MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)

Ngày xuất bản: 08/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)  áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trần Hải Đăng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 10/06/2020 Ngày hiệu chỉnh: 20/04/2022
Cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion MRI) nhằm đánh giá vi tuần hoàn não. Chuỗi xung này thường được chụp cùng các chuỗi xung cơ bản khác như T1W, T2W, FLAIR, DWI…, đặc biệt phối hợp với xung khuyếch tán (DWI) để đánh giá khả năng sống còn của nhu mô não.

1. Chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)

1.1. Chỉ định

  • Nhồi máu não giai đoạn cấp tính: nhằm tìm kiếm vùng nhu mô não thiếu máu nhưng còn khả năng hồi phục
  • U não.

1.2. Chống chỉ định

  • Tuyệt đối: người bệnh mang máy điều hòa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, Neurostimulator…; các kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu < 6 tháng; bệnh nặng cần thiết bị hồi sức cạnh người.
  • Tương đối: kẹp phẫu thuật bằng kim loại >6 tháng; nguời bệnh sợ bóng tối hay cô độc, suy gan, suy thận.

Lưu ý chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)

2. Chuẩn bị khi chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)

2.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa.
  • Kỹ thuật viên điện quang.
  • Điều dưỡng.

2.2. Phương tiện

  • Máy chụp mạch cộng hưởng từ 3.0 Tesla
  • Máy bơm điện chuyên dụng
  • Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh.

2.3. Thuốc

  • Thuốc an thần
  • Thuốc đối quang từ
  • Thuốc sát trùng da, niêm mạc

2.4. Vật tư y tế thông thường

  • Kim luồn chọc tĩnh mạch 18G. Bơm tiêm 10ml
  • Bơm tiêm chuyên dụng dành cho máy bơm điện
  • Nước cất hoặc nước muối sinh lý
  • Găng tay, bông, gạc, băng dính vô trùng.
  • Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

2.5. Người bệnh

  • Nên nhịn ăn 4 giờ trước tiêm.
  • Có giấy yêu cầu chụp, các xét nghiệm chức năng thận và có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần)
  • Người bệnh được giải thích kỹ về quy trình kỹ thuật thực hiện về thời gian, tiếng ồn, yêu cầu nằm yên trong quá trình chụp để phối hơp tốt với thầy thuốc.
  • Kiểm tra các chống chỉ định (theo bảng kiểm, và có đầy đủ chữ ký của bệnh nhân, kỹ thuật viên và bác sĩ)
  • Người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật chống chỉ định
  • Đối với trẻ nhỏ hoặc hoặc bệnh nhân kích thích cần phối hợp với bác sĩ gây mê
  • Kiểm tra bằng dụng cụ quét từ tính lần cuối trước khi đưa bệnh nhân vào phòng máy.

3. Các bước tiến hành 

3.1. Đặt người bệnh

  • Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp.
  • Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu.
  • Di chuyển bàn chụp vào vùng từ trường của máy và định vị vùng chụp.

3.2. Kỹ thuật

  • Tiến hành đăṭ đường truyền tĩnh mạch bằng kim 18G, nối với máy bơm tiêm điện 2 nòng trong đó 1 nòng chứa thuốc đối quang từ và 1 nòng chứa nước muối sinh lý. Lượng thuốc đối quang từ sử dụng thông thường là 0.1mmol/kg cân nặng.
  • Chụp định vị
  • Chụp các chuỗi xung sọ não thông thường: T1, T2, FLAIR và chuỗi xung khuếch tán trong trường hợp tai biến mạch máu não.
  • Chụp tưới máu não: tiêm bolus thuốc đối quang từ với liều 0.2ml/kg cân nặng với tốc độ 5ml/ giây sau đó đuổi thuốc bằng nước muối sinh lý 20ml với cùng tốc độ tiêm. Chụp ngay sau khi bắt đầu bơm thuốc với chuỗi xung T2*, trường khảo sát gồm toàn bộ nhu mô não, lặp đi lặp lại liên tục trong khoảng 40-45 giây.
  • Tính toán các thông số: Thời gian đến bolus, Thời gian đạt đỉnh, Thời gian đi qua trung bình biểu kiến, Thể tích máu não tương đối, Đỉnh cao nhất, Chỉ số lưu thông máu não.
  • Bác sỹ phân tích hình ảnh, các thông số tưới máu và chẩn đoán.

Chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá chính xác các bệnh về não

4. Nhận định kết quả 

  • Đánh giá được tổn thương nhu mô não (nếu có).
  • Đánh giá được mức độ tưới máu não.

5. Theo dõi

  • Trong khi chụp: theo dõi mạch, huyết áp, dấu hiệu thần kinh khu trú.
  • Sau khi chụp: cho người bệnh chờ khoảng 15 phút để theo dõi.

6. Tai biến và xử trí

  • Sợ hãi, kích động: động viên người bệnh, có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
  • Tai biến liên quan đối quang từ: quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến đối quang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Theo quyết định 25/QĐ – BYT ngày 03/01/2013, quy trình 87: “Chụp CHT tưới máu não”

Từ viết tắt:

  • CHT: Cộng hưởng từ

Ghi chú: Đây là văn bản phát hành lần đầu Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
25

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia