cơ thẳng bụng bám vào củ mu. Thông thường bị rách tại điểm bám, bóc tách 2 cơ ra khớp xương mu đủ để đặt dụng cụ KHX, để lại chỗ cắt tại điểm bám khoảng 0,5cm. Lưu ý ở người bệnh nam giới có bó mạch thừng tinh 2 bên.
- Bộc lộ khớp mu, làm sạch máu tụ và kiểm soát bàng quang.
- Đặt lại khớp mu bằng cách ép 2 cánh chậu hoặc dùng dụng cụ ép, khoảng cách khớp khoảng 0,5-1 cm là đạt, đặt nẹp vít và bắt vít (ít nhất mỗi bên khớp 3 vít)
- Đối với nép ép: bắt 2 vít hai bên củ mu và néo ép bằng chỉ thép.
- Kiểm tra lại diện khớp xem vững chắc, cẩm máu, bơm rửa kỹ.
Về phương pháp nắn chỉnh khớp mu: Nắn chỉnh bằng Clamp
Hình 1.17. Phương pháp nắn chỉnh bằng Clamp (AO Principles of Fracture Management)
Hình 1.18. Phương pháp nắn chỉnh bằng khung vòng chữ C (AO Principles of Fracture Management)
Về cách thức KHX cố định khớp mu bằng nẹp vít: Thường đặt nẹp phía trên khớp mu (không đặt nẹp phía trước), cần lưu ý bàng quang, bó mạch thừng tinh 2 bên (đối với nam giới).
Hình 1.19. Kỹ thuật đặt nẹp vít cố định khớp mu (AO Principies of Fracture Management)
1.4. Biến chứng của toác khớp mu
Biến trứng của toác khớp mu bao gồm tụ máu, phù nề sau mổ. Ngoài ra nhiễm trùng sau mổ tại khoang Retzius cần tách chỉ, kháng sinh liều cao toàn thân.
>>> Xem thêm các chủ đề về chấn thương chỉnh hình (CTCH)
Tài liệu tham khảo
- Frank H.Netter (2013), Atlas giải phẫu người, 5th Edition, Nhà xuất bản ỵ học, Hà Nội.
- Mavil Tile et al (2015), Fractures of the Pelvit and Acetabulum, 4th Edition, AO Publishing, Davos.
- Thomas P. Rüedi, Richard E. Buckley (2007), AO Principles of Fracture Management, Thieme, Stuttgart.
- Susan Standring (2008), Gray’s Anatomy, 40th Edition, Churchill Livingstone, ELSEVIER, London.
- Charles Court-Brown MD et al (2014), Rockwood and Green’s Fractures in Adults, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia.
- S. Terry Canale MD , James H. Beaty MD (2007), Campbell’s Operative Orthopaedics, 11th Édition, Mosby, ELSEVIER, Philadelphia.
- Thomas p. Ruedi. (2000). Pelvic ring injuries: assesstment and concepts of surgical management. AO principles of Fractures Management. Thiem, New York, p 395 – 415.
- Nguyễn Ngọc Toàn (2005), Đánh giá kết quả điểu trị gãỵ khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân y, tr 12 – 24.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.