MỚI

Ngày xuất bản: 01/01/2023

Megan BrooksNgày 06 tháng 12 năm 2021 Lưu ý của người biên tập: tìm hiểu thêm các tin tức và hướng dẫn mới nhất về COVID-19 tại Coronavirus Resource Center (Trung tâm thông tin về Corona vi-rút). Theo kết luận của một nghiên cứu mới thì thanh niên và người lớn dưới 21 tuổi bị mắc viêm cơ tim sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA thường có các dấu hiệu bất thường trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ tim (cMRI) nhưng hầu hết các trường này này đều có diễn biến lâm sàng nhẹ với việc điều trị nhanh chóng các triệu chứng. 

Tin tức

Ngày xuất bản: 01/01/2023

Steve StilesNgày 07 tháng 1 năm 2022Nguy cơ bị viêm cơ tim sau khi tiêm vắc-xin chống SARS-CoV-2 (bản chất mRNA) để tạo miễn dịch chủ động đã dấy lên nhiều lo ngại khi nguy cơ này được công bố vào đầu năm 2021. Nhưng vì các báo cáo cho thấy những trường hợp này hiếm khi xảy ra và thường ở mức độ nhẹ và tự giới hạn nên trọng tâm nghiên cứu đã chuyển sang tìm hiểu cơ chế và nguyên nhân của hiện tượng này.Cơ chế giữa BNT162b2 (Pfizer-BioNTech) và đặc biệt là các vắc-xin mRNA-1273 (Moderna) đối với sự khởi phát bệnh viêm cơ tim hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng nhưng một tác nhân tiềm năng có thể có liên quan chặt chẽ đã được xác định từ sớm là: bệnh viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở nam giới trẻ tuổi từ 16 đến khoảng 40 hoặc 50 tuổi. Nguy cơ mắc cao hơn không thấy ở nữ giới nói chung và nam giới cao tuổi.Từ sự quan sát này đã dẫn đến suy luận rằng nồng độ testosteron cao hơn ở nam thanh niên và nam giới trẻ tuổi bằng một cách nào đó có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn của vắc-xin, trong khi nồng độ estrogen cao hơn ở trẻ nữ và nữ giới ở nhóm tuổi tương tự có thể bảo vệ tim.

Tin tức

Ngày xuất bản: 01/01/2023

Sue HughesNgày 20 tháng 4 năm 2022Tổng quan: Bài viết đề cập đến kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim ở nam giới trẻ tuổi sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của hãng Moderna.  Các nghiên cứu được đề cập trong bài viết đã được thực hiện trên quy mô dân số đa dạng và có kết quả đồng nhất. Qua đó, các số liệu nghiên cứu có thể giúp các chuyên gia y tế giao tiếp với người dân về việc tiêm chủng hiệu quả hơn và phần nào đó phòng ngừa được biến chứng viêm cơ tim cho những người có nguy cơ.

Tin tức

Tác giả: | Ngày xuất bản: 22/12/2022

Bài viết bởi: ThS. Nguyễn Văn Phòng và Nguyễn Thị Tuyết Anh - Khối Liệu pháp tế bào, Trung tâm Công nghệ cao VinmecMột vài nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng đã cho thấy tiềm năng của Exosomes trong điều trị COVID-19 bao gồm chống lại cơn bão cytokine và chống viêm. Hiện nay chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị kháng virus cụ thể đối với bệnh COVID-19, do đó, hiểu biết chính xác vai trò của Exosomes trong nhiễm virus COVID-19 giúp chúng ta hiểu biết hơn về động học của virus này, thúc đẩy việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Những phát hiện này gợi ý những hướng nghiên cứu sau đây về động học và ức chế virus COVID-19.

Tin tức

Tác giả: | Ngày xuất bản: 21/12/2022

Tác giả: TS. Đàm Thị Minh Phương – Khối Liệu pháp tế bào, Trung tâm Công nghệ cao VinmecTrong các trường hợp bị nhiễm coronavirus (SARS-CoV) thì việc nhiễm cấp tính nghiêm trọng sẽ gây ra phản ứng viêm siêu cấp mà cuối cùng có thể dẫn đến suy hô hấp và suy đa cơ quan. Các dấu hiệu miễn dịch học bao gồm giảm lympho và một loạt các phân tử hoạt động gây ra "cơn bão cytokine", mà phần lớn bị chi phối bởi interleukin (IL) -6 và yếu tố hoại tử khối u (TNF) –α.

Tin tức

Tác giả: | Ngày xuất bản: 19/12/2022

Tác giả: Chuyên viên y tế Nguyễn Tiến Lung - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen VinmecDo chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho COVID-19, các phác đồ hiện tại tập trung vào điều trị triệu chứng và tăng cường khả năng miễn dịch của vật chủ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo tổn thương. Về khía cạnh này, tế bào gốc trung mô - với khả năng điều hòa miễn dịch mạnh mẽ - được coi là phương pháp điều trị tiềm năng.

Tin tức

Tác giả: | Ngày xuất bản: 19/12/2022

Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Phòng - Khối Liệu pháp tế bào, Trung tâm Công nghệ cao VinmecDịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và sức khỏe của con người. Bên cạnh các lựa chọn điều trị tiềm năng cho bệnh nhân Covid-19 ARDS khác thì liệu pháp tế bào gốc trung mô từ tủy xương đã được chứng minh là một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 ARDS.

Tin tức

Tác giả: | Ngày xuất bản: 19/12/2022

Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Phòng và Nguyễn Thị Tuyết Anh - Khối Liệu pháp tế bào, Trung tâm Công nghệ cao VinmecMột vài nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng đã cho thấy tiềm năng của Exosomes trong điều trị COVID-19 bao gồm chống lại cơn bão cytokine và chống viêm. Hiện nay chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị kháng virus cụ thể đối với bệnh COVID-19, do đó, hiểu biết chính xác vai trò của Exosomes trong nhiễm virus COVID-19 giúp chúng ta hiểu biết hơn về động học của virus này, thúc đẩy việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Những phát hiện này gợi ý những hướng nghiên cứu sau đây về động học và ức chế virus COVID-19.

Tin tức

Ngày xuất bản: 18/12/2022

Tác giả: BS Nguyễn Trung Nguyên (Khoa Tai Mũi Họng – BV ĐH Y Dược TP.HCM), BS Huỳnh Khắc Cường (Chủ tịch Liên Chi hội Tai-Mũi-Họng TP.HCM) Đặt vấn đề Tình hình dịch bệnh Covid-19: kể từ đầu dịch đến tối ngày 29/08/2021 tại Việt Nam đã có hơn 435.000 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.426 ca nhiễm). Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước gần 431.000 ca, trong đó 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (209.921), Bình Dương (104.208), Đồng Nai (22.641), Long An (20.933), Tiền Giang (9.217). Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.309 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.749 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong chung của thế giới (2,1%) (1).
Trang
của 2
'