MỚI

Những triệu chứng của ung thư đại tràng mà bạn cần biết

Ngày xuất bản: 13/06/2023

Ung thư đại tràng (UTĐT) là bệnh ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện tình cờ khi tầm soát. Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng không đặc hiệu (sụt cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen đi tiêu, tiêu phân nhầy máu/ máu ẩn trong phân, táo bón xen lẫn tiêu chảy, đau bụng)… Việc nắm được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của ung thư đại tràng sớm giúp điều trị triệt căn tốt hơn và tiên lượng tốt hơn.

Những triệu chứng của ung thư đại tràng mà bạn cần biết

1. Các yếu tố nguy cơ ung thư đại trang

1.1. Các yếu tố nguy cơ từ bên ngoài 

1.1.1. Chế độ ăn nhiều mỡ 

Chế độ ăn nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ động vật bảo hòa, có liên quan đến UTĐT. Những nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy chế độ ăn nhiều mỡ ảnh hưởng  đến tình trạng sinh ung của niêm mạc đại tràng. Những quốc gia mở thì tần suất UTĐT cao hơn những quốc gia ít ăn mỡ.

1.1.2. Chế độ ăn nhiều thịt 

Thịt đỏ chứa nhiều sắt, một tiền chất oxy hóa. Sắt làm gia tăng các gốc tự do trong – đại tràng làm tổn thương niêm mạc đại tràng và kích thích các yếu tố sinh ung khác .

1.1.3. Trái cây và rau xanh 

Trái cây và rau xanh cung cấp các chất chống oxy hóa. Bằng chứng về sự liên quan giữa chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh và UTĐT vẫn không rõ ràng, khác nhau giữa các nghiên cứu.

1.1.4. Chế độ ăn nhiều chất xơ
Chế độ ăn nhiều chất xơ được xem là thành phần đầu tiên có vai trò bảo vệ khỏi các tác nhân sinh ung, chế độ ăn nhiều Chất Xơ giúp giảm nguy cơ UTĐT. Có nhiều cơ chế giải thích cho tác dụng của chất xơ, làm tăng lưu thông ruột do đó giảm thời gian tiếp xúc của đại tràng với các chất sinh ung- hoặc chất xơ làm pha loãng các tác nhân sinh ung.

1.1.5. Canxi và Vitamin D 

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng như dịch tễ cho thấy canxi giúp ngăn ngừa UTĐT.Canxi có thể gắn kết và làm kết tủa axit mật, chất gây tăng sinh niêm mạc đại tràng.

Vitamin D cũng đóng vai trò bảo vệ trong bệnh UTĐT.

1.1.6. Folate 

Folate là một loại Vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong tiết những biểu hiện gen của tế bào. Thiếu Folate có thể dẫn đến đoạn quá trình tăng hợp và sửa chữa ADN.

1.1.7. Hút thuốc lá 

Những người hút thuốc là kéo dài có nguy cơ UTĐT gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá. Thuốc lá có thể tạo ra những  bản sao lỗi của ADN,. Hút thuốc lá đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển polyp tuyến của đại tràng, đây là một loại tổn thương tiền ung. Độ tuổi trung bình của những người mắc UTĐT có hút thuốc là thấp hơn so với những người không hút thuốc.

1.1.8. Rượu 

Rượu làm rối loạn hấp thu folate, do đó làm tăng nguy cơ UTĐT một cách gián tiếp. Ngoài ra, rượu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp ADN và acetaldehyde, một sản phẩm chuyển hóa của rượu, cũng đóng vai trò trong UTĐT.

 1.1.9. Aspirin và NSAID 

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy có bằng chứng về việc sử dụng aspirin và NSAID có tác dụng bảo vệ khỏi UTĐT. Cơ chế của hiện tượng này đến nay vẫn chưa rõ.

1.1.10. Điều trị hormon thay thế 

Ở phụ nữ được điều trị hormon thay thế ghi nhận sự giảm về tần suất cũng như tỷ lệ tử vong do UTĐT. Có thể do hormon làm giảm tiết axit mật và estrogen có tác dụng lên biểu mô đại tràng..

 1.2. Các yếu tố nguy cơ nội tại 

1.2.1. Tuổi 

Tỷ lệ UTĐT bắt đầu tăng ở những người hơn 40 tuổi và tăng rõ rệt sau tuổi 50. Trên 90% các trường hợp xảy ra ở những người trên 50 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi 60-79 cao gấp 50 lần so với những người dưới 40.

1.2.2. Polyp

Polyp đại tràng là một sang thương nhỏ vào lòng ruột xuất phát từ lớp niêm mạc. THeo hình dạng đại thể, polyp thường được chia thành loại có cuống và không có cuống.

Theo mô học, polyp được chia thành loại polyp lành tính (polyp tăng sản, Toma, polyp viêm) polyp có tiềm năng ác tính. Polyp tuyến  có tiềm năng hóa ác, được xem là những tổn thương tiền ung thư. Thời gian và  thành ung thư khoảng từ 5 đến 10 năm,

1.2.3. Béo phì 

Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng  ở nam và phụ nữ tiền mãn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa BMI và tần suất UTĐT. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ của những u tuyến ở đại tràng.

1.2.4. Hoạt động thể chất 

Những người có hoạt động thể chất nhiều giúp giảm nguy cơ UTĐT

1.2.5. Cắt túi mật 

Chuyển hóa axit mật bất thường có thể dẫn đến UTĐT và sỏi mật.

 1.2.6. Bệnh ruột do viêm (IBD) 

Bệnh viêm ruột như bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn là những yếu tố nguy cơ cao của UTĐT, mức độ nguy cơ liên quan đến tuổi khởi phát,  độ lan rộng và diễn tiến của bệnh.

1.2.7. Tiền sử gia đình 

Những người có một hay nhiều người thân ở thế hệ thứ nhất bị UTĐT sẽ có nguy na bị UTĐT cao hơn hai đến bốn lần so với những người không có tiền căn này.

1.2.8. Những yếu tố nguy cơ khác

Tia xạ

Bệnh to đầu chi

2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 

2.1  Triệu chứng lâm sàng 

Bệnh nhân thường không có biểu hiện lâm sàng khi ở giai đoạn sớm.

Ở giai đoạn tiến triển, có thể xuất hiện những triệu chứng không đặc hiệu như cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, thay đổi thói quen đi cầu, đi tiểu nhầy máu có máu ẩn trong phân, táo bón xen lẫn tiêu chảy, đau bụng. Trường hợp có biểu di của khối u, bệnh nhân có thể có các triệu chứng của tắc ruột, chảy máu, thủng khi hoặc rò.

Đau bụng

Triệu chứng thường gặp nhất của UTĐT là đau bụng. Cơn đau có thể khác nhau ở mỗi người về kiểu đau, vị trí và cường độ. Ở giai đoạn sớm của UTĐT chưa có tắc ruột, cơn đau thường mơ hồ, âm ỉ, khó xác định vị trí. Cơn đau thường ở vùng hạ vị, quanh rốn, đau dọc khung đại tràng.

Thay đổi thói quen đi cầu

Đây là triệu chứng thường gặp thứ hai của UTĐT, Ở ung thư giai đoạn sớm, sự thay đổi hầu như rất ít, có thể chỉ thay đổi số lần đi cầu. Ngoài ra, biểu hiện cũng có thể là thay đổi kích thước, hình dạng bất thường và tính chất phân.

Đi cầu ra máu.

Có khoảng 25% UTĐT có triệu chứng đi cầu ra máu. Mức độ chảy máu và màu sắc máu khác nhau tùy thuộc  trên từng bệnh nhân.

Bệnh sử và thăm khám lâm sàng

Hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng là một bước quan trọng đoán UTĐT ở những bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa, Không những triệu chứng không đặc hiệu như thay đổi thói quen đi cầu, mệt mỏi, sụt cân

Thăm khám lâm sàng có thể sờ được khối u hay phát hiện các biến chứng của khối – Có thể sờ thấy gan to (di căn gan?), bụng trường và nhu động ruột tăng (trong tắc/bán Lắp một). Những dấu hiệu phản ứng phúc mạc ở vị trí khối u gợi ý biến chứng thủng. Thăm hậu môn giúp phát hiện các sang thương ở trực tràng, đánh giá tính chất phân, sự hiện diện của máu

1.2 Cận lâm sàng 

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng và sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán UTĐT. Nội soi đại trùng được chỉ định trong trường hợp có những triệu chứng lâm sàng nghi ngờ, cần xác mình những bất thường mà hình ảnh học ghi nhận, đánh giá những triệu chứng không lý giải được như thiếu máu, tầm soát và theo dõi những người có nguy cơ UTĐT. Nội soi đại tràng còn là phương tiện điều trị đối với các polyp và ung thư giai đoạn sớm.

X quang đại tràng

Ưu điểm của X quang đại tràng là có thể định vị chính xác vị trí u trên khung đại tràng.

Hạn chế của phương pháp là có thể bỏ sót hoặc nhầm lẫn đối với các u nhỏ, nhất là trong trường hợp đại tràng không sạch. Với các thương tổn nhỏ hơn 1cm, độ nhạy của Ong pháp này chỉ là 50%; trong khi với các thương tôn lớn hơn 1cm, độ nhạy có thể đạt 90%.

– Hình ảnh UTĐT có thể là hình khuyết thuốc hay lõi táo tùy theo hình dạng u.

Chụp cắt lớp vi tính

Hiện nay, chụp cắt lớp vi tính (CLVT) là à phương tiện chẩn đoán thường quy đối với UTĐT, Chụp CLVT ngoài mục đích chân đoán bệnh còn giúp đánh giá giai đoạn bệnh.

Chun CLVT là phương tiện tốt để phát hiện di căn gan của UTĐT

Chụp hình cắt lớp phát xạ positron

Không được xem là phương tiện chẩn đoán thường quy trong UTĐT cho kết quả khác biệt không đáng kể so với cắt lớp vi tính. Chụp hình positron ( PET) được xem là PP chẩn đoán ung thư di căn, đặc biệt là di căn ngoài gan;

Kháng nguyên ung thư phổi

Kháng nguyên ung thư phổi (CEA) không có giá trị trong chẩn đoán UTĐT . Hiện nay, CEA được dùng để tiên lượng và theo dõi sau điều trị.

Máu ẩn trong phân

Những xét nghiệm sử dụng công nghệ miễn dịch tìm máu ở cấp giúp giảm tỷ lệ dương tính giả.

Xem thêm:

Tầm soát ung thư: Không phải chỉ có xét nghiệm máu

facebook
27

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia