Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị; dự phòng
Viêm tuyến nước bọt hay còn gọi là nhiễm trùng tuyến nước bọt là một bệnh lý khá phổ biến, do tình trạng tắc nghẽn tuyến nước bọt ( do u cứng hoặc do sỏi) có thể có virus hay vi khuẩn tấn công tuyến nước bọt.
1. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tuyến nước bọt dưới hàm.
Nội dung bài viết
– Có 3 tuyến nước bọt: tuyến dưới lưỡi, tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Trong trường hợp bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm là một bệnh lý phổ biến, tuy không gây nhiều biến chứng về sau nhưng đau nhức hàm do viêm tuyến nước bọt làm cản trở trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên bệnh có thể tự khỏi tại nhà chỉ trong thời gian ngắn nếu người bệnh tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1.1. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt dưới hàm.
– Do sự tấn công của vi rút hoặc vi khuẩn: HIV, quai bị, viêm họng, cúm, mụn rộp, Coxsackievirus.
– Khô miệng.
– Vệ sinh răng miệng và lưỡi không kĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho đám vi khuẩn phát triển.
– Tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do có sỏi, hoặc có khối u, chất đờm nhầy.
– Hệ luỵ của các vấn đề sức khoẻ khác chưa được giải quyết. Bị suy dinh dưỡng.
1.2. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt dưới hàm.
– Tuỳ vào mức độ viêm nặng hay nhẹ, nhưng đa số ai mắc phải cơn viêm này đều phải trải qua các triệu chứng sau:
- Đau nhức vùng hàm dưới, đau phần mặt.
- Khu vực quanh hàm bị nhiễm trùng, sưng tấy dưới hàm rõ rệt.
- Mủ hình thành.
- Hơi thở có mùi khó chịu ngay cả khi đánh răng và vệ sinh lưỡi kĩ càng, miệng có vị lạ.
- Cử động hàm khó khăn, khó nhai nuốt.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Đau họng, mệt mỏi. Nếu viêm tuyến nước bọt do cục u thì quanh vùng hàm sẽ có những u cục cứng.
– Nhưng hãy đến bệnh viện ngay khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn:
- Gặp khó khăn trong ăn uống.
- Đau mãnh liệt hơn.
- Sau 14 ngày triệu chứng vẫn không được cải thiện.
- Các biện pháp tại nhà không thể cải thiện được bệnh.
– Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc viêm tuyến nước bọt:
- Người lớn tuổi.
- Người có hệ miễn dịch kém.
- Người ít vệ sinh răng miệng.
- Người có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ, ăn ít rau,…
- Người hay hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng nhiều caffein.
1.3. Điều trị viêm tuyến nước bọt dưới hàm.
– Chẩn đoán: Siêu âm, chụp CT, MRI, sinh thiết, nội soi, cấy mủ. Sự sưng to của vùng viêm tuyến nước bọt có thể gây ra các cơn đau liên quan đến ăn hoặc nuốt thực phẩm gây tăng tiết nước bọt. Để chẩn đoán và phân biệt với các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm như:
- Sinh thiết: nhân viên y tế sẽ lấy mẫu mô tuyến nước bọt và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chính xác nguyên nhân của sự sưng.
- Nội soi: nhân viên y tế sẽ sử dụng ống nội soi có gắn camera rất nhỏ để quan sát các ống tuyến nước bọt và xác định nguyên nhân của sự sưng.
- X-quang: Nếu nhân viên y tế không thể chẩn đoán trong quá trình khám sức khỏe, chụp X-quang có thể được thực hiện sau khi sử dụng tương phản có thể nhìn thấy trên tia X đã được tiêm vào các tuyến nước bọt và ống dẫn để xác định nguyên nhân của sự sưng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Những xét nghiệm này chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có nhiễm trùng để xác định viêm và nguyên nhân gây ra sự sưng to.
- Cấy mủ từ ống tuyến nước bọt: nặn mủ từ tuyến nước bọt bị viêm sau đó đem vào phòng thí nghiệm quan sát xem nguyên do của sự sưng viêm.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để phát hiện tình trạng tăng amylase trong máu và nước tiểu, bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm nếu viêm do vi rút, hoặc bạch cầu đa nhân trung tính tăng đối với nguyên nhân vi khuẩn.
– Điều trị tại nhà:
- Uống đủ nước tuỳ theo thể trạng cơ thể, bổ sung thêm một ít nước cốt chanh để kích thích tuyến nước bọt và làm sạch tuyến nước bọt.
- Mát xa nhẹ nhàng vùng đang bị sưng tấy.
- Chườm ấm lên khu vực đang bị ảnh hưởng của viêm tuyến nước bọt.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Ăn kẹo cứng (tránh về đêm): kích thích tuyến nước bọt.
- Ăn chậm nhai kỹ.
– Điều trị ở bệnh viện, có chỉ dẫn của bác sĩ:
- Nếu trong trường hợp viêm tuyến nước bọt dưới hàm do vi rút hoặc vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng vi khuẩn, vi rút. Trong lúc sử dụng thuốc cần uống đủ liều, đúng thời gian và không được ngưng thuốc giữa chừng dù thấy tình trạng tiến triển tốt.
- Nếu trong trường hợp bị tụ mủ, áp xe, cần được rạch để đưa dịch mủ ra ngoài, nếu bị sỏi tuyến nước bọt với kích thước nhỏ có thể mát xa đẩy sỏi ra ngoài, nếu sỏi có kích thước lớn cần phẫu thuật để đưa sỏi ra ngoài.
- Trong trường hợp tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do u cục, u cứng cần được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi.

2. Phòng ngừa, những điều cần biết của bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm:
2.1. Phòng ngừa viêm tuyến nước bọt dưới hàm
– Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá, uống cà phê.
– Vệ sinh răng miệng kỹ càng, kết hợp vệ sinh tai mũi thường xuyên.
– Uống đủ nước theo thể trạng: để giúp khoang miệng và họng luôn ẩm.
– Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng từ đó chống chọi với những loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
– Giảm stress bằng cách tham gia các lớp tập thiền, yoga để tăng cường sức khoẻ tinh thần.
– Cải thiện chế độ ăn uống: cung cấp nhiều thực phẩm sạch, giàu chất xơ, protein, chất béo tốt như omega 3 có trong cá hồi,…ít dầu mỡ, thịt đỏ, hạn chế dùng đồ ăn chứa đường hoá học.
2.2. Những điều cần biết về viêm tuyến nước bọt dưới hàm
– Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý không lây nhiễm.
– Nếu viêm tuyến nước bọt nhẹ có thể tự khỏi nếu điều trị tại nhà đúng cách.
– Viêm tuyến nước bọt không để lại nhiều biến chứng, nó chỉ cản trở sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguồn tham khảo:
– Freepik (Inflammation of the salivary glands)
– Healthline ( Salivary Gland Infections)