Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính và quá trình phát triển thuốc điều trị
Nhiễm trùng tiêu hóa và các biến chứng của nó là những nguyên nhân gây tử vong cao ở cả trẻ em và người lớn trên khắp thế giới. Dưới đây là các biện pháp can thiệp mới để quản lý bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính dựa trên các báo cáo được xuất bản trong 3 năm qua, cũng như dựa trên các thử nghiệm lâm sàng.
Hania Szajewska, Maciej Kołodziej và Jan Łukasik
Khoa Nhi, Đại học Y Warsaw, Warsaw, Ba Lan
Lịch sử bài viết: Nhận ngày 27/5/2017; Được chấp nhận ngày 19/12/2017
Từ khóa: Thuốc điều trị tiêu chảy; bệnh tiêu chảy; bù nước bằng đường uống; điều trị
Để trích dẫn bài viết này: Hania Szajewska, Maciej Kołodziej & Jan Łukasik (2018) Drug development and acute gastrointestinal infections, Expert Opinion on Investigational Drugs, 27:3, 219-224, DOI: 10.1080/13543784.2018.1420779
Để liên kết đến bài viết này: https://doi.org/10.1080/13543784.2018.1420779
1. Giới thiệu
Nội dung bài viết
Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ gần 5 triệu vào những năm 1980 xuống còn hơn 600.000 vào năm 2015. Mức giảm đáng kể này đạt được nhờ việc áp dụng liệu pháp bù nước bằng đường uống. Gần 40 năm sau, chưa có liệu pháp điều trị hiệu quả và an toàn tương tự nào được đề xuất, và liệu pháp bù nước bằng đường uống với dung dịch nhược trương vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiêu chảy cấp [1]. Để phòng bệnh, các chuyên gia y tế đã cho ra đời các vắc-xin ngừa virus rota. Chúng có ảnh hưởng lớn đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm virus rota và tỷ lệ nhập viện ở tất cả các trường hợp [2]. Dưới đây, chúng tôi xin tóm tắt ngắn gọn các biện pháp can thiệp mới để quản lý bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính dựa trên các báo cáo được xuất bản trong 3 năm qua và các đăng ký thử nghiệm lâm sàng (www.clinicaltrials.gov, www.clinicaltrialsregister. Eu) trên cơ sở dữ liệu PubMed (tháng 5/2017). Các thuật ngữ chính và các Tiêu đề Y khoa (viết tắt là MESH) được sử dụng trong tìm kiếm chủ đề này là tiêu chảy (diarrhea, tiếng Anh-Mỹ)/tiêu chảy (diarrhoea, tiếng Anh-Anh) và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Những phát triển mới về vắc-xin và thuốc kháng khuẩn không được đề cập trong bài viết này. Để tìm hiểu ví dụ về các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở giai đoạn đầu (RCT) trong điều trị tiêu chảy cấp, xem Bảng 1.
2. Dung dịch bù nước qua đường uống (ORS)
Các nỗ lực đang được thực hiện để cải thiện hiệu quả điều trị của liệu pháp ORS. Một RCT được thực hiện vào năm 2015 ở trẻ em suy dinh dưỡng bị tiêu chảy cấp. So với ORS, việc bổ sung guar gum chỉ thủy phân một phần (PHGG) (chất xơ hòa tan biến thành axit béo chuỗi ngắn trong ruột giúp tăng cường tái tạo niêm mạc ruột kết và hấp thụ nước) đã rút ngắn thời gian tiêu chảy và giúp tăng cân. Tuy nhiên, việc này không có tác động đến khối lượng phân [3]. Do vậy, các chuyên gia y tế vẫn mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị của dung dịch ORS để giúp làm giảm khối lượng phân và thời gian bị tiêu chảy.
3. Thuốc kháng tiết tiêu hóa
Nhiều kênh và chất vận chuyển ion đường ruột, protein điều hòa và thụ thể bề mặt tế bào, thụ thể trong hệ thần kinh ruột, và tế bào ruột có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh tiêu chảy xuất tiết. Vì vậy, cần theo dõi từng yếu tố trên để kiểm soát bệnh tiêu chảy xuất tiết (Hình 1). Xem bảng 2 để biết tóm tắt về các biện pháp can thiệp chống tiêu chảy được đề cập chi tiết ở các mục khác [4–6].
