MỚI

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Đặng Xuân ThắngTrường Y - Dược, Đại học Duy TânCRISPR được viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats (Cụm gene di truyền sao chép di lại). CRISPR được phát hiện lần đầu tiên ở trong vi khuẩn và vi khuẩn cổ năm 1987. Năm 2012, các nhóm nghiên cứu tại Đại học California (Hoa Kỳ) và Đại học Umea (Thụy Điển) đã đề xuất dùng CRISPR  như một công cụ chỉnh sửa gene "có thể lập trình". Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR là công nghệ khoa học quan trọng nhất, khởi đầu kỷ nguyên công nghệ sinh học mới, giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, CRISPR vẫn chưa phải là một công nghệ hoàn hảo. Công cụ chỉnh sửa gene mới có tên “Prime editing” mới được giới thiệu gần đây hứa hẹn sẽ khắc phục những nhược điểm của CRISPR truyền thống.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

PGS.TS Nguyễn Văn KìnhCố vấn cao cấp Trung tâm Gen trị liệu, Bệnh viện Bạch MaiBài báo điểm lại những tiềm năng và ứng dụng không thể phủ nhận của tế bào gốc trong y học. Cùng với sự phát triển của khoa học, con người ngày càng khám phá ra những tác dụng tuyệt vời của tế bào gốc để ứng dụng trong các liệu pháp điều trị bệnh, mang lại sự sống và cải thiện chất lượng sống cho con người. Tuy nhiên, một vấn đề đang nổi lên hiện nay là vai trò của nhà quản lý. Sự lơ là trong quản lý sẽ gây ra những thảm họa khôn lường, nhưng nếu quá chặt chẽ, khắt khe lại bóp chết một ngành khoa học đầy tiềm năng mà chưa được khai phá.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Ngày nay, tế bào gốc (TBG) đã trở thành một chủ đề phổ biến không chỉ trong hoạt động khoa học mà còn cả trong các lĩnh vực đời sống. Sở dĩ TBG ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội bởi chúng có khả năng ứng dụng rộng rãi từ lĩnh vực y sinh học như phục vụ điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như: tiểu đường, liệt do chấn thương tuỷ sống, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen…cho đến các ứng dụng trong phục hồi chức năng và làm đẹp.

Tin tức

Ngày xuất bản: 12/08/2022

Khung xương tế bào đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng sinh tế bào, giúp duy trì hình dạng tế bào và tổ chức bên trong tế bào. Tế bào rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện vi trọng lực mô phỏng (simulated microgravity, viết tắt SMG). SMG có thể gây ra những thay đổi trong sự phân bố khung xương và tăng sinh tế bào.

Tin tức

Ngày xuất bản: 11/08/2022

Khi được nuôi cấy tại môi trường ngoài cơ thể,phôi thường có nguy cơ bất thường trong quá trình phát triển. Có khoảng 60% phôi bất thường ở ngày 3 và khoảng 36% phôi bất thường ở ngày 5.Với sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán và sàng lọc di truyền chúng ta có thể phát hiện phôi bất thường về mặt di truyền trước khi chuyển chúng vào tử cung phụ nữ.

Tin tức

Ngày xuất bản: 11/08/2022

Khi được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo bên ngoài cơ thể, màng zona pellucida (ZP) bao bọc bên ngoài phôi có hiện tượng bị dày lên bất thường, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình thoát màng và làm cổ trong tử cung của phôi, từ đó dẫn tới ảnh hưởng tới tỉ lệ mang thai cho các ca IVF. Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng được nghiên cứu và phát triển nhằm giúp quá trình thoát màng của phôi được diễn ra dễ dàng từ đó làm tăng tỉ lệ thành công của các ca IVF.

Tin tức

Ngày xuất bản: 10/08/2022

Bệnh thận là kẻ giết người thầm lặng, chẳng những thế còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhất là trong những ngày dịch “COVID-19” đầy lo âu này, chúng ta thường thấy xuất hiện trên mặt báo hàng ngày nhiều trường hợp tử vong do COVID-19 trên những người có bệnh nền là suy thận mạn hoặc chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng.

Tin tức

Ngày xuất bản: 10/08/2022

Bệnh thận mạn ít được phát hiện sớm, đa phần được phát hiện đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, cần đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh này, phát hiện sớm sẽ giúp cho có biện pháp dự phòng và điều trị để làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn tính.