Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng
Khi được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo bên ngoài cơ thể, màng zona pellucida (ZP) bao bọc bên ngoài phôi có hiện tượng bị dày lên bất thường, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình thoát màng và làm cổ trong tử cung của phôi, từ đó dẫn tới ảnh hưởng tới tỉ lệ mang thai cho các ca IVF. Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng được nghiên cứu và phát triển nhằm giúp quá trình thoát màng của phôi được diễn ra dễ dàng từ đó làm tăng tỉ lệ thành công của các ca IVF.
1. Hỗ trợ phôi thoát màng (AH_Assisted Hatching)
Nội dung bài viết
2. Quá trình phát triển của màng Zona pellucida(ZP)
Ở người, bình thường trứng và tinh trùng thụ tinh để tạo thành hợp tử trong vòi trứng. Sau đó, hợp tử sẽ đi theo vòi trứng vào buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển vào buồng tử cung, hợp tử bắt đầu phân chia thành phôi.
Trong quá trình di chuyển, phôi được bảo vệ bằng một màng bảo vệ bên ngoài gọi là màng trong suốt, tên khoa học là zona pellucida ZP. Màng này được tạo thành bởi một phức hợp các protein do tế bào trứng tiết ra. Dưới kính hiển vi, màng trong suốt (ZP) là một quầng trong suốt bao xung quanh trứng và phôi.
Để có thể tiếp xúc với nội mạc tử cung và bám vào đấy để làm tổ, vào khoảng ngày thứ 6 sau thụ tinh, phôi phải chui ra khỏi lớp màng bảo vệ này, hiện tượng làm tổ mới có thể xảy ra.
Dựa trên giả thuyết về sự bất thường có thể có của màng trong suốt và sự thoát màng của phôi trong khi thực hiện nuôi cấy phôi trong TTTON, các nhà khoa học phát triển các kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi, giúp phôi dễ thoát ra ngoài và làm tổ vào tử cung hơn. Vào năm 1989, Giáo sư Cohen và các cộng sự (Mỹ) chứng minh rằng việc tạo một lỗ thủng trên ZP sẽ giúp phôi TTTON thoát màng dễ hơn và tỉ lệ làm tổ của phôi sẽ cao hơn. Và kỹ thuật này được các tác giả đặt tên là kỹ thuật “hỗ trợ thoát màng” (Assisted Hatching).
Sau đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên toàn thế giới để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật hỗ trợ thoát màng trong TTTON. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hỗ trợ thoát màng nói chung giúp làm tăng tỉ lệ phôi làm tổ và tỉ lệ có thai của TTTON. Cho đến nay, hầu hết các trung tâm TTTON trên thế giới đều thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng trước khi chuyển phôi.
3. Lợi ích từ kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng
Các báo cáo trên thế giới cho thấy rằng mặc dù kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng được thực hiện rộng rãi cho hầu hết các ca, trong một số trường hợp cụ thể sau tỉ lệ có thai có thể cải thiện rất nhiều nhờ hỗ trợ phôi thoát màng:
- Bệnh nhân thất bại nhiều lần mặc dù chất lượng phôi tốt
- Bệnh nhân có phôi có màng trong suốt dày bất thường
- Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh
- Bệnh nhân ít phôi, lớn tuổi
- Bệnh nhân thực hiện kỹ thuật trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM)
- Bệnh nhân có tăng FSH (buồng trứng suy giảm chức năng)
→Hỗ trợ phôi thoát màng có thể giúp tỉ lệ thai lâm sàng khi thực hiện TTTON tăng lên khoảng 1,3 lần so với bình thường. (Cochrane et al 1990)
4. Các phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng hiện nay
- Hỗ trợ phôi thoát màng bằng cơ học
- Hỗ trợ phôi thoát màng bằng hóa chất
- Hỗ trợ phôi thoát màng bằng enzyme Tyrode
- Hỗ trợ phôi thoát màng bằng Laser
(Huai L. Feng et al 2009)
Tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ của phôi của nhóm áp dụng kỹ thuật hỗ trợ thoát màng đều cao hơn so với nhóm đối chứng và sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê, từ đó cho thấy hiệu quả mang lại của kỹ thuật được chứng minh.
Thông qua kết quả trên ta có thể thấy kỹ thuật sử dụng Laser mang lại hiệu quả cao nhất về tỉ lệ làm tổ của phôi, tỉ lệ có thai và tỉ lệ thai lâm sàng so với các phương pháp còn lại hiện nay.
5. So sánh hiệu quả hỗ trợ phôi thoát màng một phần và thoát hoàn toàn bằng phương pháp Laser (E. Mantoudis et al 2001)
Vào năm 2001, E.Mantoudis cùng cộng sự đã nghiên cứu về hiệu quả của các cách hỗ trợ phôi thoát màng khác nhau bằng việc sử dụng hệ thống hệ thống laser (LAH). Các cách thức mà các nhà khoa học đã thực hiện bao gồm : Làm thủng một lổ hổng trên màng ZP, làm mỏng một lỗ trên màng ZP, làm mỏng ¼ màng ZP:
Kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được thể thông qua bảng tổng kết phía dưới, từ bảng kết quả chúng ta thấy được việc làm mỏng ¼ màng ZP mang lại hiệu quả cao hơn các phương pháp còn lại.
Hiện nay, công nghệ hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser ngày càng phát triển, với những công nghệ laser khác nhau: đơn điểm, đa điểm, đa xung đã mở ra nhều hướng nghiên cứu khác nhau cho lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
Tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết:
“A comparison between quarter, partial and total laser assisted hatching in selected infertility patients”; E.Mantoudis et al; 01-Oct-2001
In Vitro Fertilisation in the 1990s; Elisabeth Hildt, Dietmar Mieth
A retroprospective study comparing three different assisted hatching techniques; Ph.D Huai L.Feng et al; 2008
Trích nguồn: http://thutinhtrongongnghiem.com.vn/kien-thuc/ky-thuat-ho-tro-phoi-thoat-mang-48.html
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.