Ở trẻ em bị tiêu chảy cấp bị mất nước từ nhẹ đến trung bình, so với giả dược, việc dùng lòng đỏ trứng đã biến tính ở liều cao có chứa yếu tố kháng tiết (một loại protein 43kD nội sinh) làm giảm thời gian hồi phục [7].
Một trong những loại thuốc kháng tiết mới là crofelemer. Nó ngăn cản sự bài tiết clorua (Cl-) và chất lỏng vào lòng ống bằng cách ức chế cơ chế điều hòa độ dẫn truyền qua màng xơ nang (CFTR) kênh Cl, cũng như hoạt hóa canxi kênh Cl (CaCC). Hiện nay, chỉ chấp nhận sử dụng crofelemer để điều trị tiêu chảy không do nhiễm trùng ở bệnh nhân mắc HIV/AIDS đang điều trị bằng thuốc kháng virus [8]. iOWH032 là một chất ức chế CFTR tổng hợp. Các nghiên cứu dược động học của iOWH032 đã được tiến hành trên người tình nguyện ở tuổi trưởng thành có sức khỏe tốt và nam giới trưởng thành mắc bệnh tả, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được công bố (Clinicaltrials.gov, NCT01823939). Thêm vào đó, có ý kiến cho rằng iOWH032 không hiệu quả, vì nó là một chất ức chế CFTR yếu và không bền để rửa trôi trong ruột.
4. Chất bảo vệ niêm mạc
Việc làm rõ vai trò của chất nhầy ruột trong quá trình giảm viêm và nhiễm trùng đã dẫn đến sự phát triển của các ‘chất bảo vệ niêm mạc’. Những tác nhân này tạo thành một màng bảo vệ sinh học trong đường tiêu hóa và có khả năng ngăn cản vi sinh vật vượt qua hàng rào chất nhầy [9]. Cho đến nay, các chất tốt nhất đã được nghiên cứu bao gồm xyloglucan (một polysaccharide hemicellulose được tìm thấy trong tất cả các loại thực vật trên cạn) và gelatin tannate (một phức hợp của axit tannic, có đặc tính làm se, kháng khuẩn, chống viêm và là một chất gelatin có vai trò bảo vệ). Tuy nhiên, chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu về tính hiệu quả của hai tác nhân này [10–13].
5. Thực khuẩn thể
Bacteriophages (thực khuẩn thể) là vi rút làm lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào vi khuẩn [14]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) với giả dược ở giai đoạn II được tiến hành vào năm 2016 ở 120 trẻ em Bangladesh bị nhập viện do tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn Escherichia coli cho thấy, hai chế phẩm phage khác nhau có hiệu quả điều trị là tương đương nhau, và liệu pháp điều trị tiêu chuẩn có sử dụng dung dịch ORS và kẽm khi xét về lượng phân, tần suất đại tiện, hoặc nhu cầu dùng ORS [15].
Bảng 1. Ví dụ về các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giai đoạn đầu trong điều trị tiêu chảy cấp
Tài liệu tham khảo/số lần đăng ký thử nghiệm | Bệnh nhân | Biện pháp can thiệp/thuốc chữa trị | So sánh đối chiếu | Kết quả điều trị chính | Kết luận của tác giả | Cơ chế hoạt động được đề xuất |
Các thử nghiệm có công bố kết quả nghiên cứu Alam et al. 2015 [3] | N = 126, trẻ em suy dinh dưỡng từ 6–36 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp | Dung dịch ORS với guar gum chỉ thủy phân một phần (PHGG) | Dung dịch bù nước qua đường uống ORS | Thời gian tiêu chảy (ORS + PHGG so với ORS, 57 ± 31 giờ so với 75 ± 39 giờ, p = 0,01); Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục trong vòng 72 giờ (NS), lượng phân hàng ngày (NS) và phục hồi sau suy dinh dưỡng nghiêm trọng (p = 0,027) | PHGG kết hợp với ORS đã giúp giảm thời gian bị tiêu chảy một cách đáng kể và khiến tăng cân. | PHGG được lên men bởi vi khuẩn ruột kết sản sinh ra SCFAs giúp tăng cường tái tạo niêm mạc ruột kết và hấp thụ nước |
Zaman et al. 2014 [7] | N = 36, trẻ em từ 7–60 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp và mất nước từ nhẹ đến trung bình không rõ nguyên nhân | Yếu tố kháng tiết (AF) | Giả dược | AF so với giả dược: tần suất đại tiện thấp hơn giảm xuống <3/24 giờ (7 giờ so với 18 giờ, p <0,0001); giảm thời gian hồi phục (35 giờ so với 70 giờ, p = 0,001) | AF liều cao làm giảm tiêu chảy ở trẻ em một cách hiệu quả và an toàn | Ức chế hệ thần kinh ruột; giảm tính thấm của biểu mô |
Macarthur et al. 2013 [8] | N = 376, người lớn kiểm tra máu phát hiện dương tính với HIV bị tiêu chảy mãn tính | Crofelemer (C) | Giả dược (P) | Đáp ứng lâm sàng của C cao hơn so với P (17,6% so với 8,0%; p = 0,01). | Ở bệnh nhân mắc HIV (+), C giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy | Cơ chế điều hòa độ dẫn truyền qua màng xơ nang (CFTR) và chất ức chế kênh CaCC; kháng tiết |
Gnessi et al. 2015 [12] | N = 150, người lớn bị tiêu chảy cấp tính | Xyloglucan (X) | 1. Thuốc Diosmectite (DS) 2. Nấm men S. boulardii (SB) | X so với DS: số lượng phân tiêu chảy giảm xuống thấp hơn (p = 0,031); X so với DS hoặc SB: thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn, và có hiệu quả hơn trong việc giảm buồn nôn và đau bụng (giá trị p không được đưa ra) | X có hiệu quả và an toàn trong điều trị tiêu chảy cấp | Chất bảo vệ niêm mạc – tạo thành một màng bảo vệ sinh học trên chất nhầy ruột, giúp ngăn vi sinh vật vượt qua hàng rào chất nhầy. |
Çağan et al. 2017 [9] | N = 203, trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi bị tiêu chảy cấp tính | Dung dịch ORS + thuốc gelatin tannate | Dung dịch ORS+ Giả dược | GT so với giả dược: tỷ lệ đi phân lỏng thấp hơn sau 12 giờ; (59,2% so với 77,0%; p = 0,01); tần suất đại tiện thấp hơn sau 12 giờ; (số lượng trung bình: 2 so với 3 phân; p <0,01). | GT + ORS có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em | Chất bảo vệ niêm mạc – xem ở trên |
Sarker et al. 2016 [18] | N = 120, trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi bị tiêu chảy do vi khuẩn E coli gây nên. | Nhóm thuốc can thiệp 1: Thực khuẩn thể của vi khuẩn E. coli. Nhóm thuốc can thiệp 2: Thực khuẩn thể T4 của vi khuẩn E. coli | Giả dược | Hiệu quả lâm sàng thấp. Khả năng dung nạp tốt. | Liệu pháp phage an toàn nhưng không có tác dụng lâm sàng | Phages (vi rút làm lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào E coli) |
Bruggencate et al. 2016 [17] | N = 58, người lớn khỏe mạnh bị tiêu chảy do vi khuẩn E coli gây nên | Protein sữa giàu MFGM (màng cầu béo sữa). | Giả dược | MFGM so với giả dược: giảm tần số phân (1,1 ± 0,1 so với 1,6 ± 0,2 lượng phân /ngày; p = 0,04); bệnh nhân phàn nàn về tình trạng đau ở đường tiêu hóa (điểm GSRS) (1,1 ± 0,5 so với 2,5 ± 0,6) | Trong môi trường trong ống nghiệm, MFGM có thể nâng cao khả năng chống tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây nên ở người lớn khỏe mạnh | Có hoạt tính kháng khuẩn trực tiếp |
Table 1. (tiếp tục).
Tài liệu tham khảo/số lần đăng ký thử nghiệm | Bệnh nhân | Biện pháp can thiệp/thuốc chữa trị | So sánh đối chiếu | Kết quả điều trị chính | Kết luận của tác giả | Cơ chế hoạt động được đề xuất |
Sarker et al. 2015[19] | N = 85, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi bị tiêu chảy cấp | Polyphenols + dung dịch ORS | Dung dịch bù nước qua đường uống ORS | Không có kết quả lâm sàng nào được nghiên cứu | An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ | Hoạt động kháng khuẩn liên quan đến việc ức chế các enzym thủy phân (protease và carbohydrate) hoặc các tương tác khác để vô hiệu hóa chất kết dính của vi sinh vật, các protein vận chuyển trong vỏ tế bào, các tương tác không đặc hiệu với carbohydrate |
Noguera et al. 2014[20] | N = 300, người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, bị viêm dạ dày ruột cấp tính ≤48 giờ | Polyphenol (P) + dung dịch ORS | Dung dịch bù nước qua đường uống ORS | P so với giả dược: thời gian bị đi ngoài phân lỏng trung bình ngắn hơn (10 giờ so với 54 giờ, p = 0,000) | Thuốc polyphenole kết hợp với nhóm giả dược giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh | |
Dover et al. 2015 [21] | N = 61, trẻ em từ 2 đến 17 tuổi bị tiêu chảy cấp tính ≤48 giờ. | Polyphenols + dung dịch ORS | Dung dịch bù nước qua đường uống ORS | Thời gian trung bình để hết tiêu chảy là 3,1 giờ (nhóm nghiên cứu) so với 9,2 giờ (nhóm đối chứng) (p = 0,002). | Giảm đáng kể tỷ lệ đi phân lỏng và nhanh chóng đưa phân về trạng thái bình thường | |
Các thử nghiệm không công bố kết quả nghiên cứu | ||||||
NCT01823939 | Nam giới trưởng thành bị tiêu chảy cấp do Phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae < 24 giờ; và bị mất nước nghiêm trọng. | Thuốc iOWH032 | Giả dược | Các thông số dược động học, tác dụng phụ, giá trị trong phòng thí nghiệm, khám sức khỏe, các phát hiện dấu hiệu quan trọng, và các trường hợp nguy hiểm. | Ức chế kênh ion CFTR dẫn đến giảm bài tiết anion clorua vào lòng ruột | |
NCT02280759 | N = 72, trẻ em <5 tuổi bị tiêu chảy cấp tính | Thuốc Gelatin tannate | Giả dược | Thời gian tiêu chảy, nhu cầu cần bù nước đường tĩnh mạch, nhu cầu cần nhập viện, nôn, tăng cân, tiêu chảy tái phát, số lần tiêu chảy, tác dụng phụ, mức độ nặng của tiêu chảy. | Chất bảo vệ niêm mạc – xem ở trên. | |
NCT02896465 | N = 495, trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi bị tiêu chảy cấp tính | Dung dịch ORS + kẽm + HMO (oligosaccharid, một loại carbohydrate có trong sữa mẹ) | 1: Dung dịch ORS + kẽm 2: Dung dịch ORS + kẽm + cho con bú | Lượng phân, tăng cân, các tác dụng phụ, tần suất đại tiện hàng ngày, số lần nôn, thời gian nôn, thay đổi trong điểm số Z, lượng dung dịch ORS để điều chỉnh tình trạng mất nước. | Kích thích sự sinh sống của hệ vi sinh có lợi trong đường ruột; ức chế mầm bệnh |
ORS: dung dịch bù nước qua đường uống; PHGG: guar gum thủy phân một phần; CaCC: kênh Cl- hoạt hóa canxi; CFTR: chất điều hòa độ dẫn truyền qua màng xơ nang; S boulardii: Nấm men Saccharomyces boulardii; MFGM: màng cầu béo sữa; GSRS: thang đánh giá triệu chứng tiêu hóa; HMO: oligosaccharid, một loại carbohydrate có trong sữa mẹ.
Bảng 2. Tóm tắt các thuốc chống xuất tiết trong các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng (dựa trên tài liệu tham khảo 5)
Thuốc | Mục tiêu | Cơ chế hoạt động |
CaCCinh-A01 | Kênh CaCC | Ức chế sự vận chuyển anion clorua đến lòng ruột, và do đó, ảnh hưởng đến một trong những cơ chế chính của bài tiết dịch ruột. |
Gallotannins CFTRinh-172 | Kênh CFTR | |
PPQ/BPO Axít Lysophosphatidic | Thụ thể a-xít lysophosphatidic 2 | Hình thành phức hợp điều chỉnh kênh CFTR hoạt động (xem ở trên). |
R-568 | Thụ thể cảm ứng nồng độ canxi | Điều chỉnh các đường tín hiệu nội bào có chức năng vận chuyển chất điện giải. |
Viết tắt – BPO: benzopyrimido-pyrrolo-oxazinedione; CaCC: kênh clorua hoạt hóa canxi; CaCCinh: ức chế chọn lọc kênh clorua hoạt hóa canxi; CFTR: chất điều hòa độ dẫn truyền qua màng xơ nang; CFTRinh: thuốc ức chế chọn lọc chất điều hòa dẫn truyền qua màng xơ nang; PPQ: pyrimido-pyrrolo-quinoxalinedione; R-568: chất chủ vận thụ thể cảm ứng nồng độ canxi loại II. |
6. Chất Oligosaccharides trong sữa mẹ (HMO)
Đây là một nhóm glycans không liên hợp đa dạng về cấu trúc có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của chúng vẫn chưa rõ ràng. Thêm vào đó, có bằng chứng cho thấy HMO góp phần bảo vệ chống lại các mầm bệnh đường ruột bằng cách hoạt động như các thụ thể mồi nhử hòa tan, do đó, ngăn ngừa sự kết dính của mầm bệnh vào bề mặt niêm mạc của trẻ sơ sinh và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng đơn bào [16]. Chúng tôi đã tìm thấy một thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng (đăng ký tại Clinicaltrials.gov NCT02896465) trên trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi bị tiêu chảy cấp, trong đó so sánh việc kết hợp dùng dung dịch uống bù nước ORS và kẽm với việc bổ sung HMO. Kết quả cho thấy sự cải thiện (thay đổi) trong các triệu chứng lâm sàng của tiêu chảy và đi ngoài phân bất thường cuối cùng, trước khi đi ngoài bình thường hoặc phân mềm trong hai khoảng thời gian 8 giờ liên tiếp.
7. Màng cầu béo sữa (MFGM)
MFGM là một thành phần tự nhiên của sữa mẹ có các hoạt tính kháng khuẩn [17]. Kỹ thuật ngày nay cho phép việc bổ sung MFGM từ bò. Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) mù đôi năm 2016 đã đánh giá 58 người trưởng thành khỏe mạnh mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), có các triệu chứng nhẹ thoáng qua của bệnh nhiễm trùng do thực phẩm. Kết quả cho thấy, MFGM giúp làm giảm đáng kể những biến chứng do vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy gây ra khi xét về tần suất đại tiện và các phàn nàn của bệnh nhân về đường tiêu hóa ở ngày thứ 2 sau khi nhiễm. Tuy nhiên, so với giả dược, việc sử dụng protein sữa giàu MFGM không làm ảnh hưởng đáng kể đến trọng lượng phân lỏng và sự bài tiết vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy trong phân (kết quả chính) [18].
8. Polyphenol
Một số nghiên cứu trên người gần đây nhằm điều tra tác dụng của polyphenol dịch chiết [19–21] đã chỉ ra rằng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của con người, và có vai trò trong việc cải thiện chức năng đường ruột.
