MỚI

Triệu chứng và chẩn đoán gãy xương chậu

Ngày xuất bản: 03/04/2023

Gãy xương chậu chỉ xảy ra trong khoảng 1-2% các chấn thương gãy xương, nhưng có thể gây ra chảy máu nhiều do xương chậu có tính chất xốp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những triệu chứng phổ biến của gãy xương chậu và cách sử dụng hình ảnh để chẩn đoán chính xác

Tên Tác Giả: PGS. TS. Đào Xuân Thành, BSCKII. Vũ Trường Thịnh

Ngày phát hành: 30/3/2022

1. Chẩn đoán gãy xương chậu 

1.1. Triệu chứng lâm sàng 

1.1.1 Triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân gãy khung chậu, đặc biệt gãy khung chậu mất vững, thường do một lực chấn thương mạnh gây ra, phần lớn các trường hợp đểu vào viện cấp cứu trong bệnh cảnh đa chấn thương có thể có sốc. Nguyên nhân gây sốc là do mất máu và đau đớn.
Vì vậy việc khám xét ngay từ lúc ban đẩu phải đánh giá đẩy đủ tình trạng toàn thân, các dấu hiệu sinh tồn để kịp thời có các biện pháp hồi sức cấp cứu kịp thời.
  • Tinh trạng sốc: da niêm mạc, mạch, huyết áp, nhịp thở, áp lực tĩnh mạch trung tâm, lượng nước tiểu, tình trạng mất máu…
  • Khám xét để phát hiện các thương tổn các cơ quan quan trọng khác
  • Chấn thương sọ não: đánh giá tình trạng ý thức (điểm Glasgow), tổn thương thẩn kinh khu trú.
  • Chấn thương ngực.
  • Chấn thương bụng.
  • Thương tổn phối hợp các cơ quan vùng tiểu khung: Tổn thương tiết niệu, sinh dục; tổn thương hậu môn, trực tràng; tổn thương các rễ, đám rối, dây thẩn kinh.

1.1.2. Khám xương chậu 

a. Hỏi bệnh

Tuổi: Tuổi là một yếu tố tiên lượng của bệnh nhân đa chấn thương, cùng một thương tổn, tuổi càng cao tiên lượng càng nặng. Tuổi giúp đánh giá mức độ loãng xương.

Giới: liên quan đến các tổn thương phối hợp, nam giới: Hay gặp tổn thương niệu đạo, nữ giới dễ có tổn thương âm đạo do gãy khung chậu hở.

Bệnh sử: Khi hỏi bệnh phải lưu ý đến

  • Thời gian bị chấn thương.
  • Nguyên nhân tai nạn, cơ chế chấn thương: để xác định cường độ lực chấn thương và hướng vector lực, giúp tiên lượng mức độ tổn thương, độ mất vững của khung chậu và dự đoán các thương tổn kết hợp.
  • Tinh hình xử trí của tuyến trước.

b. Thăm khám lâm sàng

Với gãy khung chậu, thăm khám lâm sàng có ý nghĩa quan trọng tương đương với thăm khám hình ảnh X-quang và khi kết hợp tốt hai phương pháp này sẽ giúp thầy thuốc tránh bỏ sót cũng như tránh đọc nhầm các thương tổn..

Nhìn: cần bộc lộ toàn bộ cơ thể, quan sát cẩn thận, tránh bỏ sót các tổn thương.

Dấu hiệu tụ máu dưới da từ vùng gãy lan tỏa ra xung quanh. Khối máu tụ có thể lan tới sau lưng, ngực hoặc xuống hai đùi, cẳng chân. Có trường hợp máu tụ dưới da rộng, dày làm bong rồi hoại tử da, gặp trong “Tổn thương Moral Lavale”. Trong trường hợp ngã ngồi, gãy ngành chậu mu và ngồi mu thì thấy khối máu tụ hình cánh bướm ở tẩng sinh môn, mặt trong 2 đùi.

Dấu hiệu Destot và tổn thương Morell Lavalle trong chấn thương khung chậu

Hình 1.4. Dấu hiệu Destot và tổn thương Morell Lavalle trong chấn thương khung chậu (Campbell’s operative Orthopaedics, 1 IE, 2007)

  • Chú ý các vết thương, đặc biệt các vết thương gãy hở khung chậu, các vùng tụ máu bầm tím kiểu cánh bướm ở tẩng sinh môn, dấu hiệu Destot (tụ máu vùng phía trên nếp bẹn và bìu).
  • Chảy máu cơ quan sinh dục: Chảy máu miệng sáo ở nam và âm đạo ở nữ.
  • Các biến dạng khung chậu và chi dưới: Chi dưới bị ngắn và bàn chân xoay trong, xoay ngoài mà không có tổn thương ở chi.

Khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng:

  • Ép – bửa khung chậu có điểm đau chói ở vị trí gãy xương. Những trường hợp gãy khung
  • chậu mất vững có thể thấy rõ bên cánh chậu tổn thương có cử động bất thường.
  • Sờ thấy đường gãy xương, khe khớp mu giãn rộng…
  • Dấu hiệu Roux: Đo khoảng cách từ đỉnh mấu chuyển lớn tới củ mu ngắn hơn so với bên lành, do nửa khung chậu bên bị thương xoay trong. Đo xác định khoảng cách từ gai chậu trước trên đến rốn thay đổi so với bên lành là biểu hiện của biến dạng khung chậu.
  • Chú ý khám các tổn thương chi dưới: Gãy cổ, thân xương đùi. Có thể làm vận động thụ động chi dưới phát hiện thêm độ vững của khung chậu nếu tình trạng bệnh nhân cho phép.
  • Thăm hậu môn trực tràng, thăm âm đạo: Đây là thủ thuật bắt buộc trong thao tác khám khung chậu bị gãy, để phát hiện các tổn thương gãy khung chậu hở, hoặc qua đó có thể sờ thấy đường gãy. Dấu hiệu Earle: thăm trực tràng phát hiện ổ gãy xương chậu là khe gãy (di lệch giãn cách) hoặc sờ thấy đẩu xương gãy gồ cao.
  • Khám tổn thương thẩn kinh: Các triệu chứng liệt, rối loạn cảm giác vùng khung chậu và chi dưới.

1.2. Biến chứng của gãy xương chậu

1.2.2. Biến chứng toàn thân 

  • Biến chứng sớm: sốc là biến chứng dễ gặp do đau đớn, mất máu nhiều và trong nhiều trường hợp còn do thương tổn cơ quan nội tạng kết hợp.
  • Biến chứng tắc mạch máu do mỡ.
  • Xương gãy gây tổn thương các tạng trong tiểu khung như bàng quang, niệu đạo, tử cung, buồng trứng, trực tràng…
  • Biến chứng muộn: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét điểm tỳ…Do bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày….

1.2.3. Biến chứng tại chỗ

  • Biến chứng sớm: gãy thành ổ cối gây trật khớp háng, gãy đáy ổ cối gây trật khớp háng trung tâm.
  • Liền lệch khung chậu gây ảnh hưởng đến chức năng đi lại của bệnh nhân: các trường hợp gẫy ổ cối di lệch, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng.
  • Khung chậu méo mó gây đẻ khó

1.3. Chẩn đoán hình ảnh gãy xương chậu 

1.3.1 Hình ảnh X-Quang xương chậu

Để đánh giá các tổn thương gãy xương chậu và khung chậu cẩn phải chụp X-quang khung chậu ở ba tư thế: tư thế thẳng (trước-sau), tư thế chụp eo chậu (inlet) và tư thế tiếp tuyến (outlet).
a. Tư thế chụp khung chậu thảng trước-sau
Bệnh nhân nằm ngửa, tia chụp vuông góc với thân mình tại vùng giữa khung chậu, tư thế này khảo sát được toàn cảnh khung chậu
  • Vòng chậu trước: Khảo sát các ngành xương mu, các di lệch khớp mu.
  • Vòng chậu sau: Các gãy khớp cùng chậu, xương cùng (gãy rời các gai xương cùng, gãy ụ nhô), xương cánh chậu, mỏm ngang đốt sống L5.
  • Phát hiện di lệch lên trên của 1/2 khung chậu, gián tiếp qua so sánh hai mấu chuyển lớn.

X-Quang tư thế thẳng của bệnh nhân gãy xương chậu 

Hình 1.5. X-Quang tư thế thẳng của bệnh nhân gãy xương chậu 

b, Tư thế chụp Inlet

  • Bệnh nhân nằm ngửa, tia chụp đi chếch từ phía trên đẩu bệnh nhân xuống giữa khung chậu, tạo một góc 60 độ với trục thân người (tia chụp đi vuông góc với eo chậu).
  • Tư thế này khảo sát rõ nhất hình ảnh eo chậu, bờ trên khung chậu, đường chậu lược, các ngành xương mu, khớp cùng chậu, cánh và thân xương cùng, đánh giá tình trạng di lệch ra sau của khớp cùng chậu, xương cùng, xương cánh chậu… biến dạng xoay trong của 1/2 khung chậu, các gãy lún cánh xương cùng, gãy rời xương ngổi…



Hình 1.6
. Tư thế chụp inlet (Rockwood & Green’s Fractures in Adults, 8E, 2014) 

c.Tư thế chụp outlet

Bệnh nhân nằm ngửa, tia đi chếch từ dưới lên khớp mu, tạo góc 45 độ với trục thân người, tia chụp sẽ đi tiếp tuyến với mặt phẳng trên của khung chậu.

thế này khảo sát các di lệch lên trên, xuống dưới của vòng chậu sau và cả vòng chậu trước. Các di lệch xoay rõ nhất là di lệch kiểu “quai xách”, khảo sát các lỗ liên hợp của xương cùng và các đường gãy qua vùng này.

Tư thế chụp outlet xương chậu

Hình 1.7. Tư thế chụp outlet (Rockwood & Green’s Fractures in Adults, 8E, 2014)

Hình ảnh CT-scan, nhất là phim chụp CT-3D (tái tạo hình ảnh khung chậu trong không gian 3 chiểu), cho phép đánh giá rất đẩy đủ hình ảnh tổn thương, nhất là tổn thương khớp cùng chậu, tổn thương ổ cối, tạo thuận lợi cho phẫu thuật kết hợp xương bên trong: lựa chọn đường mổ, chiến thuật xử trí và tiên lượng khó khăn khi mổ.

Phim chụp CT-scan và CT-3D khung chậu

Hình 1.8. Phim chụp CT-scan và CT-3D khung chậu (Rockwood & Green’s Fractures in Adults, 8E, 2014)

1.3.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gãy xương chậu

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh xương chậu khác bao gồm:
  • Chụp cản quang niệu đạo, bàng quang ngược dòng.
  • Chụp động mạch chậu phát hiện vị trí chảy máu.
  • X-quang, CT-scan, siêu âm… phát hiện thương tổn các cơ quan khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đại cương về gãy xương chậu

Tài liệu tham khảo 

  1. Frank H.Netter (2013), Atlas giải phẫu người, 5th Edition, Nhà xuất bản ỵ học, Hà Nội.
  2. Mavil Tile et al (2015), Fractures of the Pelvit and Acetabulum, 4th Edition, AO Publishing, Davos.
  3. Thomas P. Rüedi, Richard E. Buckley (2007), AO Principles of Fracture Management, Thieme, Stuttgart.
  4. Susan Standring (2008), Gray’s Anatomy, 40th Edition, Churchill Livingstone, ELSEVIER, London.
  5. Charles Court-Brown MD et al (2014), Rockwood and Green’s Fractures in Adults, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia.
  6. S. Terry Canale MD, James H. Beaty MD (2007), Campbell’s Operative Orthopaedics, 11th Édition, Mosby, ELSEVIER, Philadelphia.
  7. Thomas p. Ruedi. (2000). Pelvic ring injuries: assesstment and concepts of surgical management. AO principles of Fractures Management. Thiem, New York, p 395 – 415.
  8. Nguyễn Ngọc Toàn (2005), Đánh giá kết quả điểu trị gãỵ khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân y, tr 12 – 24.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trong bài viết trích từ cuốn “Chẩn đoán và điều trị gãy xương, trật khớp chi dưới” thuộc quyền sở hữu của GS.TS. Trần Trung Dũng. Việc sao chép, sử dụng phải được GS.TS. Trần Trung Dũng chấp thuận bằng văn bản.
facebook
570

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY