Xử trí ban đầu xuất huyết tiêu hóa dưới cấp tính
Trong nghiên cứu tổng quan tài liệu này, chúng tôi thực hiện đánh giá các bằng chứng liên quan đến việc xử trí ban đầu XHTHD cấp tính, bao gồm phương pháp tính điểm để dự đoán xuất huyết nặng, tầm quan trọng của chụp cắt lớp vi tính tăng cường chất cản quang trước khi nội soi đại tràng, lợi ích khi nội soi đại tràng sớm và quản lý việc sử dụng các loại thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp.
Ngày xuất bản: Ngày 07 tháng 01 năm 2019 (Online)
Nhóm tác giả và đơn vị công tác:
Tomonori Aoki: Khoa Tiêu hóa, Trường Y, Đại học Tokyo, Tokyo 113-8655, Nhật Bản; Yoshihiro Hirata, Atsuo Yamada, và Kazuhiko Koike
Tóm tắt
Xuất huyết tiêu hóa dưới (XHTHD) cấp tính là một tình trạng được chỉ định nhập viện phổ biến. Bệnh nhân bị XHTHD thường xuất huyết dai dẳng hoặc tái phát, yêu cầu phải truyền máu và thực hiện các biện pháp can thiệp như điều trị nội soi đại tràng, xạ trị và phẫu thuật. Cần đưa ra quyết định phù hợp về hướng xử trí ban đầu XHTHD cấp tính, bao gồm nhập viện cấp cứu, thời điểm nội soi và cách sử dụng thuốc. Trong nghiên cứu tổng quan tài liệu này, chúng tôi tiến hành thu thập các bằng chứng về xử trí ban đầu XHTHD cấp tính. Việc đánh giá nhiều yếu tố lâm sàng khác nhau, như bệnh lý đi kèm, cách sử dụng thuốc, triệu chứng, dấu hiệu sinh tồn và dữ liệu xét nghiệm là rất cần thiết để phân tầng mức độ nguy cơ XHTHD nặng, cũng như chẩn đoán phân biệt với xuất huyết tiêu hóa trên. Quyết định sớm thời điểm nội soi đại tràng làm nâng cao khả năng xác định nguồn xuất huyết và tỷ lệ nội soi can thiệp, so với nội soi đại tràng tự chọn. Chụp cắt lớp vi tính tăng cường chất cản quang trước khi nội soi đại tràng giúp xác định dấu hiệu xuất huyết gần đây trên nội soi đại tràng, đặc biệt ở những bệnh nhân có thể được kiểm tra ngay sau lần xuất huyết cuối cùng. Cần cẩn trọng xem xét việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (TCVKS) và thuốc chống huyết khối sau cầm máu, vì nguy cơ tái xuất huyết và các biến cố do huyết khối tắc mạch dễ xảy ra. Nói chung, khuyến nghị ngừng sử dụng aspirin làm phương pháp dự phòng chính cho các biến cố tim mạch và TCVKS sau XHTHD. Xử trí XHTHD cấp tính dựa vào các thông tin trên sẽ giúp cải thiện kết quả lâm sàng. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để phân biệt những bệnh nhân bị XHTHD cần nội soi đại tràng sớm và can thiệp cầm máu.
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa dưới, Mô hình tiên lượng, Nội soi đại tràng, Chụp cắt lớp vi tính, Điều trị bằng thuốc
Trọng điểm: Có nhiều khía·cạnh đáng quan tâm khi xử trí xuất huyết tiêu hóa dưới (XHTHD) cấp tính. May mắn thay trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều phát hiện mới về XHTHD cấp tính, bao gồm phương pháp tính điểm để dự đoán xuất huyết nặng, tầm quan trọng của chụp cắt lớp vi tính tăng cường chất cản quang trên lâm sàng trước khi nội soi đại tràng, lợi ích khi nội soi đại tràng sớm và quản lý việc sử dụng các loại thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đánh giá các bằng chứng liên quan đến việc xử trí ban đầu XHTHD cấp tính.
- PMCID: PMC6328962
- PMID: 30643359
- DOI: 10.3748/wjg.v25.i1.69
Tài liệu tham khảo
- Gunjan D, Sharma V, Rana SS, Bhasin DK. Small bowel bleeding: a comprehensive review. Gastroenterol Rep (Oxf) 2014;2:262–275. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Lanas A, García-Rodríguez LA, Polo-Tomás M, Ponce M, Alonso-Abreu I, Perez-Aisa MA, Perez-Gisbert J, Bujanda L, Castro M, Muñoz M, Rodrigo L, Calvet X, Del-Pino D, Garcia S. Time trends and impact of upper and lower gastrointestinal bleeding and perforation in clinical practice. Am J Gastroenterol. 2009;104:1633–1641. [PubMed] [Google Scholar]
- Lanas A, García-Rodríguez LA, Polo-Tomás M, Ponce M, Quintero E, Perez-Aisa MA, Gisbert JP, Bujanda L, Castro M, Muñoz M, Del-Pino MD, Garcia S, Calvet X. The changing face of hospitalisation due to gastrointestinal bleeding and perforation. Aliment Pharmacol Ther. 2011;33:585–591. [PubMed] [Google Scholar]
- Nagata N, Niikura R, Aoki T, Shimbo T, Itoh T, Goda Y, Suda R, Yano H, Akiyama J, Yanase M, Mizokami M, Uemura N. Increase in colonic diverticulosis and diverticular hemorrhage in an aging society: lessons from a 9-year colonoscopic study of 28,192 patients in Japan. Int J Colorectal Dis. 2014;29:379–385. [PubMed] [Google Scholar]
- Laine L, Yang H, Chang SC, Datto C. Trends for incidence of hospitalization and death due to GI complications in the United States from 2001 to 2009. Am J Gastroenterol. 2012;107:1190–1195; quiz 1196. [PubMed] [Google Scholar]
- Hreinsson JP, Gumundsson S, Kalaitzakis E, Björnsson ES. Lower gastrointestinal bleeding: incidence, etiology, and outcomes in a population-based setting. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2013;25:37–43. [PubMed] [Google Scholar]
- Strate LL, Ayanian JZ, Kotler G, Syngal S. Risk factors for mortality in lower intestinal bleeding. Clin Gastroenterol Hepatol. 2008;6:1004–1010; quiz 955. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Niikura R, Yasunaga H, Yamaji Y, Horiguchi H, Fushimi K, Yamada A, Hirata Y, Koike K. Factors affecting in-hospital mortality in patients with lower gastrointestinal tract bleeding: a retrospective study using a national database in Japan. J Gastroenterol. 2015;50:533–540. [PubMed] [Google Scholar]
- Oakland K, Guy R, Uberoi R, Hogg R, Mortensen N, Murphy MF, Jairath V; UK Lower GI Bleeding Collaborative. Acute lower GI bleeding in the UK: patient characteristics, interventions and outcomes in the first nationwide audit. Gut. 2018;67:654–662. [PubMed] [Google Scholar]
- Anthony T, Penta P, Todd RD, Sarosi GA, Nwariaku F, Rege RV. Rebleeding and survival after acute lower gastrointestinal bleeding. Am J Surg. 2004;188:485–490. [PubMed] [Google Scholar]
Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.
Nguồn tham khảo: Theo ncbi.nlm.nih.gov