MỚI

Thuốc gắn acid mật: từ cơ chế đến chỉ định lâm sàng

Ngày xuất bản: 21/04/2023

Thuốc gắn acid mật là các polyme lớn liên kết các acid mật tích điện âm và muối mật trong ruột non, làm mất vai trò của các chất này. Trong quá trình tiêu hóa bình thường, acid mật được tiết ra trong mật từ gan và túi mật vào ruột. Các acid mật làm nhũ hóa các chất béo và lipid có trong thực phẩm, tạo điều kiện cho việc hấp thụ chất béo và vitamin hòa tan trong mỡ từ chế độ ăn uống.

1.Cơ chế tác dụng

  • Thuốc gắn acid mật là các polyme lớn liên kết các acid mật tích điện âm và muối mật trong ruột non, làm mất vai trò của các chất này.
  • Trong quá trình tiêu hóa bình thường, acid mật được tiết ra trong mật từ gan và túi mật vào ruột. Các acid mật làm nhũ hóa các chất béo và lipid có trong thực phẩm, tạo điều kiện cho việc hấp thụ chất béo và vitamin hòa tan trong mỡ từ chế độ ăn uống. Một phần chính của acid mật được tiết ra được tái hấp thu từ ruột và trở về gan thông qua tuần hoàn cửa, tạo nên chu kỳ ruột gan. Tuy nhiên, khoảng 5% không được tái hấp thu và acid mật bổ sung được tổng hợp từ cholesterol của gan.
  • Khi acid mật giảm, cholesterol trong gan được chuyển thành acid mật và có sự tăng bù trừ các thụ thể LDL. Đơn trị liệu với thuốc gắn acid mật làm giảm LDL xuống 5-30% phụ thuộc vào liều.
  • Việc giảm hàm lượng cholesterol trong tế bào gan thúc đẩy sự gia tăng các thụ thể LDL và tăng thanh thải LDL khỏi tuần hoàn.
  • Giảm LDL-C thường thấy rõ trong vòng 2 tuần với colesevelam và 1 tháng với colestipol và cholestyramine.



Cơ chế tác dụng của thuốc

2.Chỉ định

Các thuốc gắn acid mật được chỉ định để giảm LDL khi dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với statin để giảm LDL-C tăng ở những bệnh nhân bị tăng lipid máu nguyên phát.

3.Chống chỉ định

  • Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử tắc ruột, tắc nghẽn đường mật hoàn toàn, tăng triglyceride lớn hơn 500 mg/dL và có tiền sử viêm tụy do triglyceride hoặc quá mẫn.
  • Cholestyramine và colestipol là thuốc nhóm C đối với phụ nữ mang thai. Việc sử dụng thuốc trong khi mang thai hoặc cho con bú hoặc bởi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đòi hỏi cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng với nguy cơ đối với mẹ hoặc con.
  • Colesevelam là thuốc loại B dành cho bệnh nhân có thai và có thể sử dụng trong thai kỳ nếu cần thiết.

4.Liều dùng

4.1. Cholestyramine

Liều khởi đầu được đề nghị là 4 g, một hoặc hai lần mỗi ngày. Liều duy trì hằng ngày là 8-16 g, chia làm 2 lần. Cân nhắc tăng liều thuốc nếu mục tiêu điều trị không đạt được sau thời gian 4 tuần. Liều tối đa hằng ngày là 24 g, nên dùng thuốc cùng bữa ăn. Mặc dù thuốc được khuyến cáo dùng hai lần một ngày, cholestyramine có thể được dùng chia liều 1-6 lần trong ngày.

4.2. Colestipol

Liều khởi đầu nên là 5 g dạng hạt nhỏ một hoặc hai lần mỗi ngày hoặc hai viên 1g một lần hoặc hai lần mỗi ngày. Tăng liều 5 g dạng hạt nhỏ/24h hoặc 2 g dạng viên/24h cứ sau 1 – 2 tháng. Liều thường dùng là 5 – 30 g/24h dạng hạt nhỏ hoặc 2-16 g dạng viên/24h một lần hoặc chia liều.

4.3. Colesevelam

Liều dùng là sáu viên 625 mg mỗi ngày một lần hoặc chia làm hai lần. Thuốc nên được dùng cùng với bữa ăn và uống nhiều nước.Thuốc có thể được dùng cùng lúc với statin hoặc hai loại thuốc có thể dùng cách nhau. Colesevelam có khả năng và ái lực với acid mật lớn hơn so với cholestyramine hoặc colestipol, vì vậy thuốc có thể được sử dụng ở liều thấp hơn. Sau khi bắt đầu, nên kiểm tra lipid máu sau 4-6 tuần. Không có khuyến cáo cụ thể hoặc cách điều chỉnh liều khi dùng colesevelam cho bệnh nhân suy gan.
Xem thêm: Xuất viện trong ngày sau mổ thoát vị bẹn và cắt túi mật nội soi

5.Tác dụng không mong muốn

Chất gắn acid mật có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng táo bón từ trước. Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóa khi dùng thuốc gắn acid mật nên dùng liều ban đầu thấp. Khi bị táo bón, tăng lượng chất lỏng và chất xơ trong khẩu phần ăn. Tác dụng không mong muốn ít gặp hơn bao gồm khó chịu ở bụng, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn.

Thuốc gắn acid mật không được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày, rối loạn vận động đường tiêu hóa khác, ở những người đã phẫu thuật đường tiêu hóa lớn hoặc những người có nguy cơ bị tắc ruột và những người bị tắc nghẽn đường mật hoàn toàn.

Chất gắn acid mật có thể làm tăng triglyceride. Ví dụ, colesevelam có thể làm tăng triglyceride lên 5% ở những bệnh nhân bị tăng lipid máu nguyên phát; tuy nhiên, mức tăng trung bình của triglyceride là 18-22% đã được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2. Xét nghiệm nồng độ lipid lúc đói nên được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị thuốc gắn acid mật, 3 tháng sau khi bắt đầu, và cứ sau 6 – 12 tháng sau đó. Nên ngừng dùng thuốc gắn acid mật nếu triglyceride vượt quá 400 mg/dL.

Sử dụng thuốc gắn acid mật kéo dài có thể liên quan đến tăng khả năng chảy máu do giảm prothrombin máu và thiếu vitamin K. Ngoài ra, tình trạng giảm folate huyết thanh hoặc hồng cầu đã được báo cáo khi sử dụng cholestyramine và colestipol giảm folate huyết thanh hoặc hồng cầu mạn tính đã được báo cáo… Các chất gắn acid mật có thể làm giảm sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Bệnh nhân đang điều trị vitamin nên uống vitamin ít nhất 4h trước khi dùng các thuốc gắn acid mật
Xem thêm: Quy trình ERCP can thiệp-đặt stent đường mật-tụy

facebook
267

Bài viết liên quan

Tương tác thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia