MỚI

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Xử lý khiếm khuyết giao tiếp và rối loạn hành vi ở trẻ bị bại não đóng vai trò cốt lõi trong việc hỗ trợ trẻ có thể giao tiếp, tương tác với người khác và tham gia vào xã hội một cách hiệu quả. Bài viết sẽ cung cấp các can thiệp cho khiếm khuyết giao tiếp sớm và các cách xử lý rối loạn hành vi ở trẻ bại não dựa trên Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.Khả năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ, và cử chỉ trong giao tiếp thường bị ảnh hưởng bởi bại não. Các khó khăn về giao tiếp liên quan đến bại não có thể là từ nhiều yếu tố, phát sinh từ các khiếm khuyết về vận động, trí tuệ và cảm giác. Trẻ bại não có thể gặp những khó khăn từ nhẹ đến nặng khi muốn diễn đạt ý tưởng của mình. Trẻ thường được giới thiệu đến các dịch vụ Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) để tăng cường tối đa các kỹ năng giao tiếp của chúng.Sự phát triển ngôn ngữ từ sơ sinh đến 2 tuổi cho thấy nhiều cơ hội cho các can thiệp điều trị trong một khoảng thời gian quan trọng của sự hình thành phát triển ngôn ngữ. Sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng nói, nhận dạng giọng nói và sự hình thành từ xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của phát triển ngôn ngữ (Chorna, Hamm, Cummings, Fetters & Maitre, 2017).Một trong bốn trẻ bại não có rối loạn hành vi và tỷ lệ hành vi bất thường ở trẻ bại não cao gấp 2-4 lần so với bình thường (Novak và cộng sự, 2012).

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Lượng giá rối loạn vận động ở trẻ bị bại não là rất quan trọng để đưa ra các phương pháp xử lý hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Rối loạn vận động là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em bị bại não (cerebral palsy), ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hàng ngày của trẻ.Thông qua việc đánh giá định lượng các triệu chứng rối loạn vận động, các chuyên gia y tế có thể đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp nhất cho trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp xử lý có thể bao gồm các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục, sử dụng các thiết bị hỗ trợ và thuốc, hoặc thậm chí phẫu thuật.Ngoài ra, việc định lượng các triệu chứng rối loạn vận động cũng hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp xử lý mới, giúp cải thiện khả năng di chuyển và hoạt động hàng ngày của trẻ bị bại não.Tóm lại, định lượng và đánh giá các triệu chứng rối loạn vận động ở trẻ bị bại não là rất quan trọng để đưa ra các phương pháp xử lý hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc này cũng hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp xử lý mới để giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình.Bài viết dựa trên Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Để xử lý rối loạn vận động ở trẻ bại não có thể dùng thuốc và phẫu thuật. Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu và tập thể dục, các loại thuốc có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng rối loạn vận động, chẳng hạn như tiêm botulinum toxin A (BoNT-A), thuốc uống, baclofen trong màng tuỷ (ITB, Intrathecal baclofen). Nếu các biện pháp khác không hiệu quả, có thể cân nhắc phẫu thuật phá huỷ rễ cột sống lưng chọn lọc. Tuy nhiên, quyết định sử dụng phẫu thuật phải được đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng và đánh giá tình trạng của trẻ. Việc xử lý rối loạn vận động ở trẻ bị bại não là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục, thuốc hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ và phải được xem xét kỹ lưỡng và thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế. Bài viết dựa trên Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Đau ở trẻ bại não là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các trẻ bại não gặp phải và có tới 75% trẻ bại não bị đau mãn tính.Trẻ bại não giống như trẻ bình thường có thể bị đau đầu, đau chu kỳ và các nguyên nhân gây ra đau thường gặp khác. Đau xuất hiện từ cơ, khớp và xương rất thường gặp. Đau cấp tính khởi phát đột ngột, được cảm thấy ngay sau chấn thương, có thể nặng và thường kéo dài một thời gian ngắn. Đau cấp tính thường dưới 30 ngày và có thể do các can thiệp y tế, bệnh và chấn thương (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013). Đau mạn tính thường kéo dài quá thời gian làm lành bình thường và thường dài hơn 30 ngày. Đau mạn tính cũng có thể do bệnh, chấn thương, các kích thích đau lặp đi lặp lại hoặc khó lành sau chấn thương (Penner, Xie, Binepal, Switzer, & Fehlings, 2013) Đối với một số trẻ, tăng trương cơ, co cứng hoặc loạn trương lực có thể là một yếu tố quan trọng góp phần gây đau. Loại đau này, thường được gọi là đau cơ xương khớp có thể ở vùng lưng, cổ, cổ chân/bàn chân, vai, gối, háng và Một nguồn gây đau mạn tính khác là đau dạ dày ruột, thường do trào ngược dạ dày- thực quản thứ phát sau thay đổi chức năng cơ của thực quản hoặc cơ vòng thực quản dưới và biến dạng của cột sống (vẹo cột sống). Ngoài ra, các vấn đề với ống thông dạ dày có thể gây ra đau. Đau do thủ thuật y tế, các thủ thuật được xác định là có khả năng gây đau, thường gặp ở các trẻ bại não bao gồm cả tiêm. Hơn nữa, nhiều hoạt động cuộc sống hàng ngày như mặc/cởi quần áo cho trẻ, được nâng đỡ và kéo dãn trợ giúp hàng ngày có thể gây đau. Đau răng, do khó giữ vệ sinh răng miệng tốt hoặc trào ngược dạ dày thực quản (gây ra tình trạng ăn mòn men răng và sâu răng thứ phát) cần được xem xét đặc biệt.Bài viết dựa trên Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Giật cơ (myoclonus) là dấu hiệu lâm sàng đặc trưng bởi những cử động không chủ ý nhanh, ngắn do sự co cơ hoặc ức chế co cơ. Giật cơ được phân loại dựa trên biểu hiện lâm sàng, kết quả thăm khám và khảo sát điện sinh lý thần kinh lâm sàng và nguyên nhân. Bài viết dưới đây trình bày về phân loại giật cơ dựa theo sinh lý và giải phẫu chức năng của não bộ

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Dị dạng Chiari (Chiari Malformation) được xem là một tật bẩm sinh, mặc dù các bệnh mắc phải của tình trạng này đã được chẩn đoán. Bệnh khá hiếm gặp, tỷ lệ lưu hành bệnh thấp hơn 1/1000 dân số. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh được phát hiện tình cờ khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khi điều trị các bệnh khác. Dưới đây trình bày các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị dị dạng Chiari

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Dị dạng Chiari (Chiari Malformation) được xem là một tật bẩm sinh, mặc dù các bệnh mắc phải của tình trạng này đã được chẩn đoán. Giáo sư giải phẫu bệnh người Đức, Hans Chiari, đã đầu tiên mô tả những bất thường của não bộ ở vị trí chẩm cổ vào những năm 1890. Ông phân loại thứ tự theo mức độ nghiêm trọng: loại I, II, III và IV. Thuật ngữ “Arnold - Chiari” sau đó được áp dụng cho dị dạng Chiari loại II. Những dị dạng này cùng với rỗng tủy sống hay tủy sống ứ nước (syringomyelia / hydromyelia) là hai tật thường kết hợp chặt chẽ với nhau, sẽ được mô tả dưới đây.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Giật cơ (myoclonus) là dấu hiệu lâm sàng đặc trưng bởi những cử động không chủ ý nhanh, ngắn do sự co cơ hoặc ức chế co cơ. Co cơ gây ra giật cơ dương tính, trong khi ức chế co cơ gây ra giật cơ âm tính (run vẫy). Bệnh nhân thường mô tả giật cơ là “giật”, “lắc” hoặc “co thắt”. Giật cơ được phân loại dựa trên biểu hiện lâm sàng, kết quả thăm khám và khảo sát điện sinh lý thần kinh lâm sàng và nguyên nhân.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Giật cơ (myoclonus) là dấu hiệu lâm sàng đặc trưng bởi những cử động không chủ ý nhanh, ngắn do sự co cơ hoặc ức chế co cơ. Các hướng dẫn khảo sát một bệnh nhân giật cơ có thể chia làm 4 phần: – Xác định hội chứng dựa trên đặc điểm lâm sàng. – Cận lâm sàng hỗ trợ. – Điện sinh lý thần kinh lâm sàng – Xét nghiệm cho các nguyên nhân hiếm gặp.

Tin tức

Ngày xuất bản: 28/05/2023

Đột quỵ não là một nhóm bệnh gây tử vong và tàn tật đứng thứ hai trên thế giới. Rối loạn nuốt là vấn đề thường gặp ở Người bệnh đột quỵ cấp. Rối loạn nuốt làm ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và mất nước với tỷ lệ 36%. Việc quản lý rối loạn nuốt không những giúp hạn chế nguy cơ viêm phổi hít sặc mà còn giúp giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong. Dưới đây xin trình bày ảnh hưởng của rối loạn nuốt, cách đánh giá rối loạn nuốt và can thiệp dinh dưỡng.
Trang
của 13