MỚI

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và những dấu hiệu cần chú ý

Ngày xuất bản: 03/06/2023

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp có sự khác nhau giữa các hiệp hội, điều này là do để chẩn đoán một trường hợp tăng huyết áp là thách thức rất lớn vì có sự liên quan chặt chẽ giữa giá trị huyết áp và các biến cố tim mạch. Vì vậy, xác định mức huyết áp bình thường và mức tăng huyết áp không phải là một việc dễ dàng. Tăng huyết áp được định nghĩa là khi mức huyết áp điều trị có lợi một cách rõ ràng so với nguy cơ có hại qua các thử nghiệm lâm sàng. 

1. Đại cương và một số tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

1.1 Một số định nghĩa:

  • Huyết áp (HA) là áp lực máu lưu thông tác động lên thành mạch
  • Các thành phần tạo nên HA: Sức bóp của tim Thể tích tuần hoàn (tiền gánh) Sức cản thành mạch (hậu gánh)
  • Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tăng tới mức có thể gây ra tổn thương các cơ quan đích như võng mạc, não, tim, thận, mạch máu lớn…
  • Định nghĩa tăng huyết áp: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội THA quốc tế đã thống nhất quy định gọi là THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
  • Chẩn đoán bằng cách đo huyết áp đúng theo quy trình có: HA tối đa ≥ 140 mmHg hoặc HA tối thiểu ≥ 90mmHg hoặc Đang được uống thuốc điều trị hạ huyết áp.

1.2 Đo huyết áp đúng

– Ngồi nghỉ ngơi trước khi đo, ít nhất 15 phút, tránh vận động khi đo huyết áp

– Tuyệt đối không được dùng chất kích thích trước 2 giờ

– Sử dụng huyết áp điện tử hay huyết áp thủy ngân.

– Sử dụng bao đo huyết áp chuẩn, phù hợp với cánh tay của bệnh nhân (trung bình rộng 12-13cm và  dài 35cm ).

– Quấn bao phía trên nếp khuỷu # 2cm, đảm bảo ngang mức với  vị trí của tim

– Sử dụng tiếng Korotkoff thứ 1 và thứ 4 để xác định huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

– Đo ít nhất hai lần, đo ở hai cánh tay, đo lại vài lần sau khi nghỉ >5 phút nếu chênh lệch giữa hai lần đo đầu >10mmHg.

– Đo ở tư thế tốt nhất là  ngồi ghế tựa, đặt tay trên bàn, khuỷu ngang mức tim.

– Có thể đo huyết áp ở các tư thế nằm, ngồi, đứng nhất  Đối với người già và đái tháo đường đo huyết áp ở cả tư thế đứng để xác định hạ huyết áp tư thế.

 Các cách đo huyết áp khác

Theo dõi Huyết áp 24 giờ (Ambulatory BP Measurements) và đo tại nhà được khuyến cáo để xác định mức tăng huyết áp và khởi đầu điều trị phù hợp. 

Nên được chỉ định khi:

  • Huyết áp có khác biệt đáng kể giữa các lần đo huyết áp ;
  • Đo được mức huyết áp cao trong khi nguy cơ tim mạch của bệnh nhân thấp;
  • Có  khác biệt nhau giữa huyết áp đo ở nhà và bệnh viện,
  • Theo dõi bệnh nhân có  tăng huyết áp kháng trị -> đánh giá kiểm soát huyết áp;

 1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp theo tổ chức y tế thế giới – WHO

  • Ngưỡng bình thường khi đo huyết áp tại bệnh viện khác biệt với các giá trị ngưỡng bình thường của các biện pháp đo huyết áp· khác.

Cách đo HA

HA tâm thu 

HA tâm trương

Tại phòng khám 

≥140

≥90

Theo dõi HA 24 giờ

130

80

Ban ngày

135

85

Về đêm

120

70

Tại nhà

135

85

 1.4 Phân độ tăng huyết áp theo các hiệp hội

Phân độ theo hội tim mạch châu âu ESC 2018/ Phân hội tăng huyết áp Việt Nam 2018

Phân độ THA

HA tối đa

HA tối thiểu

HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

120 – 129

80 – 84

HA bình thường cao

130 – 139

85 – 89

THA giai đoạn I

140 – 159

90 – 99

THA giai đoạn II

160 – 179

100 – 109

THA giai đoạn III

≥ 180

≥ 110

Theo Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States, Joint National Committee- JNC) – JNC 7

STT

Phân loại

Huyết áp

1

Bình thường

< 120/80 mmHg

2

Tăng huyết áp

120–139 / 80–89 mm Hg

3

Giai đoạn 1

140–159 mmHg (tâm thu) hoặc 90–99 mmHg (tâm trương)

4

Giai đoạn 2

≥ 160 mmHg (tâm thu) hoặc ≥ 100 mmHg (tâm trương)

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo ACC/AHA 2017

Nguồn  2017 ACC/AHA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults.

Phân loại

Huyết áp

Huyết áp bình thường

< 120/80 mmHg

Huyết áp bình thường cao

120–129/< 80 mm Hg

Tăng huyết áp độ 1

130-139 mmHg (huyết áp tâm thu)

HOẶC

80-89 mmHg (huyết áp tâm trương)

Tăng huyết áp độ 2

≥ 140 mmHg (huyết áp tâm thu)

HOẶC

≥ 90 mmHg (huyết áp tâm trương)

1.5 Cách theo dõi huyết áp đúng

Huyết áp (HA) đo lần đầu tiên

Thời gian cần đo lại và theo dõi định kỳ

HA tối đa

HA tối thiểu

< 80

< 60

Nên khám lại tại bệnh viện, nguy cơ tụt huyết áp

< 130

< 85

Kiểm tra lại sau 1 – 2 năm

130 – 140

85 – 90

Kiểm tra lại sau 6 tháng – 1 năm

≥ 140

≥ 90

Đưa vào chương trình quản lý tại xã

140 – 160

90 – 100

Kiểm tra sau 1-2 tháng, đo 1 tháng/lần

≥ 160

≥ 100

Khẳng định có TĂNG HUYẾT ÁP

160 – 180

100 -110

Kiểm tra lại sau 2 tuần – 1 tháng

≥ 180

≥ 110

Kiểm tra lại ngay, kiểm tra lại trong vòng 1 tuần tùy theo tình trạng bệnh

2. Các biểu hiện lâm sàng khác của tăng huyết áp

2.1 Cơn tăng huyết áp

• Cơn tăng huyết áp:
Là tình trạng tăng HA nặng và tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cơ quan đích (tim, mạch máu, thận, mắt, não). Thường thì HA tâm thu > 180mmHg, HA tâm trương > 120mmHg. Gồm 2 loại: THA cấp cứu (THA tiến triển nhanh, THA ác tính)  và THA khẩn cấp.

• Tổn thương cơ quan đích bao gồm:

– Bệnh não do Tăng huyết áp, Tai biến mạch máu não (nhồi máu não cấp, xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện). Hội chứng vành cấp, Phình bóc tách động mạch chủ, suy tim cấp +/- phù phổi. Suy thận cấp, Suy thận tiến triển nhanh.Sản giật/ Tiền sản giật

Tăng huyết áp cấp cứu: Là tăng HA nặng với các bằng chứng của tổn thương cơ quan đích cấp tính, tiến triển, gồm 2 dạng THA tiến triển nhanh (hypertensive accelarated) và THA ác tính (hypertensive malignant):

  • Tăng huyết áp tiến triển nhanh: Định nghĩa là khi huyết áp tâm thu >= 210 mmHg và huyết áp tâm trương >= 130 mmHg cùng với sự hiện diện của đau đầu, nhìn mờ (blurred vision), dấu hiệu thần kinh khu trú.
  • Tăng huyết áp ác tính: THA cấp cứu kèm sự hiện diện của phù gai thị.
  • Tăng HA khẩn cấp (urgencies): Là THA nặng mà không có bằng chứng của tổn thương cơ quan đích cấp tính và đang tiến triển.
    Thường đi kèm với HA tâm trương >= 120 mmHg. (Slide: THA cao hơn độ 2 JNC 7, thường HATTr >120 mmHg, gặp ở 1% bệnh nhân, thường do kiểm soát HA chưa tốt).
    •THA ác tính: THA cấp cứu kèm phù gai thị.

2.2  Tăng huyết áp áo choàng trắng (White-coat hypertension): là tình trạng khi đến khám bệnh, đo được huyết áp cao hơn mức huyết áp mà bệnh nhân đo hằng ngày ở nhà (do lo lắng…)

2.3  Tăng huyết áp ẩn dấu (masked hypertension):

Là tình trạng HA đo ở điều kiện bình thường bên ngoài cao nhưng khi đi khám thì đo huyết áp bình thường.
Những yếu tố ảnh hưởng: người trẻ, giới nam, hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể lực, THA do hoạt động, lo lắng, stress công việc, béo phì, đái tháo đường, CKD, tiền căn gia đình THA.

Xem thêm: Tăng huyết áp: Định nghĩa, phân loại, phương pháp chẩn đoán

facebook
59

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên gia