9. Liệu pháp điều trị thụ động
Không khuyến nghị sử dụng các globulin miễn dịch một cách thường quy. Tuy nhiên, có bằng chứng mới cho thấy các globulin miễn dịch như kháng thể lòng đỏ trứng gà có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày ruột, đặc biệt là tiêu chảy do virus rota gây nên [22]
10. Liệu pháp điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột
Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng hệ vi sinh vật đường ruột có ảnh hưởng ngắn và lâu dài đối với sức khỏe; do đó, việc theo dõi hệ vi sinh đường ruột giúp cải thiện kết quả điều trị ở những người mắc hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh nhất định. Cho đến nay, việc điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột thông qua sử dụng men vi sinh và / hoặc prebiotics (chất xơ hòa tan) được nghiên cứu rộng rãi nhất [23].
11. Ý kiến chuyên gia
Phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản với chi phí thấp đang đặt ra thách thức cho sự phát triển của các loại thuốc điều trị tiêu chảy. Bất kỳ loại thuốc mới nào cũng phải mang lại hiệu quả và an toàn như dung dịch bù nước bằng đường uống ORS, và tốt hơn là phải rẻ tiền nếu muốn được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không có liệu pháp điều trị tiêu chảy nào đáng chú ý kể từ khi dung dịch uống ORS được đưa vào sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng sự khan hiếm của các liệu pháp mới không làm cản trở việc đề xuất các khái niệm trong điều trị bệnh này. Có rất nhiều dữ liệu được nghiên cứu về vai trò của các kênh ion ruột và các chất vận chuyển, các protein điều hòa và các thụ thể trên bề mặt tế bào trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tiêu chảy xuất tiết. Ngay cả khi không có chiến lược điều trị tiêu chảy xuất tiết mới nào được giới thiệu trên thị trường, chúng ta vẫn thấy lợi ích mà một số biện pháp can thiệp này mang lại, mặc dù nó có thể không lớn. Trước đây, tác dụng của một số loại thuốc chống xuất tiết (cũng như các liệu pháp trị tiêu chảy khác) thường nhỏ, và trong một số trường hợp, có kèm theo các tác dụng phụ. Ngược lại, vẫn còn tồn tại một số bất cập cần giải quyết. Ví dụ, ở các nước thu nhập thấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, đặc biệt là nhiễm trùng tái phát, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cấp tính hoặc mãn tính, các đợt tiêu chảy nặng hơn và / hoặc thường xuyên hơn. Do đó, điều này có thể dẫn đến tình trạng còi cọc và suy giảm nhận thức. Xuất phát từ vấn đề này, cần tiến hành các liệu pháp giảm nguy cơ biến chứng.
Nghiên cứu đầu tiên không cho thấy lợi ích của liệu pháp xạ khuẩn trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thể thực khuẩn trong điều trị các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Một hạn chế của phương pháp này là nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính chủ yếu do virus gây nên, do đó, có thể cần phải hạn chế việc sử dụng các liệu pháp phage.
Công nghệ sinh học hiện nay đã cho phép sản xuất HMO tổng hợp. Tuy nhiên, sự tương đương về mặt cấu trúc không đồng nghĩa với sự tương đương về mặt chức năng cần được nghiên cứu. Điều này cũng áp dụng cho MGFM (màng cầu sữa béo). Trong đó, cần làm rõ liệu cả hai biện pháp can thiệp này có mang lại an toàn cho người bệnh hay không.
Việc phát triển của các liệu pháp điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột là hoàn toàn có thể do sự hiểu biết ngày càng cao của con người về sự tương tác giữa vật chủ và hệ vi sinh. Ngày càng có nhiều quan tâm về sự ra đời của các men vi sinh /chất xơ hòa tan thế hệ tiếp theo có khả năng bao gồm các vi sinh vật hoặc các hợp chất ngoài những nhóm hiện đang được sử dụng. Ngày nay, men vi sinh /chất xơ hòa tan được tìm thấy chủ yếu trong thức ăn và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cần phải đăng ký dưới dạng dược phẩm nếu muốn được sử dụng làm liệu pháp điều trị bệnh; điều này giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt hơn, bên cạnh các lợi ích khác.
Nhìn chung, bất chấp các quan ngại về bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, có rất ít liệu pháp điều trị tiêu chảy mang lại thành công như dung dịch uống ORS, mặc dù trên thực tế có hơn 900 phương pháp điều trị đường ruột tiêu hóa đang được phát triển [24]. Có nhiều lý do giải thích cho điều này. Đầu tiên, quá trình phát triển các liệu pháp này thường mất nhiều thời gian. Thời gian từ khi xét nghiệm tiền lâm sàng đến khi được phê duyệt cuối cùng trung bình là khoảng 8,5 năm. Thứ hai, nó tốn kém. Chi phí phát triển một loại thuốc kê đơn được thị trường chấp thuận ước tính hơn 2,6 tỷ USD. Thứ ba, tỷ lệ tiêu hao là rất cao. Người ta ước tính rằng chỉ có 1 trong số 10.000 hóa chất được đưa ra thị trường [25]. Ngay cả khi những điều trên có thể không được áp dụng trực tiếp cho thuốc trị tiêu chảy, câu hỏi đặt ra là ai là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và trả tiền để phát triển thuốc nếu có sẵn phương pháp điều trị đơn giản và rẻ tiền hơn. Hơn nữa, tiến bộ trong việc phát triển loại thuốc mới cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể sẽ phụ thuộc vào sự tiến bộ trong phát triển vắc xin, cùng với sự sẵn có của các loại vắc xin hiệu quả, dung nạp tốt và giá cả phải chăng. Lý do đó là hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính đều có thể phòng ngừa được. Tóm lại, việc phát triển những phác đồ điều trị mới là cần thiết và có thể làm được, tuy nhiên phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ không thay đổi trong thời điểm hiện tại.
Kinh phí
Bài báo này không được tài trợ kinh phí.
Công bố lợi ích
Các tác giả không có quan hệ hoặc liên quan tài chính với bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có lợi ích hoặc xung đột tài chính với chủ đề hoặc tài liệu được
thảo luận trong bản thảo này. Điều này bao gồm việc làm, tư vấn, tiền thù lao, quyền sở hữu hay các lựa chọn cổ phiếu, lời khai của chuyên gia, tài trợ hoặc bằng sáng chế đã nhận hoặc đang chờ xử lý, hoặc tiền bản quyền.
Tài liệu tham khảo
Một số bài báo đáng chú ý được bôi đậm dựa theo sự quan tâm (•) của độc giả
1. Guarino A, Ashkenazi S, Gendrel D, et al. European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition. European Society for Pediatric Infectious Diseases. European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition/European Society for Pediatric Infectious Diseases evidence-based guidelines for the management of acute gastroenteritis in children in Europe: update 2014. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014;59:132– 152.
2. Parashar UD, Johnson H, Steele AD, et al. Health impact of rotavirus vaccination in developing countries: progress and way forward. Clin Infect Dis. 2016;62(Suppl 2):S91–S95.
3. Alam NH, Ashraf H, Kamruzzaman M, et al. Efficacy of partially hydrolyzed guar gum (PHGG) supplemented modified oral rehydration solution in the treatment of severely malnourished children with watery diarrhoea: a randomised double-blind controlled trial. JHealth Popul Nutr. 2015;34:3.
4. Thiagarajah JR, Ko EA, Tradtrantip L, et al. Discovery and development of antisecretory drugs for treating diarrheal diseases. Clin Gastroenterol Hepatol. 2014;12:204–209.
Tổng quan về các loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy.
5. Thiagarajah JR, Donowitz M, Verkman AS. Secretory diarrhoea: mechanisms and emerging therapies. Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 2015;12:446–457.
6. Donowitz M, Alpers DH, Binder HJ, et al. Translational approaches for pharmacotherapy development for acute diarrhea. Gastroenterology. 2012;142:e1–e9.
Các bài báo quan trọng cung cấp các đề xuất phát triển thuốc điều trị tiêu chảy.
7. Zaman S, Aamir K, Lange S, et al. Antisecretory factor effectively and safely stops childhood diarrhoea: a placebo-controlled, randomised study.
Acta Paediatr. 2014 Jun;103(6):659–664. 8. Macarthur RD, Hawkins TN, Brown SJ, et al. Efficacy and safety of crofelemer for noninfectious diarrhea in HIV-seropositive individuals (ADVENT trial): a randomized, double-blind, placebo-controlled, two-stage study. HIV Clin Trials. 2013;14:261–273.
9. Franceschi F, Scaldaferri F, Riccioni ME, et al. Management of acute diarrhea: current and future trends. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2014;18:2065–2069.
10. Çağan E, Ceylan S, Mengi Ş, et al. Evaluation of gelatin tannate against symptoms of acute diarrhea in pediatric patients. Med Sci Monit. 2017;23:2029–2034.
11. Michałek D, Kołodziej M, Konarska Z, et al. Efficacy and safety of gelatine tannate for the treatment of acute gastroenteritis in children: protocol of a randomised controlled trial. BMJ Open. 2016;6:e010530.
12. Gnessi L, Bacarea V, Marusteri M, et al. Xyloglucan for the treatment of acute diarrhea: results of a randomized, controlled, open-label, parallel group, multicentre, national clinical trial. BMC Gastroenterol. 2015;15:153.
13. Pleșea Condratovici C, Bacarea V, Piqué N. Xyloglucan for the treatment of acute gastroenteritis in children: results of a randomized, controlled, clinical trial. Gastroenterol Res Pract. 2016;2016:6874207.
14. Loc-Carrillo C, Abedon ST. Pros and cons of phage therapy. Bacteriophage. 2011;1:111–114.
15. Sarker SA, Sultana S, Reuteler G, et al. Oral phage therapy of acute bacterial diarrhea with two coliphage preparations: a randomized trial in children from Bangladesh. EBioMedicine. 2016;4:124–137.
16. Kunz C, Meyer C, Collado MC, et al. Influence of gestational age, secretor, and Lewis blood group status on the oligosaccharide content of human milk. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2017;64:789–798.
17. Hamosh M, Peterson JA, Henderson TR, et al. Protective function of human milk: the milk fat globule. Semin Perinatol. 1999;23:242–249.
18. Bruggencate SJ, Frederiksen PD, Pedersen SM, et al. Dietary milkfat-globule membrane affects resistance to diarrheagenic Escherichia coli in healthy adults in a randomized, placebo-controlled, double-blind study. J Nutr. 2016;146:249–255.
19. Sarker SA, Sultana S, Pietroni M, et al. Safety of a bioactive polyphenol dietary supplement in pediatric subjects with acute diarrhoea. Int J Pediatr. 2015;2015:387159.
20. Noguera T, Wotring R, Melville CR, et al. Resolution of acutegastroenteritis symptoms in children and adults treated with a novel polyphenol-based prebiotic. World J Gastroenterol. 2014 Sep 14;20(34):12301–12307.
21. Dover A, Patel N, Park K. Rapid cessation of acute diarrhea using a novel solution of bioactive polyphenols: a randomized trial in Nicaraguan children. PeerJ. 2015;3:e969.
22. Thu HM, Myat TW, Win MM, et al. Chicken egg yolk antibodies (IgY) for prophylaxis and treatment of rotavirus diarrhea in human and animal neonates: a concise review. Kor J Food Sci Animl Resour. 2017;37:1–9.
23. Szajewska H. What are the indications for using probiotics in children? Arch Dis Child. 2016;101:398–403.
24. GBI Research. Gastrointestinal drugs market to Hit $48.4 billion [Internet]. Montville (NJ): Drug Development and Delivery; c2017; 2016 Oct 6. [cited 2017 May 10]. Available from: http://www.drugdev.com/Main/Back-Issues/Gastrointestinal-Drugs-Market-to-Hit-
484-Billion––1198.aspx
25. Ja D, Hg G, Hansen RW. Innovation in the pharmaceutical industry: new estimates of R&D costs [Internet]. Boston (MA): Tufts Center for the Study of Drug Development; c2017; 2014 Nov 18. [cited 2017 May 10]. Available from: http://csdd.tufts.edu/news/complete_story/cost_study_press_event_webcast
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.